“Đánh cược” với tôm nuôi vụ hè

Các hộ nuôi thường “phơi hồ” vào mùa nắng nóng vì tôm dịch bệnh, thua lỗ, điều đó gần như là quy luật trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt. Vậy mà không ít hộ vẫn thả nuôi, dám “đánh cược” với xác suất “1 thắng-9 thua”.

“Đánh cược” với tôm nuôi vụ hè
Người dân Phong Hải (Phong Điền) nuôi tôm vụ hè

Trong cuộc “khẩu chiến” của tôi với nhóm bạn nuôi tôm ở Ngũ Điền (huyện Phong Điền) về chuyện nuôi tôm trên cát ven biển có lẽ không ai muốn chịu thua, mỗi người đều “lên gân” thể hiện sự hiểu biết của mình trong quá trình nuôi tôm chân trắng được tích lũy từ hơn 10 năm nay, số đó có người từng theo “đuôi tôm” từ thời còn manh nha (năm 2002).

Một người bạn tên P. ra oai: “Nói không ngoa nhé! “Đường đến” với con tôm của tớ cũng lắm lận đận. Giờ thì ổn rồi. Cứ chọn giống chất lượng tại các cơ sở có uy tín mua về nuôi. Giống mua về phải báo với cơ quan thú y kiểm dịch để xử lý mầm bệnh trước khi thả mới an toàn. 2-3 ao nuôi phải có một ao lắng xử lý nguồn nước trước khi đưa vào ao nuôi, hoặc xử lý nước trước khi thải ra môi trường bên ngoài”.

Nguyễn Hải Đ. chen lời: “Này! Phải thành thạo phòng trừ dịch bệnh nữa nhé! Vụ nuôi mô mà để xảy ra dich bệnh thì vụ đó chắc chắn thất bại. Muốn tôm không xảy ra dịch bệnh phải đảm bảo các yếu tố môi trường an toàn trong quá trình nuôi. Xung quanh ao hồ phải dọn sạch các loại rác thải, chất bẩn, xử lý vôi tiêu độc khử trùng. Sử dụng các loại chế phẩm sinh học trong quá trình nuôi, không nên sử dụng thuốc kháng sinh, hoặc chỉ dùng khi cần thiết…”.

“Con giống, phòng trừ dịch bệnh,… đã đành, quan trọng hơn hết vẫn phải tuân thủ vào yếu tố khung lịch thời vụ, phải chọn thời điểm hợp lý để xuống giống an toàn. Đừng chủ quan với thời tiết nhé!”, Phong gằn giọng. Có lẽ đây là ý kiến mà tất cả nhóm bạn đều tâm đắc, ai cũng gật gù; bởi chừng 3 năm nay nhờ tuân thủ lịch thời vụ mà hộ nào cũng nuôi tôm có lãi, trả được nợ, còn tích lũy vốn để tái đầu tư, có cơ hội khá giả.


Kích cỡ tôm nuôi vụ hè nhỏ hơn so với bình thường

Theo kinh nghiệm nuôi tôm trên cát ven biển Ngũ Điền, thời điểm nuôi tôm thích hợp nhất là vào mùa mưa, hoặc thời tiết mát mẻ, thường thả giống từ tháng 7 đến tháng 11 thu hoạch và vụ kế tiếp thả giống từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau thu hoạch. Cuối cùng Phong chốt: “Như thế chắc chắn mùa hè nắng nóng thì thôi nhé, nuôi không bị lỗ mới là chuyện lạ”.

Câu chuyện nuôi tôm đang rôm rả, ai cũng đồng tình không nên nuôi tôm vào mùa nắng nóng, thì Trương H. bỗng đứng dậy, bảo: “Tao đi xem hồ, cho tôm ăn đã!”. Tôi thật sự giật mình khi nghe chuyện H. vẫn đánh liều khi nuôi tôm vụ mùa nắng nóng. Mà không riêng gì H., ở vùng Ngũ Điền mùa này có đến hàng chục hộ vẫn thả nuôi tôm, bất chấp mọi khuyến cáo của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng.

