Đăng ký mã số MMSI: Ngư dân vẫn còn thờ ơ

Mã nhận dạng dịch vụ hàng hải MMSI mang đến nhiều lợi ích cho người sử dụng, nhất là trong công tác tìm kiếm cứu nạn. Tuy nhiên, vì những lý do cá nhân nên ngư dân vẫn thờ ơ với việc này.

tau ca Khanh Hoa
Hầu hết tàu cá ở Khánh Hòa chưa đăng ký mã số MMSI với cơ quan chức năng

Hiện nay, có rất nhiều tàu cá trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã lắp đặt, sử dụng thiết bị nhận dạng tự động AIS (còn gọi là máy định vị hoặc định vị tích hợp hải đồ). Hầu hết các thiết bị này được cài đặt mã MMSI sẵn do các công ty, cơ sở cung cấp thiết bị cài đặt. Tuy nhiên, các thiết bị này chưa được đăng ký với cơ quan chức năng, cá biệt một số tàu sử dụng thiết bị có xuất xứ nước ngoài nên mã nhận dạng cũng là mã số của nước ngoài mà chưa chuyển đổi sang mã MMSI của Việt Nam.

Ông Nguyễn Thuận (thôn Văn Đăng, xã Vĩnh Lương) cho biết: “Tôi mua thiết bị AIS từ một cơ sở ở TP.Hồ Chí Minh. Khi lắp lên tàu thì người bán tự cài mã số vào máy để sử dụng, chứ tôi không đăng ký với cơ quan nào cả. Tôi cũng biết phải đăng ký mã số hợp lệ cho thiết bị của mình, nhưng chưa làm vì thấy không quá cần thiết”. Còn ông Phan Văn Bảy - một ngư dân ở khu vực Hòn Rớ cho rằng, bản thân ông và nhiều chủ tàu cá khác không muốn đăng ký mã số MMSI là bởi sợ lộ bí mật làm ăn. “Lắp cái máy lên tàu, nếu đi đăng ký mã số thì những tàu khác sẽ biết tàu mình đang ở vị trí nào. Mỗi chủ tàu đều có những bí mật riêng về ngư trường mà không thể tiết lộ. Vậy nên chúng tôi sợ cài mã số thì các chủ tàu khác sẽ biết ngư trường của mình và họ sẽ đến đánh bắt mất phần của mình”, ông Bảy nói.

Theo ông Trần Quang Minh - Giám đốc Đài Thông tin duyên hải Nha Trang, tuy đã triển khai việc đăng ký miễn phí mã MMSI cho các tàu đánh bắt thủy sản của ngư dân từ nhiều tháng nay, nhưng hiện có rất ít chủ phương tiện đến đăng ký. “Việc ngư dân tự trang bị thiết bị AIS đang bộc lộ nhiều bất cập. Trong đó đáng ngại nhất là việc sử dụng mã số nước ngoài. Bởi tàu của ngư dân sử dụng mã số nước ngoài, khi các lực chức năng theo dõi qua hệ thống quản lý sẽ cho kết quả là tàu nước ngoài. Điều đó khiến việc nhận định, xử lý thông tin về các tàu không đúng, nhất là trong trường hợp trợ giúp cho các tàu cá khi có vấn đề trên biển”, ông Minh cho biết. Chính vì thế, để thuận tiện cho công tác quản lý tàu thuyền, nhận định đúng tình hình và xử lý kịp thời các tình huống xảy ra trên biển, bảo đảm an toàn, an ninh cho tàu cá hoạt động trên biển, Đài Thông tin duyên hải Nha Trang đã yêu cầu các chủ tàu thuyền có sử dụng thiết bị AIS cần kiểm tra mã cài đặt trên thiết bị (mã nhận dạng MMSI của Việt Nam có 9 chữ số, 3 chữ số đầu là 547, 6 chữ số còn lại là do đơn vị có thẩm quyền cấp). Với những tàu đang sử dụng mã nhận dạng nước ngoài, cần thực hiện đăng ký chuyển đổi mã MMSI của Việt Nam tại Đài Thông tin duyên hải Nha Trang (số 40/1 Trần Phú). Ngoài ra, các chủ tàu đánh bắt thủy sản cũng cần liên lạc với các đồn biên phòng ven biển trên địa bàn tỉnh để khai báo việc sử dụng thiết bị AIS. “Các tàu nếu được đăng ký mã MMSI theo đúng quy định, khi xảy ra sự cố trên biển sẽ nhận được sự hỗ trợ kịp thời, chính xác của các cơ quan chức năng. Bởi lúc đó, chúng tôi sẽ biết được cụ thể tàu nào, đang ở vị trí nào và nếu tàu đó bị nạn thì chúng tôi sẽ chỉ định được những tàu gần nhất đến để hỗ trợ, chứ không phải tung thông tin khoanh vùng như hiện tại”, ông Minh cho biết thêm.

