Đảm bảo tôm giống tốt để vụ nuôi mới thành công

Trong nuôi tôm nước lợ, giống được xem là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất quyết định sự thành bại của vụ nuôi tôm mới. Do vậy đòi hỏi nông dân phải nắm được những vấn đề kỹ thuật then chốt.

tôm giống
Ảnh minh họa

Cách chọn tôm giống tốt

Trước hết, người nuôi tôm cần tìm hiểu kỹ và chọn mua tôm giống tại các cơ sở sản xuất tôm giống có uy tín (giống tốt, ít dịch bệnh, chất lượng ổn định). Tôm giống phải có giấy chứng nhận kiểm dịch âm tính đối với các loại mầm bệnh nguy hiểm như: đốm trắng, đầu vàng, bệnh còi,...

Tiếp theo, cần dựa vào các phương pháp kiểm tra trực tiếp để chọn những lô tôm giống tốt. Người nuôi tôm có thể lấy mẫu tôm giống từ đáy bể cho vào chén và khuấy nước chảy theo dòng, nếu tôm tập trung ở giữa chén là tôm yếu không nên chọn mua, do tôm có đặc tính bơi ngược dòng nước.

Cũng có thể dùng phương pháp kiểm tra sốc độ mặn bằng cách lấy lấy 40-50 con tôm giống cho vào cốc thủy sản tinh chứa 300ml nước lấy bể tôm giống. Hạ độ mặn đột ngột xuống còn 15 phần ngàn và theo dõi trong 30 phút, nếu tỷ lệ sống 100% là đạt yêu cầu. Hoặc dùng phương pháp sốc formol bằng cách thả 40-50 tôm giống vào cốc thủy tinh đựng dung dịch formalin nồng độ 100 ppm và theo dõi trong 30 phút, nếu tỷ lệ sống 100% là đạt yêu cầu.

Quan sát, chọn lựa các lô tôm giống có kích cỡ đồng đều; tôm giống có phản ứng búng ngược và phản xạ nhanh khi búng tay vào thành bể tôm giống; tôm sú có kích cỡ từ PL 15 và tôm thẻ chân trắng từ PL 12 trở lên. Trong trường hợp có kính lúp, lấy ngẫu nhiên mẫu tôm khoảng 15 con quan sát; nếu thấy gan tụy, ruột nhỏ, không có thức ăn hoặc thấy có sinh vật bám vào thân tôm gây bẩn hoặc có tôm bị đứt râu, gãy chân,... thì không chọn lô tôm giống đó.

Cuối cùng, người nuôi tôm cần lấy mẫu tôm giống khoảng 60 con tôm giống cùng bể giống, bỏ vào túi nhựa có bơm oxy và mang tới phòng thí nghiệm để kiểm tra mầm bệnh đốm trắng, đầu vàng và bệnh còi, đồng thời cử người nhà canh giữ lô tôm giống đó phòng ngừa cơ sở đánh tráo bằng lô tôm khác; nếu kết quả xét nghiệm cho thấy mẫu tôm âm tính với các mầm bệnh nguy hiểm thì chọn mua lô tôm giống đó.

Vận chuyển tôm giống đúng cách

Sau khi đã chọn được lô tôm giống tốt, người nuôi tôm cần đo độ mặn ao nuôi tôm chuẩn bị thả giống và báo với cơ sở sản xuất giống biết trước 2-3 ngày để có biện pháp thuần độ mặn tôm giống phù hợp với nước ao tôm thả nuôi (chênh lệch không quá 5%). Không nên vận chuyển tôm giống ngay khi vừa thuần độ mặn do tôm sẽ lột xác nhiều lần trong bao, tỷ lệ hao hụt cao. Khi lợ hóa xuống thấp hơn 15‰, nên thực hiện trước lúc vận chuyển 3 ngày, độ tuổi PL15 trở lên.

Tôm giống được vận chuyển bằng túi nilon có bơm ôxy, sử dụng xe bảo ôn nếu vận chuyển đi xa trên 6 giờ. Trong bao vận chuyển tôm nên cho Nauplius artemia mật độ 4-5 con/ml làm thức ăn cho tôm, tránh tôm ăn thịt lẫn nhau khi lột xác, giảm tỷ lệ hao hụt trong quá trình vận chuyển.

Mật độ tôm trong bao vận chuyển tới ao nuôi phụ thuộc vào thời gian vận chuyển. Nếu thời gian vận chuyển ngắn thì mật độ vận chuyển có thể cao, nếu thời gian vận chuyển dài nên giảm mật độ thấp hơn. Dung tích bao vận chuyển đảm bảo giữa nước và oxy có tỷ lệ là 1:1 hay 1:2. Hiện nay các trại sản xuất giống lợ hóa thấp nhất 5-7‰...

Thả giống đúng kỹ thuật

Người nuôi tôm cần chạy quạt nước từ đêm hôm trước đến sáng sớm hôm sau, để đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan trong nước đạt >5mg/l, sau đó tắt quạt và tiến hành thả tôm giống. Thời gian thả nuôi tốt nhất vào 6-8 giờ sáng hay 4-6 giờ chiều, không thả lúc trời mưa, lúc điều kiện môi trường ao nuôi chưa phù hợp. Chọn đầu hướng gió để thả tôm giúp tôm phân tán khắp ao và tránh làm đục nước ở khu vực thả giống.

Nếu độ mặn của nước trong bao tôm giống và ao nuôi chênh lệch không quá 5‰ thì chỉ cần thả các bọc tôm nổi trên mặt nước ao nuôi trong khoảng 10-15 phút để cân bằng nhiệt độ trong và ngoài bọc, sau đó mở bọc cho tôm bơi ra từ từ. Trường hợp độ mặn chênh lệch lớn hơn 5‰, cần cho tôm giống vào các thau lớn có sục khí, sau đó cho thêm nước ao vào thau từ từ để tôm thích nghi dần độ mặn của nước ao và các yếu tố môi trường khác. Thời gian thuần khoảng 30-40 phút, sau đó nghiêng thau cho tôm bơi ra từ từ.

Nếu có điều kiện, thực hiện ương/gièo thêm khoảng 1 tháng trong các bể, ao có diện tích nhỏ, có mái che, hoặc có thể ương/gièo trong giai bằng vải bạt, đáy bằng lưới cước, có mái che đặt ngay trong ao nuôi, đáy giai cách đáy ao 20 cm, trong giai có đặt máy sục khí.

Tiengiang, 13/03/2014
Đăng ngày 20/03/2014
Thành Công
Nuôi trồng

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 09:59 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 11:06 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 10:06 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 09:41 27/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:52 02/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 02:52 02/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 02:52 02/12/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 02:52 02/12/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 02:52 02/12/2024
Some text some message..