Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi một số loài cá nước ngọt

Những năm gần đây, mô hình nuôi cá trong ao nước ngọt đang được các hộ nông dân Quảng Trị đặc biệt quan tâm do trong quá trình nuôi không đòi hỏi quá nhiều vốn, thời gian thu hồi vốn nhanh, có thể thu hoạch sản phẩm quanh năm và tận dụng được thức ăn sẵn có tại hộ gia đình. Tuy nhiên để canh tác có hiệu quả hơn, bà con nông dân cần nắm vững một số yếu tố kỹ thuật sau.

Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi một số loài cá nước ngọt
Một số loài cá nước ngọt như cá trắm trắng, cá trắm đen, cá rô phi, cá chép... được nuôi phổ biến.
I. Đặc điểm sinh học:

1. Cá trắm cỏ

- Tập tính sống: sống ở tầng giữa và tầng dưới, môi trường nước phải trong sạch, nơi gần bờ có nhiều cỏ nước, rong thuỷ sinh.

- Dinh dưỡng: Thức ăn chính là cỏ, lá, rau, bèo dâu, bèo tấm, lá ngô… Cá trắm cỏ cũng ăn các loại bột ngũ cốc như bột sắn, bột ngô, bột mì, bột gạo, bột đậu tương, cám gạo. Do vậy, có thể ứng dụng nhiều phương pháp nuôi: nuôi đơn, nuôi ghép trong ao.

- Sinh trưởng: Trong nuôi cá ao, cứ 40kg cỏ non thì tăng trọng được 1kg trắm cỏ và phân của trắm cỏ thải ra làm tăng trọng được 0,5kg cá khác. Cá trắm cỏ nuôi 1 năm đạt cỡ 0,7 - 1,5kg trung bình đạt 1kg/con, nuôi 2 năm đạt cỡ 2 - 3kg/con. Cá trắm cỏ chịu được lạnh, nhưng lại dễ bị mắc bệnh đốm đỏ và gây tử vong cao. Vì vậy, cần giữ gìn môi trường nước trong sạch và phát hiện trị bệnh kịp thời.

 2. Cá chép

- Tập tinh sống: Sống ở tầng đáy và tầng giữa.

- Dinh dưỡng: ăn động vật đáy như các loại giun, ốc, ấu trùng côn trùng, tôm lột xác … là chính. Tuy nhiên, cá có thể ăn các dạng hạt như ngô, đậu thóc đã nấu chín, các loại bã đậu, bã rượu và thức ăn công nghiệp.

- Sinh trưởng: Cá chép có khả năng chống chịu với môi trường khắc nghiệt cao hơn các loài cá khác. Trong ao, cá chép thường được nuôi ghép với tỷ lệ 5%, tối đa không quá 10%. Cá chép nuôi sau 1 năm có thể đạt 0,3 - 0,5kg/con, cá 2 tuổi nặng 0,7 - 1kg/con, cá 3 tuổi nặng 1 - 1,5kg/con. Cá tự đẻ trong ao và có thể cho đẻ nhân tạo dễ dàng.

3. Cá rô phi

- Tập tính sống: sống ở tầng giữa và tầng đáy, có thể sống trong môi trường nước ngọt và nước mặn. Cá rô phi chết rét ở nhiệt độ dưới 12oC, nên ao nuôi có cá rô phi cần giữ mức nước trên 1,5m trong các tháng mùa đông. Vì vậy khi bà con nuôi cá rô phi vào mùa đông thì cần phải làm ao trú đông cho cá.

- Dinh dưỡng: cá ăn tạp, thức ăn chủ yếu là mùn bã hữu cơ, các loại phân trâu, bò, lợn, gà. Cá cũng ăn các loài bèo tấm, bèo dâu, các loại tinh bột và thức ăn tổng hợp.

- Sinh trưởng: Cá rô phi đẻ tự nhiên nhiều lần trong ao (trừ mùa lạnh). Do đẻ nhiều lần làm tăng mật độ cá trong ao, ảnh hưởng đến quy cỡ cá thương phẩm. Để khắc phục tình trạng này chúng ta đang ứng dụng công nghệ di truyền để tạo ra một quần thể cá rô phi toàn đực (rô phi đơn tính) phục vụ sản xuất. Cá nuôi sau 1 năm đạt 1kg/con.

4. Cá chim trắng

- Tập tính sống: Thích sống ở tầng giữa và đáy, cá thường tập trung bơi từng đàn trong ao.

