Dân nuôi tôm… so bì

Theo nhận định của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản năm 2012 tuy có tăng, song kim ngạch chỉ đạt 6,2 tỉ USD, thấp hơn chỉ tiêu 6,5 tỉ USD đặt ra hồi đầu năm.

dân nuôi tôm so bì
Ảnh minh họa

Vì sao ngành thủy sản “hụt hơi” không đạt được mục tiêu xuất khẩu? Tất nhiên có nhiều nguyên nhân, như: dịch bệnh tràn lan; giá con giống, thức ăn tăng trong khi giá bán sụt giảm khiến người nuôi nản lòng... Thế nhưng, điều đáng nói ở đây là trong khi cả 2 đối tượng nuôi chiến lược phục vụ xuất khẩu là cá tra và tôm sú cùng gặp khó khăn, thì chính sách hỗ trợ thiệt hại lại không công bằng, khiến người nuôi tôm ở vùng bán đảo Cà Mau “so bì” với người nuôi cá ở ven sông Tiền, sông Hậu.

Cụ thể, công văn số 1149/TTg-KTN (ngày 8.8.2012) của Thủ tướng Chính phủ và văn bản số 5294/NHNN-TD của Ngân hàng nhà nước (NHNN) chỉ đề cập đến điều chỉnh lãi suất và giãn nợ 24 tháng cho các đối tượng là các hộ gia đình, trang trại, HTX, doanh nghiệp phát triển sản xuất chăn nuôi, giết mổ để cấp đông, chế biến thịt lợn, thịt gia cầm, nuôi cá tra, chế biến cá tra xuất khẩu - nghĩa là con tôm sú không nằm trong diện này. “Đây là một bất lợi và thiệt thòi nặng nề cho người nuôi tôm. Bởi người nuôi cá tra tuy bị thua lỗ nhưng ít nhiều cũng còn bán được cá để gỡ gạc; trong khi hàng chục ngàn người nuôi tôm sú bị thiệt hại trắng do dịch bệnh, lại không được chính sách hỗ trợ gì”, ông Trần Khắc Tâm, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng, bức xúc.

Vùng bán đảo Cà Mau (gồm 4 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang) có tổng diện tích nuôi tôm lên đến hơn 430.000 ha, chiếm 90% diện tích nuôi tôm của cả khu vực ĐBSCL. Trong vụ tôm 2011-2012, riêng tỉnh Sóc Trăng đã có hơn 36.000 ha tôm nuôi bị chết (do bệnh đốm trắng, đầu vàng, hội chứng teo và hoại tử gan…), thiệt hại lên đến 4.000 tỉ đồng. Tình trạng tôm chết hàng loạt trên diện rộng không chỉ khiến các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu tôm sú ở ĐBSCL điêu đứng vì thiếu nguyên liệu mà nguồn đầu tư của người nuôi tôm cũng gần như kiệt quệ. Số doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản có nguy cơ phá sản cũng đang gia tăng. Tại Cà Mau, trong số hơn 30 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu lớn thì chỉ khoảng một nửa hoạt động hiệu quả, có đơn hàng xuất khẩu thường xuyên; số còn lại gặp không ít khó khăn và khoảng 1/3 số nhà máy có nguy cơ phá sản. Hơn 40.000 công nhân ở Cà Mau rơi vào hoàn cảnh khó khăn do công việc bị đình trệ, đời sống bấp bênh.

“Mong rằng Chính phủ - mà cụ thể là NHNN - sớm xem xét và có giải pháp hỗ trợ cho người nuôi tôm ở vùng bán đảo Cà Mau. Ít  ra, họ cũng phải được hỗ trợ vay vốn, giãn nợ như người nuôi cá tra”,  ông Trần Khắc Tâm kiến nghị.

Thanh niên
Đăng ngày 14/11/2012
Nông thôn

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 11:24 17/02/2025

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 – 2030

Ngày 19/12/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1598/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nuôi lồng bè
• 10:50 10/02/2025

Giải pháp để phát triển thủy sản bền vững

Phát triển thủy sản bền vững là một mục tiêu quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, đảm bảo nguồn lợi thủy sản lâu dài và nâng cao thu nhập cho ngư dân. Dưới đây là một số giải pháp chính để phát triển thủy sản bền vững.

Khai thác thủy sản
• 10:23 06/02/2025

Làng cá bè đa sắc vào Xuân

Rực rỡ màu đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím nối nhau trải dài hơn cây số trên sông Châu Đốc, một nhánh của sông Hậu, thuộc thị trấn Đa Phước (An Phú, An Giang), làng cá bè truyền thống đang rộn ràng vào Xuân với dập dìu du khách bốn phương.

Làng cá
• 10:02 04/02/2025

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 17:56 18/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 17:56 18/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 17:56 18/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 17:56 18/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 17:56 18/02/2025
Some text some message..