Dầu Camelina trong thức ăn cho cá hồi

Cây Camelina sativa, hay cây lanh, là một loại cây có dầu giàu axit béo omega-3, protein và chất chống oxy hoá. Loại cây siêu giàu dinh dưỡng này được sử dụng như một loại dầu thực vật cho con người và là một thành phần hoặc nguyên liệu bổ sung trong một số thức ăn cho động vật.

Dầu Camelina trong thức ăn cho cá hồi
Dầu Camelina và cây Camelina.

 Các nhà sản xuất thức ăn thủy sản cũng đã khám phá việc sử dụng các loại hạt có dầu thực vật như camelina như các chất thay thế hữu hiệu và hiệu quả về chi phí cho các loại dầu cá tự nhiên và các protein hiện đang được sử dụng trong thức ăn thủy sản.

Cơ quan Thanh tra Thực phẩm Canada (CFIA) đã phê duyệt việc sử dụng dầu cải Camelina được chiết xuất cơ học làm một thành phần thức ăn cho cá hồi.

Một nghiên cứu quy mô lớn về dầu cải camelina do Cơ quan Di truyền Đại Tây Dương quản lý với sự hỗ trợ của Quỹ Sáng kiến ​​Đại Tây Dương đã phát hiện ra camelina là một kết hợp tuyệt vời với thành phần axit béo cần thiết trong chế độ ăn của thủy sản nuôi. Cơ quan Di truyền Đại Tây Dương đã đệ trình lên CFIA phê duyệt sử dụng dầu camelina trong thức ăn thủy sản.

Navdeep Bains, Bộ trưởng Bộ Đổi mới, Khoa học và Phát triển Kinh tế cho biết: “Cơ quan Di truyền Đại Tây Dương và các đối tác đã chuyển đổi một loại hạt nhỏ thành một cơ hội lớn, tạo ra một giải pháp thay thế mang tính sáng tạo với những lợi ích lâu dài cho ngành thủy sản”.

Nhà khoa học nuôi trồng thủy sản, Tiến sĩ Chris Parrish tại Đại học Memorial, một trong những nhà nghiên cứu chính của nghiên cứu, cho biết dầu camelina có những đặc điểm khiến cho nó trở thành nguồn thay thế đặc biệt hứa hẹn trong thức ăn thủy sản.

Tiến sĩ Parrish cho biết: “Trong số các loại dầu có thể được sử dụng để thay thế dầu cá trong thức ăn nuôi trồng thuỷ sản, camelina là một trong số ít loại dầu có hàm lượng cao các axit béo omega-3. Trong khi các axit béo omega-3 này khác với các axit béo omega-3 ở các loại dầu cá khác, chúng sẽ tăng khả năng của các loài thủy sản trong việc tổng hợp axit béo omega-3 chuỗi dài lành mạnh cần thiết cho sự tăng trưởng tối ưu của các loài thủy sản. Điều này sẽ đảm bảo chất lượng cá fillet cho người tiêu dùng”.

Một nghiên cứu khác của nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Claude Caldwell thuộc Đại học Dalhousie, giải thích rằng các nhà khoa học đã tìm thấy dầu camelina có đủ chất dinh dưỡng để thay thế toàn bộ dầu cá trong thức ăn thủy sản, cũng như một số loại bột cá tầng đáy. Tiến sĩ Claude Caldwell cho biết: “Việc sử dụng các loài cá tự nhiên để làm thức ăn nuôi trồng thủy sản là không bền vững cả về sinh thái và kinh tế. Camelina có thể là một thay thế khả thi. Trong bối cảnh các công ty nuôi trồng thủy sản chi tiêu từ 50 đến 70% chi phí cho thức ăn nuôi trồng thủy sản, việc tìm ra nguồn dầu có chất lượng cao và chi phí thấp hơn có thể giúp tiết kiệm đáng kể chi phí”.

Mặc dù gần đây CFIA chỉ phê duyệt dầu camelina, Tiến sĩ Caldwell và nhóm Dalhousie của ông hiện đang tiến hành các thử nghiệm cho CFIA về bột camelina. Ông cho biết: “Bột camelina không thể thay thế hoàn toàn bột cá được sử dụng trong thức ăn thủy sản, nhưng nó có thể thay thế một số trong những loại bột cá đó”.

Mở ra tiềm năng cho cây trồng biến đổi gien?

Các nhà khoa học ở Rothamsted Research ở Anh, những người đã thành công trong việc tạo ra một dòng camelina biến đổi gien (GM) chứa hàm lượng cao omega-3 chuỗi dài EPA và DHA tin rằng nó có thể - về lâu dài - giúp mở đường cho việc sử dụng cây cải camelina biến đổi gien trong thức ăn thủy sản.

Giáo sư Johnathan Napier, người đứng đầu nghiên cứu về cây camelina biến đổi gien cho biết: “Theo quan điểm của chúng tôi, tôi tin rằng đó là một bước tiến tích cực mà dầu cây camelina thông thường, chưa được biến đổi gien được chấp thuận để sử dụng như là một thành phần thức ăn cho cá hồi, mặc dù tất nhiên loại dầu đặc biệt này sẽ thiếu omega-3 chuỗi dài EPA và DHA quan trọng mà chúng tôi đã đưa vào loại cây cải camelina biến đổi gien”.

TCTS
Đăng ngày 04/05/2017
HNN (Theo thefishsite)
Nguyên liệu

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 08:00 17/11/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 21:16 22/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 21:16 22/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 21:16 22/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:16 22/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 21:16 22/12/2024
Some text some message..