- Dinh dưỡng: cá ăn tạp, phổ thức ăn rộng như mùn bã hữu cơ, thực vật mục nát, bèo tấm, bèo dâu, rau muống, mầm lá non, giun, ốc, hến, cá tạp thức ăn nhân tạo …

- Sinh trưởng: Nuôi trong ao cá 6 - 7 tháng tuổi nặng 1 - 1,5kg/con. Cá chim trắng 3 tuổi thì thành thục sinh dục và đẻ trứng được.

5. Cá trê

- Cá trê sống ở tầng đáy, lúc còn nhá ăn động vật phù du, lúc lớn ăn các loại giun, côn trung, tôm cá tạp, xác bã động vật thối rữa và các chất bột ngũ cốc.

- Cá trê sống được trong môi trường khắc nghiệt, nước bẩn, thiếu oxy, pH thấp (môi trường xấu mà các loài cá khác không sống được). Ngoài tự nhiên thu được cỡ cá 0,2 - 0,4kg/con. Nuôi trong ao có thể cho cá trê ăn thêm cám gạo, ngô (70%) và cá tạp, bột cá (30%) nấu chín, đóng viên hoặc nắm lại rải ven ao, cho cá ăn vào buổi chiều tối.

6. Cá trắm đen

- Cá sống ở tần giữa và tầng đáy, rất ít lên trên mặt nước

- Cá trắm đen khi nhỏ ăn động vật phù du, ấu trùng chuồn chuồn, muỗi. Cá cỡ lớn chuyển sang ăn động vật nhất là ốc, hến, trai, sò nhỏ, tôm cua, khi đói cá có thể ăn cả quả rụng như sung, vả.

-Cá trắm đen thuộc loại cá cỡ lớn, nặng nhất tới 40-50kg. Cá thường đánh bắt được cỡ 2-3kg đến 4-5kg và có thể gặp những con 20-30kg. Cá lớn tương đối nhanh nhất là từ năm thứ 2 đến năm thứ 4. Trong điều kiện nuôi 1 năm thì cá trắm đen đạt kích cỡ 0,5kg, sau hai nuôi năm đạt trên 3kg và sau 3 năm nuôi đạt 5kg.

- Từ trước đến nay cá trắm đen hầu như chỉ được nuôi ghép trong ao từ 1-2 con/ 100m2 với mục đích tận dụng thức ăn dư thừa của các loài cá khác và các thức ăn có sẵn trong nước nên sản lượng và năng suất cá trắm đen không cao. Hiện nay, phương pháp nuôi cá trắm đen công nghiệp đang là một phương pháp mới và đem lại hiệu quả cao cho người nuôi.

II. Kỹ thuật nuôi

*Ao nuôi

- Ao nuôi cá nên có diện tích từ 500m2 trở lên, độ sâu ao  1,2 - 1,5m, ao nuôi chủ động cấp tháo  nước trong quá trình nuôi, bờ phải cao so với mực nước cao nhất trong năm là 0,3 - 0,5m.

-  Ao nuôi phải có hệ thống cấp và thoát nước chủ động, nguồn nước phải sạch không bị ô nhiễm nước thải sinh hoạt, công nghiệp, nguồn nước bị nhiễm phèn.

- Ao nuôi phải thoáng mát, đáy ao bằng phẳng và ít bùn (tốt nhất có lớp bùn từ 10 - 15cm).

- Ao nuôi nên làm theo hình chữ nhật hoặc hình vuông.

*Cải tạo ao nuôi

 Cải tạo ao là một khâu hết sức quan trọng trong quá trình chuẩn bị nuôi bởi sau một vụ nuôi toàn bộ chất thải, thức ăn dư thừa, mầm bệnh.. đều tích tụ ở đáy ao và ngấm vào trong nền đáy ao và bờ ao:

- Phát quang bụi rậm, tu sữa bờ ao, lấp hết hang hốc. Mặt ao không bị cớm rợp, đảm bảo thông thoáng nhằm tăng cường oxy hòa tan từ không khí vào nước.

- Tháo nước bắt hết cá tạp cá dữ, nạo vét bùn đáy ao.

- Bón vôi phụ thuộc vào pH đất của ao nuôi: đất có pH > 6 bón vôi với liều lượng 7 - 10 kg/100m2 ; đất có pH 5 - 6 bón với lượng 10 - 15 kg/100m2; đất có pH 4 - 5 bón với lượng 15 - 20 kg/100m2; phơi nắng từ 5 - 7 ngày, sau đó bón phân 20 - 30kg/100m2 (phân chuồng đã được ủ hoai).

- Lấy nước vào ao: nước khi lấy vào ao phải được lọc qua lưới mắt nhỏ tránh cá tạp, cá dữ theo vào ao nuôi hại cá và cạnh tranh thức ăn.

