Đặc sản khô cá vào mùa tết

Hiện các làng khô nổi tiếng ở huyện Chợ Mới, Thoại Sơn, Châu Đốc và An Phú (An Giang) đang vào mùa cao điểm chế biến phục vụ tết.

Khô cá lóc
Khô cá lóc

Đủ loại khô cá

An Giang được xem là nơi SX cá khô nổi tiếng ở ĐBSCL, như khô cá tra phồng, khô cá sặc bổi, khô cá lóc, khô rắn…mỗi năm có thể cung cấp cho thị trường và XK hàng trăm tấn khô các loại. Đặc biệt năm nay loại khô rắn SX tại Châu Đốc bán rất chạy.

Ông Nguyễn Phụng Hoàng, GĐ Cty TNHH MTV Bà Giáo Khỏe 55555 ở Châu Đốc – An Giang, chuyên SX loại khô rắn cung cấp thị trường tết cho biết: Năm nay, thị trường rất hút hàng loại khô rắn.

Tuy nhiên, thị trường biết đến loại khô này toàn là khách “vip”, vì giá khá cao từ 300-400 ngàn đồng/kg, loại đặc biệt lên tới 500 ngàn đồng/kg. Thời điểm này, Cty SX không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường, bởi nguồn nguyên liệu bị hạn chế, rắn nước, rắn bung súng, rắn râu, rắn chung, rắn hỗ hành… phải chuẩn bị từ tháng 7 đến tháng 11 mới có sản phẩm làm khô. Thời gian đó là mùa nước lũ, nguồn rắn có nhiều, đặc biệt mua từ Campuchia về mới đáp ứng đủ lượng hàng bán dịp tết.

Theo ông Hoàng, nếu làm khô rắn mà mua rắn sống trong nước về làm giá quá cao, không có lời, bình quân cứ 4 kg rắn thịt cho ra 1 kg khô rắn. Để có sản phẩm khô rắn rất kỳ công: Phải làm rắn sạch, lấy thịt sau đó đưa vào máy đánh cho nhuyễn rồi ép thành từng khoanh tròn, hay hình bầu dục (tùy theo thị hiếu của thị trường). Sau khi thấy thịt rắn làm khô, còn xương rắn bán 200 ngàn đồng/kg cho người chuyên nấu cao rắn. Mỗi năm chỉ làm được một mùa khô rắn vào dịp tết.

Về vùng chuyên làm khô cá ở xã Khánh An, thuộc huyện An Phú - An Giang, một làng nghề nổi tiếng với nhiều loại khô cá từ cá lóc đồng, cá lóc bông, cá tra đến cá sặc bổi, vào những ngày này, tàu ghe cập bến ăn hàng tấp nập. Hằng trăm lao động từ trẻ em đến người già lao động nhộn nhịp, kẻ đánh vảy, người mổ cá..., quần quật suốt ngày để kịp đưa lên giàn phơi, tạo ra sản phẩm cá khô kịp phục vụ dịp tết.

Giá cả không cao

Kể từ giữa tháng 10 âm lịch, là thời điểm nhộn nhịp nhất của nghề làm khô cá phục vụ tết. Trước đây, chỉ có một vài hộ làm khô cá lóc bán lẻ ngay tại chợ, nay món đặc sản này đã có mặt ở khắp nơi, kể cả trong siêu thị. Bình quân một tuần lễ mỗi hộ ở làng khô cá Khánh An cho ra lò từ 2 đến 4 tấn khô sặc. Cứ 2 kg cá sặc tươi cho ra một kg khô, bán với giá 160.000-180.000 đ/kg, còn vào những ngày tết giá có thể tăng lên 200.000 - 250.000 đ/kg.

Anh Huỳnh Văn Dũng, dân chuyên làm khô lâu năm ở xã Khánh An, huyện An Phú cho biết: Làng khô cá ở đây SX quanh năm, nguồn nguyên liệu dồi dào được nhập từ Thái Lan về qua cửa khẩu Campuchia.

Còn vào những tháng mùa lũ, lượng cá đồng trong nước phong phú, nên nguồn nguyên liệu được các hộ nuôi đem cá tươi đến tận nơi bán. Thông thường mỗi đợt mua cá để làm khô cá lóc, từ 5-10 tấn cá tươi, cả gia đình anh và 5 lao động, mỗi đợt SX trên 3-4 tấn khô, bán giá tại chỗ là 160.000 -220.000 đ/kg.

Còn ông Nguyễn Tấn Tài, chủ cơ sở khô cá lóc Kim Huê, ở huyện Chợ Mới – An Giang cho biết: “Vào những tháng gần tết như hiện nay, cơ sở ông tiêu thụ từ 800 -1 tấn tấn khô (ngày thường 250 - 300 kg khô). Thường thì 4kg cá lóc tươi được 1kg cá lóc khô và phải phơi trong 4 nắng mới xuất bán được.

Bà Phạm Thị Mây, chủ cơ sở khô cá lóc Năm Quýt, cho biết: “Để có miếng khô ngon, phải qua rất nhiều công đoạn như: Làm sạch, loại bỏ xương, ướp gia vị và đem phơi nắng. Trong đó, ướp gia vị rất quan trọng để tạo ra hương vị riêng của từng cơ sở và đây cũng là bí quyết gia truyền…”. Hầu hết những sản phẩm khô cá lóc ở An Giang đều được làm thủ công và phơi dưới ánh nắng mặt trời.

Giá khô cá năm nay vẫn như năm ngoái, bình quân từ 220.000 - 250.000 đ/kg (tùy cỡ lớn nhỏ). Tại chợ Long Xuyên, khô cá lóc Chợ Mới, An Phú và Thoại Sơn được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng nên bán rất chạy.  Chị Nguyễn Thị Hồng, chủ sạp khô tại chợ Long Xuyên cho biết, bình quân mỗi mùa tết, sạp khô của chị bán vài trăm ký khô cá lóc và sặc rằn. Hầu hết nguồn nguyên liệu chủ yếu được cung cấp ở các tỉnh ĐBSCL với số lượng lớn. Chị Hồng chia sẻ: “Ngon hay không là do công đoạn ướp gia vị, đó là bí quyết để tạo ra sản phẩm cá khô ngon của từng cơ sở”.

Báo Nông Nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 24/12/2013
LÊ HOÀNG VŨ
Chế biến

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:00 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 10:03 20/12/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 17:11 20/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:11 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 17:11 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 17:11 20/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 17:11 20/12/2024
Some text some message..