Điều này cho thấy, đã đến lúc ngư dân cần thay đổi suy nghĩ của mình về vấn đề này. Bởi nếu đăng ký mã số MMSI, ngư dân sẽ nhận được hỗ trợ tích cực, kịp thời từ các cơ quan chức năng trong quá trình đánh bắt thủy sản trên biển. Hiện nay, Đài Thông tin duyên hải Nha Trang đã thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để kêu gọi ngư dân đến đăng ký mã số MMSI; đồng thời cử người đến các địa phương phát tờ rơi tuyên truyền và phiếu đăng ký. Lãnh đạo đài còn trực tiếp làm việc với chính quyền một số xã, phường có đông ngư dân để phối hợp tuyên truyền về vấn đề trên.

Báo Khánh Hòa, 30/09/2016
Đăng ngày 03/10/2016
G.Đ
Đánh bắt

Tiềm năng của Astaxanthin trong kháng bệnh do Vibrio

Tiềm năng của astaxanthin khi hoạt động như một chất bảo vệ chống lại stress oxy hóa, giúp tăng đề kháng bệnh do Vibrio gây ra trên cá chẽm.

Astaxanthin
• 11:50 11/08/2021

Vắc xin kép S. agalactiae và S. iniae - Triển vọng phòng bệnh cao

Vắc xin kép S. agalactiae và S. iniae mang đến triển vọng phòng bệnh cao trên cá chẽm.

cá chẽm
• 18:27 22/07/2021

Liều lượng dùng rong nâu để kích thích miễn dịch cá chẽm

Rong nâu Sargassum polycystum mang đến tiềm năng kích thích miễn dịch trong nuôi cá chẽm.

cá chẽm
• 09:02 29/12/2020

Bài học Malaysia: Đừng để phải “gồng mình” chống kim loại nặng!

Nhiễm độc kim loại nặng trong sản phẩm thủy sản là mối nguy lớn. Tuy chưa chắc nồng độ cao đã có khả năng gây hại, nhưng kim loại nặng vẫn làm người tiêu dùng dè dặt hơn với thủy sản.

Cá chẽm.
• 10:46 15/10/2020

Gỡ khó cho thủy sản khai thác: Bà Rịa – Vũng Tàu vào cuộc quyết liệt

Trong bối cảnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những điểm nóng về xuất khẩu thủy sản khai thác, đặc biệt là cá mối xuất đi EU, doanh nghiệp vẫn gặp rào cản lớn do quy định nghiêm ngặt về nguồn gốc khai thác (IUU).

Tàu cá
• 09:00 14/06/2025

Bình Định: Sản lượng thủy sản tháng 5/2025 tăng mạnh so với cùng kỳ

Trước yêu cầu phát triển bền vững ngành thủy sản, tỉnh Bình Định đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp về quản lý giống, thức ăn, môi trường và phòng chống dịch bệnh trong nuôi trồng; đồng thời đẩy mạnh các mô hình nuôi tôm công nghệ cao và tăng cường khai thác thủy sản gắn với bảo vệ nguồn lợi biển.