2. Chọn giống và thả giống:

* Chọn giống:

- Chất lượng giống tốt: cá khoẻ mạnh, bơi lội hoạt bát, phản ứng nhanh với tiếng động, không xây xát, không dị hình, không mầm bệnh, đồng đều kích cỡ.

- Kích cỡ giống: cá giống phải đảm bảo kích cỡ để khi nuôi đỡ bị hao hụt.

+ Cá mè, cá trắm: kích cỡ 12 - 15 cm.

+ Cá chép: kích cỡ 8 - 12 cm, cá rô phi: kích cỡ: 6 - 8cm.

+ Cá trắm đen: cỡ bé: >10cm/con

* Mật độ thả:

Tuỳ theo điều kiện ao nuôi, khả năng giải quyết thức ăn, phân bón, nguồn cá giống và nhu cầu tiêu thụ mà có thể chọn chủng loại cá gì làm đối tượng nuôi chính.

- Với những ao có chất đáy màu mỡ, nước ao có màu tốt, không bị ô nhiễm thì nên chọn cá mè là đối tượng nuôi chính.

- Với những ao khó gây màu nước, trong ao có nhiều rong, bèo cá và ở địa phương có cây làm thức ăn xanh thì nên chọn cá trắm cá là đối tượng nuôi chính.

+ Nếu nuôi cá trắm cá là chính: thì thả cá trắm cá 50%, các cá khác như mè trắng, mè hoa, chép, rô phi 50%

+ Nếu nuôi cá mè trắng là chính: thì thả cá mè trắng 60%, các cá khác như chép, mè hoa, trắm cá, rô phi 40%

+ Nếu nuôi cá trắm đen là chính: thì thả cá trắm đen 80%, các cá khác như  mè hoa, trắm cỏ, chép 20%

Mật độ thả ghép: tuỳ thuộc vào điều kiện của ao hồ và khả năng đầu tư chăm sóc quản lý mà thả nuôi cá với mật độ khác nhau. Tuy nhiên nên thả nuôi với mật độ: 0,7 - 1,5 con/m2 là thích hợp.

* Thả giống

- Tiến  hành tắm cho cá bằng nước muối 2 - 3% ( 200 -300g muối hào vào 10 lít nước sạch) trước khi thả cá xuống ao nuôi, mục đích để cho cá sạch mầm bệnh.

- Cách thả: Giống được thả vào sáng sớm, trước khi thả ngâm túi đựng cá trong ao 15 - 20 phút, mở miệng túi cho nước vào từ từ rồi thả cá ra ao, thả vị trí đầu hướng gió.

3. Thức ăn và chăm sóc quản lý

* Thức ăn: Có thể sử dụng thức ăn tự chế biến hoặc thức ăn viên (công nghiệp)

- Thức ăn chế biến: Bột ngô, cám gạo: 70 - 80%, đậu tương: 10 -15%, khô dầu, bã mắm: 5 - 10%. Tất cả nguyên liệu này được nghiền nhỏ trộn đều, cho nước vào đánh đều  nắm từng nắm nhỏ cho cá ăn và để thức ăn vào sàn ăn đặt cách đáy ao 10 -20 cm. Tuy nhiên trước khi cho cá ăn cần kiểm tra sàn thức ăn để xem cá có sử dụng hết thức ăn hay không để điều chỉnh lượng thức ăn

- Thức ăn xanh: cho ăn hàng ngày với liều lượng từ 25 - 35% trọng lượng cá.

- Thức ăn viên nổi của các nhà máy chế biến, chọn loại thức ăn có mùi thơm hấp dẫn với cá, hàm lượng đạm từ 30 - 40% , kích thước viên thức ăn thay đổi thích hợp kích cỡ của cá.

* Chăm sóc, quản lý

- Quản lý thức ăn: lượng thức ăn: tháng thứ nhất cho cá ăn 7 - 10% khối lượng cá trong ao. tháng thứ hai cho cá ăn 6- 7% khối lượng cá trong ao, từ tháng thứ 3 trở đi cho cá ăn 2 -3% khối lượng cá trong ao. Ngày cho cá ăn 2 lần ( sáng 6 - 7h. Chiều 17 -18h).

- Quản lý môi trường:

+ Định kỳ thay nước ao nuôi từ 20 - 30% lượng nước trong ao, sau khi thay nước nên bón vôi với liều lượng 1kg/ 100m3 nước nhằm ổn định môi trường ao nuôi để cá sinh trưởng  và phát triển tốt.