Tôi cho rằng H. và một số hộ quá liều khi dám nuôi tôm vụ này, trong khi cả vùng Ngũ Điền có đến hàng trăm ha đành “phơi hồ” vì lo sợ dịch bệnh, hoặc tôm nuôi còm cõi, sinh trưởng kém. Tôi cố níu chân H. để nghe lời giải thích cơ sở nào lại đánh liều như vậy?

Trên khuôn mặt sạm đen vì nắng gió của H. lộ rõ những ưu tư, lo lắng. H. nói: “Nuôi tôm vụ này phải hạn chế tối đa mật độ thả giống, thường chỉ thả hơn một nửa so với các vụ bình thường. Mật độ tôm thấp thì lượng thức ăn ít lại, chi phí đầu tư thấp hơn, nếu không may bị thua lỗ thì cũng nhẹ hơn. Nếu không bị dịch bệnh thì với ao hồ nuôi 3.000m2 cũng lãi 600-700 triệu đồng. Còn bị thua lỗ chừng 250-300 triệu đồng”.

Tuy nhiên H. vẫn khẳng định: “Xác suất thắng vụ nuôi này có thể chỉ 1, còn thua đến 9”.

Cách đây chừng 3 năm về trước, khi người dân chưa có kinh nghiệm đã nuôi tôm mấy vụ trong năm, trong đó có vụ hè, thời tiết nắng nóng. Các vụ khác phần lớn có lãi, riêng vụ mùa nắng nóng thì thua lỗ triền miên. Từ đó mấy năm nay, phần lớn người dân đã không nuôi vụ hè, vì nhiệt độ nguồn nước trong ao tăng cao, độ mặn, pH thiếu ổn định; tôm kém ăn nên lượng thức ăn dư thừa tích tụ dưới đáy ao gây ra khí độc, ô nhiễm môi trường... Đó là các yếu tố dẫn đến tôm nuôi vụ này thường bị dịch bệnh.

Chủ tịch UBND xã Phong Hải, ông Hoàng Văn Sửu cho rằng, trách nhiệm của chính quyền địa phương trong nuôi tôm không phải là tất cả mà một phần phụ thuộc vào ý thức chấp hành của người dân. Thường ngay từ đầu năm, địa phương cử cán bộ, phối hợp với trưởng thôn, kết hợp trên hệ thống loa truyền thanh của xã tổ chức tuyên truyền, vận động người dân không nên thả nuôi tôm vụ vào mùa nắng nóng.

Tuy nhiên mùa nắng nóng năm nay vẫn có một số hộ do nôn nóng, muốn kiếm lời đã thả nuôi liều. Qua kiểm tra, trên địa bàn xã có khoảng 10 ao hồ thả nuôi trong vụ này. Chính quyền địa phương đã cử cán bộ khuyến nông thường xuyên theo dõi, phối hợp với người dân triển khai các biện pháp ứng phó nắng nóng, tránh thiệt hại do dịch bệnh.

TS. Mạc Như Bình, giảng viên Khoa Thủy sản thuộc Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế khuyến cáo, với năng lực còn thấp, công nghệ nuôi còn lạc hậu, chưa đủ điều kiện có thể làm mát nguồn nước trong quá trình nuôi vào mùa nắng nóng; trong khi phương thức nuôi nhỏ lẻ, theo hộ gia đình, diện tích ao nuôi chỉ rộng 2.000-3.000m2 thì không nên thả nuôi tôm vào vụ hè nhằm tránh thiệt hại.

Báo Thừa Thiên Huế
Đăng ngày 01/05/2019
Hoàng Triều
Nuôi trồng

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 11:06 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 10:06 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 09:41 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 07:12 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 07:12 29/11/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 07:12 29/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 07:12 29/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 07:12 29/11/2024
Some text some message..