Đánh giá đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD) vừa phối hợp với Chi cục Thủy sản Bình Định tổ chức đánh giá kết quả thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản (BVNLTS) tại khu vực biển Vịnh Quy Nhơn.

Rạn san hô
Tổ chức đánh giá hiệu quả quản lý bảo vệ rạn san hô tại khu vực biển

Việc đánh giá hoạt động đồng quản lý được thực hiện dựa trên 4 nhóm nội dung: Nhu cầu thực hiện đồng quản lý; Tổ chức thực hiện đồng quản lý; Kết quả thực hiện đồng quản lý; Hiệu quả thực hiện đồng quản lý. Phương pháp đánh giá bằng phiếu phỏng vấn, quan trắc đánh giá rạn san hô và nguồn lợi thủy sản. 

Ông Đào Việt LongChuyên gia đồng quản lý Đào Việt Long đang trao đổi với bà Mai Thị Hương, thành viên TCCĐ xã Nhơn Lý về hiệu quả hoạt động của mô hình đồng quản lý. Ảnh: Ái Trinh

Bà Thân Thị Hiền, Phó Giám đốc MCD cho biết, tỉnh Bình Định đã thực hiện rất tốt các mô hình đồng quản lý trong BVNLTS và xã Nhơn Lý là địa phương tiên phong, là điển hình trong thực hiện đồng quản lý BVNLTS từ năm 2017.

MCD chọn Nhơn Lý để đánh giá hiệu quả đồng quản lý ( bằng phiếu phỏng vấn) ; tham vấn đại diện các ngành chức năng, những chuyên gia thực hiện đồng quản lý tại địa phương như Chi cục Thủy sản, Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn, Hiệp hội Thủy sản. Đồng thời, tổ chức quan trắc đánh giá rạn san hô và nguồn lợi thủy sản tại 3 khu vực biển được giao cho Tổ chức cộng động ( TCCĐ) bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Kỹ thuật quan trắcChuyên gia về giám sát san hô Nguyễn Văn Công  hướng dẫn kỹ thuật quan trắc trên biển cho TCCĐ xã Nhơn Lý . Ảnh: Ái Trinh

Hoạt động quan trắc được tiến hành theo phương pháp Reefcheck và thực hiện trên 3 vùng rạn: khu vực biển Bãi Dứa xã Nhơn Lý ( ngày 20/4); khu vực biển phía Tây Hòn Khô Nhỏ xã Nhơn Hải (ngày 21/4) và khu vực biển Hòn Nhàn, phường Ghềnh Ráng ( ngày 22/4).

Tại mỗi vùng rạn, ghi lại những thông tin về 3 nhóm chính: Hợp phần đáy (san hô cứng, san hô mềm, rong, san hô chết, đá, bùn…);  động vật đáy (tôm, cầu gai đen, trai tai tượng, sao biển gai…) và cá rạn (cá mú, cá dìa, cá mó, cá thia…).

Qua đây sẽ đánh giá được độ phủ san hô trên vùng rạn tại các khu vực biển cùng nguồn lợi sinh vật đi kèm.Đây là hoạt động cần thiết nhằm hỗ trợ cho TCCĐ BVNLTS địa phương đánh giá hiệu quả quản lý bảo vệ rạn san hô tại khu vực biển được giao, phục vụ tốt cho công tác quản lý về sau. 

Quan trắc trên biểnThực hành quan trắc dưới đáy biển. Ảnh: TCCĐ 

Số liệu thu được sẽ góp phần đánh giá nguồn lợi hằng năm, đánh giá hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rạn san hô và nguồn lợi thủy sản đối với từng vùng và so sánh dữ liệu san hô, sinh vật với những vùng rạn khác trong Khu vực biển vịnh Quy Nhơn. Từ đó điều chỉnh công tác quản lý để đảm bảo bảo vệ tốt hệ sinh thái và nguồn lợi thủy sản. Từ kết quả đánh giá, thu hoạch được tại Nhơn Lý nói riêng và cả khu vực biển Vịnh Quy Nhơn nói chung, MCD sẽ hoàn thiện bộ câu hỏi và tiêu chí để tiếp tục đánh giá ở 2 tỉnh khác là Quảng Nam và Khánh Hòa.  

Theo ông Đào Việt Long, chuyên gia đồng quản lý trung ương, việc đánh giá hiệu quả đồng quản lý sau 3 năm thực hiện (2020 - 2023) là cơ hội để TCCĐ, chính quyền các cấp và cơ quan chức năng cùng nhìn lại, rà soát quá trình, kết quả thực hiện đồng quản lý trong BVNLTS tại địa phương; thảo luận, đánh giá để rút ra bài học kinh nghiệm đồng quản lý; tất cả để hướng tới mục tiêu đảm bảo sinh kế bền vững và lâu dài cho bà con trên nền tảng giữ gìn môi trường, đảm bảo hệ sinh sinh thái biển phát triển ổn định.


Bình Định là địa phương đầu tiên trên cả nước thực hiện thử nghiệm “bộ tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện đồng quản lý”, việc đánh giá lần này sẽ giúp hoàn thiện chính sách đồng quản lý để có thể áp dụng rộng rãi trên cả nước. 

Đăng ngày 13/05/2023
Ái Trinh @ai-trinh
Môi trường

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 10:10 22/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 10:48 15/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 09:57 13/01/2025

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Cá lóc cảnh có dễ chăm sóc không?

Cá lóc cảnh đang trở thành một loại cá cảnh được yêu thích nhờ vẻ đẹp mạnh mẽ và tính cách linh hoạt. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn tự hỏi liệu loại cá này có dễ chăm sóc hay không. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Cá lóc cảnh
• 00:24 29/01/2025

Cách kiểm soát lượng thức ăn để giảm chi phí

Việc nuôi tôm một cách hiệu quả và tiết kiệm không chỉ là việc cung cấp đủ thức ăn cho chúng, mà còn là sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp quản lý môi trường, lịch trình cung cấp thức ăn, và sử dụng thông minh nguồn thức ăn tự nhiên và nhân tạo, sử dụng công nghệ mới.

Tôm thẻ
• 00:24 29/01/2025

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 00:24 29/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 00:24 29/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 00:24 29/01/2025
Some text some message..