Đặc điểm sinh học cá bè đưng

Cá bè đưng là loại cá thịt trắng, thơm ngon, chứa nhiều chất dinh dưỡng như đạm, sắt, chất béo, Omega 3 –EPA, Omega 3 –DHA, Omega6 –AA Ngoài ra, đây là loại cá có giá trị kinh tế cao, được thị trường nội địa ưa chuộng.

Cá bè đưng là loại cá thịt trắng, thơm ngon, chứa nhiều chất dinh dưỡng. Ngoài ra, đây là loại cá có giá trị kinh tế cao, được thị trường nội địa ưa chuộng.

Ở Việt Nam, cá bè đưng chỉ phân bố ở huyện Vạn Ninh (tỉnh Khánh Hòa) và đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang). Loại cá này đã được người dân ở 2 địa phương trên nuôi thương phẩm bằng nguồn giống đánh bắt ngoài tự nhiên. Nhưng nguồn giống này ngày càng khan hiếm, một số địa phương ven biển đã nhân giống thành công và được nuôi thương phẩm. Điều này đã tạo tiền đề cho việc mở rộng quy mô và đa dạng hóa đối tượng nuôi biển, thúc đẩy phát triển kinh tế biển.

Do đó nghiên cứu này nhằm tìm hiểu sự phát triển của buồng trứng ở cá, đặc biệt là đặc điểm các giai đoạn phát triển noãn bào, hệ số thành thục giúp xây dựng chế độ dinh dưỡng thích hợp trong quá trình nuôi vỗ. 

Cá bố mẹ được cho ăn cá tươi hàng ngày với khẩu phần bằng 3 - 5% khối lượng thân. Cá cái có khối lượng trung bình 800±200 g, chiều dài trung bình từ 40±5 cm được bắt ngẫu nhiên để thu mẫu buồng trứng và đo kích thước. 

Hệ số thành thục (GSI) là một chỉ số quan trọng, đánh giá mức độ chín muồi của tuyến sinh dục. Thông qua GSI, chúng ta có thể dự báo, theo dõi quá trình phát triển của các tế bào sinh dục
Chỉ số GSI đạt cực đại vào tháng 6 (3,05 ± 0,64 %), sau đó giảm dần ở các tháng tiếp theo và thấp nhất vào tháng 12 (0,85 ± 0,59 %). Sau đó, GSI bắt đầu tăng trở lại theo chu kỳ. Nhìn chung GSI thay đổi theo mùa và dao động trong phạm vi từ 0,85 đến 3,05%.
Từ số liệu về GSI và quan sát thực địa, chúng ta có thể nhận định rằng cá bè đưng là loài sinh sản quanh năm, nhưng mùa vụ sinh sản chính là từ tháng 3 đến tháng 9.
Biểu đồ thể hiện sức sinh sản cá bè đưng
Trong buồng trứng hiện diện các noãn bào ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Điều này chứng tỏ đây là loài cá đẻ nhiều lần trong năm.
Trong nghiên cứu này, đàn cá cái thu được có buồng trứng ở giai đoạn II, III, IV và V.
Giai đoạn VI là giai đoạn sau khi cá đẻ, ngay sau đó buồng trứng trở về giai đoạn II, III hoặc IV tùy theo loài hoặc tùy vào mùa vụ sinh sản. 
Giai đoạn II: Buồng trứng có kích thước nhỏ, có màu hồng nhạt, là màu của các mạch máu chạy dọc và có những tia nhỏ chạy về các lườn bên. Trong buồng trứng hiện diện đa số các noãn bào đang ở thời kỳ sinh trưởng chất và biến đổi nhân.
Giai đoạn III: Buồng trứng tăng lên về mặt thể tích, hai phần buồng trứng đã tách ra. Buồng trứng có màu vàng nhạt, săn chắc và đàn hồi. Trong buồng trứng tồn tại các noãn bào đang thời kỳ tích lũy noãn hoàng và các noãn bào đang ở giai đoạn sinh trưởng chất. Đây là giai đoạn kéo dài nhất trong chu kỳ phát triển của buồng trứng
Giai đoạn IV: Kích thước buồng trứng đạt tối đa, màu vàng tươi. Đặc trưng ở giai đoạn này là sự thành thục hoàn toàn của trứng được xác định bởi sự lệch tâm của nhân. Trong buồng trứng tổn tại nhiều noãn bào ở các thời kỳ phát triển khác nhau. Giai đoạn V: Buồng trứng đang ở thời kì sinh sản. Các noãn bào đã rụng và rơi vào xoang buồng trứng. Dùng tay vuốt nhẹ trứng có thể chảy ra ngoài với các tế bào trứng rời rạc. Màng nhân đã tan biến.
Buồng trứng cá bè đưng
Buồng trứng cá bè đưng ở các giai đoạn phát triển khác nhau
A: Giai đoạn II- III (chưa thành thục); B: Giai đoạn IV-V (thành thục) 
Buồng trứng cá bè đưng
Tổ chức buồng trứng cá bè đưng ở các giai đoạn phát triển khác nhau trong chu kỳ sinh sản. A-giai đoạn II; B-giai đoạn III; C-giai đoạn IV; D-giai đoạn V
Thành phần sinh hóa của buồng trứng thay đổi theo giai đoạn phát triển. Hàm lượng protein cao hơn ở giai đoạn thành thục, trong khi lipid, tro và ẩm lại cao hơn ở giai đoạn chưa thành thục. 
Kích thước noãn bào ở giai đoạn thành thục đạt 328,5 ± 25,60 µm. Sức sinh sản tuyệt đối trung bình đạt 121.174 ± 66.842 trứng/cá cái. Sức sinh sản tương đối trung bình đạt 107.607 ± 49.916 trứng/kg cá cái. 
Kết quả từ nghiên cứu góp phần nắm rõ quy luật phát triển của buồng trứng và những thay đổi về tổ chức học trong chu kỳ sinh sản là một trong những thông tin rất cần thiết cho biết hoặc có thể dự báo trạng thái thành thục của cá cái, cũng như phục vụ cho công tác quản lý đàn cá bố mẹ.
Phạm Quốc Hùng và ctv (2018). Nghiên cứu đặc điểm sinh học buồng trứng cá bè đưng, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy sản ĐH Nha Trang, Research paper, 25/01/2020
Đăng ngày 01/11/2021
Như Huỳnh
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 12:04 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 12:04 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 12:04 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 12:04 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 12:04 16/11/2024
Some text some message..