Đắk Lắk thả cá giống bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủy sản trên sông, hồ

Đắk Lắk là một trong 5 tỉnh Tây Nguyên có nhiều tiềm năng phát triển về nuôi trồng thủy sản nước ngọt và khai thác thủy sản nội đồng, với hơn 42.000 héc ta (ha) diện tích mặt nước. Trong đó mặt nước lớn (lớn hơn 05 ha) là 21.500 ha, gồm các hồ tự nhiên, hồ chứa thủy lợi, hồ thủy điện; mặt nước nhỏ (nhỏ hơn 05 ha) là 3.000 ha, gồm đập dâng, ao gia đình; ruộng trũng có khả năng nuôi cá mùa vụ là 8.500 ha; sông suối lớn với tổng diện tích mặt nước là 9.000 ha.

thả cá giống ở Đak lak

Hệ thống sông ngòi trên địa bàn tỉnh rất phong phú, đa dạng với mật độ bình quân 0,8 km/km2 và phân bố tương đối đồng đều. Trong phạm vi tỉnh có sông Srêpôk (thuộc hệ thống Sông Mê Kông) với chiều dài trên 125km, tổng diện tích lưu vực chiếm khoảng 4.200 km2; sông Krông Hin có chiều dài 130km với diện tích lưu vực 1.840 km2 và sông Krông H’Năng có chiều dài 80km với diện tích lưu vực 1.040 km2.

Để quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh, đồng thời triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg ngày 02/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 188/QĐ-TTg ngày 13/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Quyết định số 05/2011/QĐ-UBND ngày 21/01/2011 về việc quy định về một số khu vực, hình thức, ngư cụ, đối tượng thủy sản cấm khai thác và kích thước tối thiểu của các loài thủy sản được phép khai thác trong các vùng nước tự nhiên trên địa bàn tỉnh và ban hành Quyết định số 2473/QĐ-UBND ngày 29/10/2012 UBND về việc thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và Tổ Thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg và Quyết định số 188/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Trên địa bàn tỉnh, những người dân sống bằng nghề khai thác thủy sản quanh các thủy vực sông, hồ đa phần là những người dân nghèo, có thu nhập thấp, nên một số người dân đã sử dụng những phương pháp khai thác gây xâm hại nguồn lợi nhằm khai thác triệt để nguồn lợi thủy sản trên các thủy vực. Việc đánh bắt thủy sản bằng các ngư cụ cấm, ngư cụ hủy diệt vẫn còn xảy ra ở một số địa phương trong tỉnh; chính điều này đã làm cho nguồn lợi thủy sản suy giảm.

Do đó từ năm 2010 đến nay, bên cạnh công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong các hoạt động khai thác, Chi cục Thủy sản đã tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tiến hành thả cá bổ sung nguồn lợi xuống các thủy vực bằng nguồn ngân sách của tỉnh nhằm bổ sung, tái tạo một số loài thủy sản bản địa đã suy giảm, đồng thời đa dạng các loài thủy sản và giúp cho cộng đồng sống bằng nghề đánh bắt, khai thác thủy sản tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống hàng ngày của người dân góp phần trong công tác giảm nghèo, đảm bảo an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh.

tái tạo nguồn lợi

thả cá

Các loài thủy sản đã được thả bổ sung ở các thủy vực chủ yếu là một số loài cá bản địa và cá truyền thống như: cá thát lát, cá trắm cỏ, cá chép, cá mè, cá trôi, cá rô phi… Tổng số lượng các loài cá thả bổ sung cho các thủy vực trong 04 năm (từ năm 2010 đến năm 2013) trên 380.000 con.

Qua công tác thả cá bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủy sản, Chi cục Thủy sản đã tuyên truyền đến người dân một số quy định của pháp luật về lĩnh vực thủy sản để người dân hiểu và nghiêm túc thực hiện nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng và cả nước nói chung.

Sau 04 năm triển khai thực hiện Chương trình thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản của tỉnh, Chi cục Thủy sản Đắk Lắk đã tổ chức điều tra, thống kê sơ bộ ở một số thủy vực và phản hồi trực tiếp của người dân. Kết quả cho thấy sản lượng đánh bắt các thủy vực đã tăng lên đáng kể, góp phần nâng cao thu nhập hàng ngày của người dân sống bằng nghề khai thác thủy sản. Vì vậy, trong thời gian tới, cần tiếp tục thực hiện chương trình và mở rộng quy mô hơn nữa nhằm góp phần bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản, tạo sinh kế và  nâng cao đời sống cho cho cộng đồng ngư dân.

Chi cục Thủy sản Đắk Lắk
Đăng ngày 17/07/2013
Khánh Toàn
Môi trường

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Bảo vệ, phòng chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Bão lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Ao tôm
• 10:02 31/10/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 23:48 19/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 23:48 19/11/2024

Cá lồng đèn: Loài cá bé nhỏ thắp sáng một vùng đại dương

Dưới hàng trăm mét ở lòng biển tối tăm, một loài cá có kích thước “mi nhon” được đặt tên là cá lồng đèn. Loài cá này sở hữu khả năng kỳ diệu là điểm tô cơ thể bằng những ánh sáng màu xanh rực rỡ trong vùng nước sâu tối tăm của vùng biển chạng vạng.

Cá lồng đèn
• 23:48 19/11/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 23:48 19/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:48 19/11/2024
Some text some message..