Cá ngừ
• 11:06 11/06/2025

Một số ứng dụng công nghệ trong quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản

sản Việc ứng dụng công nghệ trong quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản là một xu hướng quan trọng giúp đảm bảo khai thác bền vững, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và tuân thủ các quy định quốc tế. Dưới đây là một số công nghệ tiêu biểu đang được triển khai.

Công nghệ trong khai thác thủy sản
• 11:00 13/05/2025

Cảng cá Trần Đề quản chặt nguồn gốc thủy sản, hướng tới gỡ 'thẻ vàng'

Cảng cá Trần Đề tại tỉnh Sóc Trăng từ lâu đã là một trong những cảng cá trọng điểm của Đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây không chỉ là điểm trung chuyển quan trọng cho các hoạt động khai thác mà còn đóng vai trò lớn trong chuỗi cung ứng thủy sản xuất khẩu. Việc quản lý chặt chẽ nguồn gốc thủy sản tại đây không chỉ giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe từ thị trường quốc tế, đặc biệt là châu Âu.

Cảng cá Trần Đề
• 09:40 09/05/2025

Đà Nẵng: Người nuôi mất trắng sau một đêm

Đợt mưa lũ trái mùa từ ngày 11 đến 13 tháng 6 năm 2025, do ảnh hưởng của cơn bão số 1 (WUTIP), đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân các tỉnh miền Trung, đặc biệt là các hộ nuôi trồng thủy sản tại Đà Nẵng. Lũ lên nhanh và bất ngờ trong đêm đã khiến nhiều gia đình mất trắng tài sản, với ước tính thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.

Bão
• 08:48 15/06/2025

Vắc-xin uống từ vi tảo

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu đang chịu áp lực bởi các đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng, vắc-xin được xem là giải pháp hiệu quả để nâng cao miễn dịch và giảm sự phụ thuộc vào hóa chất. Một xu hướng nổi bật gần đây là ứng dụng vi tảo làm nền tảng sản xuất vắc-xin, mở ra triển vọng phát triển các loại vắc-xin uống bền vững, hiệu quả và ít tốn kém.

Vi tảo
• 08:48 15/06/2025

Tháo gỡ 'nút thắt' trong cấp phép nuôi biển tại Quảng Ninh

Quảng Ninh nổi bật với hơn 45.100 ha vùng biển quy hoạch cho nuôi trồng thủy sản, mở ra tiềm năng lớn cho ngành nuôi biển. Tuy nhiên, thủ tục hành chính rườm rà, thiếu hướng dẫn cụ thể và nhận thức hạn chế của ngư dân đang kìm hãm sự phát triển. Bài viết phân tích những khó khăn, giải pháp thực tiễn tại Quảng Ninh và định hướng thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững, hướng tới xuất khẩu.

Nuôi biển
• 08:48 15/06/2025

Doanh nghiệp thủy sản bị ép giá: Người nuôi và người lao động chịu thiệt

Trong chuỗi cung ứng thủy sản, doanh nghiệp đóng vai trò cầu nối giữa người nuôi và thị trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đang đối mặt với sự chên ép giá từ các chuỗi bán lẻ lớn quốc tế. Và hậu quả không chỉ dừng lại ở mức doanh thu doanh nghiệp bị suy giảm, mà gánh nặng còn trực tiếp chuyển về người nuôi.

Tôm thẻ
• 08:48 15/06/2025

VASEP nhiệm kỳ mới (2025-2030): Chủ động thích ứng – Đổi mới sáng tạo – Phát triển bền vững

Trước bối cảnh thị trường đầy biến động và những yêu cầu ngày càng khắt khe, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa tổ chức thành công Đại hội tàn thể lần thứ 7, bầu ra ban lãnh đạo mới và đặt ra phương châm hành động cho 5 năm tới. Đây là thông điệp quan trọng, định hướng cho toàn ngành, từ doanh nghiệp lớn đến từng hộ nuôi trồng.

Vasep
• 08:48 15/06/2025
Some text some message..