Giai đoạn ương tôm
Ở giai đoạn này thời gian ương kéo dài từ 18 – 20 ngày. Mật độ ương là 2000 – 4000 con giống/m3. Khi mới thả tôm ra hồ, bể ương thì thức ăn nên ở dạng bột, dạng mảnh. Trong thức ăn có hàm lượng đạm là 40 – 41%. Mỗi ngày nên cho tôm ăn từ 7 – 9 lần.
Tới ngày thứ 2 sau khi thả tôm về hồ ương thì định lượng thức ăn rơi vào khoảng 50 – 60g/100.000 giống/lần. 5 ngày sau nên cho tôm ăn với định lượng 300 – 400g/100.000 con/lần. Tới ngày thứ 10 cho tôm ăn với định lượng 500 – 600 g/100.000 giống/lần. Ngày thứ 15 nên cho ăn với định lượng 750 – 800g/100.000 giống/lần. Ngày thứ 20 bà con nên cho ăn với định lượng 1-1,5 kg/100.000 giống/lần. Ở ngày thứ 20 bà con nên sử dụng tay để cho tôm ăn.
Khi tôm đã ương được từ 18 – 20 ngày thì bà con nên chọn ngày trời nắng, tôm khỏe và môi trường ổn định để chuyển sang giai đoạn nuôi tôm lứa. Trước khi chuyển bà con cần cân chuẩn xác khối lượng tôm sau khi đã tiến hành ương, trọng lượng thân tôm để xác định chuẩn xác tỷ lệ sống. Tôm ương đạt size từ 1.500 – ≤ 1.300 con/kg.
Giai đoạn nuôi tôm lứa
Ở giai đoạn này tôm thường được nuôi trong hồ vuông lót bạt, ao tròn nổi. Mật độ bà con nên thả nuôi tôm từ 500 – 700 con/m2. Thức ăn cho tôm có các size 1.2 mm; 1.4 mm; 1.7 mm. Hàm lượng đạm từ 42 – 43%. Định lượng thức ăn cho tôm mỗi ngày là 5 – 6 lần.
Bảng 1. Tiêu chuẩn lý hóa đối với thức ăn cho tôm thẻ chân trắng
Cân nhắc và lưu ý trong quá trình điều chỉnh lượng thức ăn
Ngoài việc điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn theo giai đoạn phát triển của tôm, người nuôi cũng cần lưu ý một số yếu tố khác ảnh hưởng đến quá trình cho ăn như thời tiết, chất lượng nước ao, và tình trạng sức khỏe của tôm.
Vào những ngày trời mưa hoặc thời tiết lạnh, khả năng tiêu hóa và nhu cầu ăn của tôm giảm. Vì vậy, người nuôi nên giảm lượng thức ăn để tránh ô nhiễm nước.
Chất lượng nước ảnh hưởng trực tiếp đến việc tôm có ăn ngon miệng hay không. Nên duy trì các chỉ số như pH, oxy hòa tan và nhiệt độ ổn định để giúp tôm ăn uống bình thường.
Tôm có thể bỏ ăn hoặc ăn ít đi khi gặp phải các vấn đề sức khỏe. Lúc này, người nuôi nên kiểm tra và điều chỉnh lại lượng thức ăn, hoặc bổ sung thêm các chất hỗ trợ như vitamin, khoáng chất để giúp tôm phục hồi.
Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn không chỉ giúp tối ưu hóa quá trình nuôi mà còn giúp tiết kiệm chi phí, giảm ô nhiễm nước và nâng cao chất lượng sản phẩm.