+ Vào những ngày mưa lớn theo dõi pH nước để có biện pháp bón vôi thích hợp

+ Theo dõi hoạt động bơi lội của cá, nếu buổi sáng  đến 8h thấy cá còn nổi đầu thì có biện pháp xử lý như thêm nước vào ao nuôi hoặc thay bớt nước.

III. Phòng bệnh và một số bệnh thường gặp ở cá

1.Phòng bệnh:

Để phòng bệnh cho cá, có hai yếu tố đặc biệt quan trọng là đảm bảo môi trường sống tốt và áp dụng chế độ ăn đầy đủ nhằm tăng sức đề kháng cho cá:

- Không cho ăn thức ăn thừa, ôi thiu hoặc bị ẩm mốc.

- Giữ nước ao trong sạch, không bị ô nhiễm.

- Trộn vitamin vào thức ăn ( theo hướng dẫn của nhà sản xuất) trong suốt thời gian nuôi để tăng cường sức khỏe cho cá.

- Khi thời tiết mưa nhiều, nhiệt độ thấp hay thời tiết thay đổi thì cần bón vôi nông nghiệp bằng cách hòa tan trong nước rồi tạt đều với liều lượng 1 - 2kg/100m2

2. Một số bệnh thường gặp ở cá:

Khi cá bị bệnh, cần áp dụng một số giải pháp trị bệnh trong thời gian sớm nhất để tránh dịch bệnh lây lan ảnh hưởng đến chất lượng chung của cả đàn.

* Bệnh xuất huyết đốm đỏ

- Triệu chứng bệnh:Cá kém ăn hoặc bá ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước. Có các đốm đá trên thân, vảy, vây xuất huyết rách nát. Cơ quan nội tạng xuất huyết, ruột xuất huyết hoại tử thối nát.

- Trị bệnh: Sử dụng thuốc kháng sinh Oxytetracycine để trộn cho cá ăn trong thời gian 7 ngày liên tục, liều lượng 3 - 5g/ 1kg thức ăn. Cho cá ăn 2 lần/ ngày.

* Bệnh nấm thủy my

- Triệu chứng bệnh: Trên da cá xuất hiện nhiều vùng trắng xám. Nấm phát triển như đám bông (để trong nước quan sát rá hơn ngoài khô). Trứng có màu trắng đục xung quanh có sợi nấm.

- Trị bệnh:

+ Bón vôi nông nghiệp (CaCO3) với lượng 2 -3 kg/100m2 ao.

+Tắm cho cá bằng muối sống trước khi thả cá xuống ao với nồng độ 2 - 3% (200 - 300g) muối/10 lít nước . Thời gian tắm 5 - 10 phút.

+ Tắm cho cá bằng thuốc tím (KMnO4) nồng độ 5 - 10g/ m3 nước. Thời gian tắm 15 - 30 phút.

* Bệnh trùng mỏ neo

- Triệu chứng bệnh: kém ăn, yếu, có hình mỏ neo trên da.

- Trị bệnh: theo dân gian, bà con có thể sử dụng lá xoan thả xuống ao với  khối lượng 5 - 7kg/ 100m2 sẽ có thể phòng bệnh hiệu quả.

* Bệnh trùng bánh xe

- Triệu chứng bệnh: Khi cá bị bệnh thường có dịch nhầy bám quanh thân, cá nổi lên mặt nước rồi chết. Cá hay bị ngứa ngáy.

- Trị bệnh: có thể sử dụng nước muối 2 - 3% tắm cho cá.

* Bệnh ngạt do thiếu khí

- Triệu chứng bệnh: Mỗi khi thay đổi thời tiết cá thường giảm ăn sau bỏ ăn, thiếu khí và khí độc nhiều gây chết ngạt cho cá nuôi.

- Trị bệnh: Khi nuôi cần xử lý môi trường ao nuôi bằng các chế phẩm sinh học thường xuyên và kịp thời cung cấp ô xy và nước sạch khi cần thiết. 

Để phòng trị các bệnh trên, cần chú ý cho cá ăn đầy đủ, phải giữ cho môi trường ao nuôi trong sạch, không có các nguồn bệnh xâm nhập vào ao bằng cách thay nước mới thường xuyên hoặc định kỳ thay nước.

IV. Thu hoạch

Sau một thời gian nuôi 7 - 8 tháng, có thể thu hoạch bớt những con cá đạt kích cỡ thương phẩm theo hình thức đánh tỉa. Trên 12 tháng nuôi tháo cạn ao để thu hoạch.

TTKN Quảng Tri
Đăng ngày 22/05/2019
Hồ Thị Nữ
Kỹ thuật

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 11:03 22/11/2024

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 16:45 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 16:45 23/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 16:45 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 16:45 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 16:45 23/11/2024
Some text some message..