Đề án tôm giống - khao khát và niềm tin

Hiện nay, về nhu cầu nuôi tôm, tỉnh Cà Mau cần trên 18 tỷ con tôm giống; trong khi đó, sản xuất trong tỉnh chỉ cung cấp dưới 50%, hơn 50% là phải nhập từ ngoài tỉnh, chất lượng còn nhiều băn khoăn. Nuôi tôm đang phát triển mạnh nên nhu cầu giống ngày càng cao cả số lượng và chất lượng.

Tôm giống
Tôm sú giống. Ảnh tepbac

Những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh có nhiều cố gắng. So với năm 2009, sản xuất tôm giống từ 5 tỷ con thì nay tăng lên gần 9 tỷ con, chất lượng cũng chuyển biến một bước. Tỉnh có trên 800 trại sản xuất tôm giống với 108.000m3 bể ương; nhiều cơ cở sản xuất tôm giống mở rộng quy mô, đang từng bước hình thành cụm, tuyến sản xuất giống tập trung; nhiều cơ sở áp dụng quy trình kỹ thuật tiến bộ hơn trước, như khống chế môi trường bằng men vi sinh và lọc sinh học, trình độ quản lý của chủ cơ sở sản xuất ngày càng hoàn thiện. Ngoài ra, còn có trên 200 cơ sở kinh doanh giống ở khắp các vùng nuôi; ý thức và kiến thức về chọn giống chất lượng cao của người dân tốt hơn trước. Tỉnh có cơ chế khuyến khích các cơ sở sản xuất giống chất lượng tốt ở ngoài tỉnh cung cấp cho Cà Mau; cạnh tranh giống thật sự đang diễn ra trên thị trường có lợi cho người nuôi tôm; tăng cường công tác quản lý nhà nước; đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên ngành được bổ sung; quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị...

Tuy vậy, cơ sở sản xuất tôm giống trong tỉnh vẫn phổ biến là quy mô nhỏ, việc áp dụng quy trình kỹ thuật và quy trình quản lý tiên tiến rất khó khăn; còn trên 250 cơ sở sản xuất nằm ngoài quy hoạch gây nhiều hệ lụy. Đặc biệt, giống tôm thẻ chân trắng có nhu cầu lớn, song tỉnh chưa sản xuất được. Chất lượng giống còn thấp, những hộ nuôi tôm công nghiệp xét nghiệm bình quân 5 mẫu chỉ đạt 1 mẫu, mà dù đạt nhưng chưa hẳn là sạch bệnh. Người nuôi tôm quảng canh chỉ kiểm cảm quan, không cần xét nghiệm, cũng có nghĩa là ít nhất 80% giống chưa sạch bệnh vẫn được thả vào đầm nuôi, là một trong những nguồn gốc tạo ra dịch bệnh và phát tán cả vùng…

Để chủ động hơn và nâng cao chất lượng tôm giống, UBND tỉnh chỉ đạo xây dựng Đề án “Nâng cao chất lượng tôm giống trên địa bàn tỉnh Cà Mau”, để đến năm 2020 cơ bản thỏa mãn nhu cầu nuôi cả số lượng và chất lượng, với vốn đầu tư gần 200 tỷ đồng. Mục tiêu Đề án là trên 75% giống thả nuôi đạt tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8398:2010 (tăng trên 30% so với năm 2012); 95% số lượng tôm giống thả nuôi được kiểm dịch và kiểm tra chất lượng (tăng 25% so với năm 2012); số lượng tôm giống sản xuất trong tỉnh cung cấp 60% nhu cầu nuôi (tăng 20% so với năm 2012); 100% kỹ thuật viên của cơ sở sản xuất nắm vững quy trình kỹ thuật về sản xuất tôm giống (tăng 42% so với năm 2012); 100% cơ sở sản xuất tôm giống nằm trong quy hoạch; hoàn thành 2 khu sản xuất giống tập trung trở lên, đảm bảo đầy đủ về cơ sở hạ tầng, thu hút được 20 doanh nghiệp/khu vào sản xuất; hoàn thiện hơn các cơ chế, chính sách khuyến khích và quản lý sản xuất giống.

   Để thực hiện thắng lợi mục tiêu Đề án, ngành Nông nghiệp tích cực thực hiện các giải pháp: Khuyến khích chủ cơ sở sản xuất giống mạnh dạn đầu tư nâng cấp, đồng thời có trách nhiệm cao, đảm bảo chất lượng giống tham gia thị trường; các cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ nên tổ chức thành hợp tác xã, doanh nghiệp nên đầu tư quy mô lớn. Đối với người nuôi, vì lợi ích của mình mà chọn giống đủ tiêu chuẩn và tham gia phát hiện vi phạm của người sản xuất và kinh doanh giống. Tăng cường quản lý nhà nước; đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý; tăng cường đầu tư trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ cho cơ quan chuyên môn. Đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng khu sản xuất hiện có nằm trong quy hoạch; có khu xử lý tôm bệnh; phân cấp quản lý chất lượng tôm giống cho các địa phương, từng bước quản lý giống theo cộng đồng; chuyển giao và nâng cao trình độ kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm giống. Lồng ghép các chương trình, dự án tập huấn cho người nuôi tôm phương pháp chọn giống. Tiếp nhận, chuyển giao, ứng dụng công nghệ giống từ các viện, trường và nước ngoài; trao đổi kinh nghiệm với các cơ sở giống trong và ngoài tỉnh; áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, kỹ thuật, kinh nghiệm, thông báo nhanh và rộng rãi cơ sở giống có chất lượng cao cho người nuôi tôm. Xây dựng cơ chế, chính sách theo hướng đảm bảo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý nhà nước và khuyến khích cơ sở sản xuất, kinh doanh giống phát triển và cạnh tranh chất lượng; rà soát, điều chỉnh quy hoạch sản xuất giống hợp lý, xử lý dứt điểm cơ sở nằm ngoài quy hoạch.

  Đặc thù về phát triển tôm giống là rất khó, song với sự chỉ đạo kiên quyết của UBND tỉnh, quyết tâm của ngành Nông nghiệp, phù hợp nguyện vọng của nhân dân, tin rằng cơ hội thành công của Đề án là rất lớn.

Báo Đất Mũi
Đăng ngày 08/11/2013
HƯƠNG ĐỨC
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 21:04 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 21:04 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 21:04 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 21:04 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 21:04 25/11/2024
Some text some message..