Để vụ lúa song hành cùng vụ tôm

Tại Cà Mau, sản xuất tôm - lúa đã phát huy hiệu quả tích cực, trở thành 1 trong 5 mô hình nuôi tôm cơ bản được triển khai trên địa bàn. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu toàn cầu, xâm nhập mặn, hạn hán... ngày càng diễn biến phức tạp ảnh hưởng lớn đến sản xuất của người dân, đặc biệt là các vùng sản xuất tôm - lúa.

Để vụ lúa song hành cùng vụ tôm
Năng suất tôm từ mô hình trồng lúa không ngừng tăng và ổn định qua từng năm. Ảnh: Hoàng Diệu

Chưa có quy hoạch cụ thể, môi trường ngày càng ô nhiễm, hạ tầng chưa đáp ứng, sản xuất nhỏ lẻ, khó quản lý dẫn đến dịch bệnh thường xuyên... là những khó khăn được các đại biểu tham gia Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp do Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức vừa qua phân tích và bàn giải pháp khắc phục nhằm giúp nông dân có thể ứng phó tốt, sản xuất có hiệu quả.

Xuất hiện từ năm 2000, hiện diện tích tôm - lúa của Cà Mau đã đạt 51.570 ha, chiếm 17,9% diện tích nuôi tôm nước lợ của tỉnh, đứng thứ hai về diện tích tôm - lúa trong vùng ĐBSCL, tập trung chủ yếu ở các huyện Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước và TP. Cà Mau.

Tại huyện Thới Bình, hệ thống canh tác lúa - tôm được đánh giá là một trong những mô hình chuyển đổi mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với độc canh cây lúa. Vào thời điểm năm 2007, diện tích lúa - tôm chỉ có 15.979 ha, nhưng đến năm 2017, huyện đã có khoảng 30.000 ha. Năng suất lúa bình quân tăng từ 3,2 tấn/ha lên 3,8 tấn/ha vào năm 2013 và chạm mốc 4,1 tấn/ha vào vụ mùa 2017. Riêng năng suất tôm sú từ khi chuyển đổi từ nuôi quảng canh truyền thống sang quảng canh cải tiến đã tăng gấp 2 lần so với trước đây.

Ông Nguyễn Văn Khoái, ấp Trương Thoại, xã Biển Bạch, huyện Thới Bình, cho biết, mặc dù thời tiết có ảnh hưởng đến sản xuất, nhưng khi người dân quyết làm vụ lúa thì hiệu ứng tích cực của cây lúa mang lại cho các đối tượng khác trên cùng diện tích phát triển thuận lợi hơn, năng suất ổn định hơn những hộ dân không thực hiện trồng lúa, nuôi tôm kết hợp. Đó chính là lý do tôm - lúa hiện đang được nông dân huyện Thới Bình nói chung, tỉnh Cà Mau nói riêng thực hiện.

Trước thực tế giá trị của con tôm cao hơn, người dân ưu tiên nhiều hơn cho con tôm. Mặt khác, mô hình lúa - tôm của Cà Mau nói riêng, các tỉnh, thành ĐBSCL nói chung chủ yếu dựa vào nước trời, hệ thống thuỷ lợi, kinh mương không khép kín, từ đó nông dân không chủ động trong sản xuất. Hầu hết hệ thống công trình canh tác lúa - tôm được thiết kế từ nền tảng canh tác lúa trước đây, không còn phù hợp. Do đó, việc sản xuất lúa trên đất nuôi tôm gần như phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết, thụ động trong việc rửa mặn.

Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Kim Văn Tiêu cho rằng: “Khi thực hiện mô hình tôm - lúa, nông dân cần phải thiết kế mương nuôi đồng bộ, có ao lắng. Bên cạnh, cần phải có con giống chất lượng, tạo được nguồn thức ăn tự nhiên, quản lý được nguồn thức ăn, đồng thời tăng sức đề kháng cho tôm nuôi. Chính quyền địa phương phải vào cuộc mạnh mẽ đầu tư hệ thống thuỷ lợi cho vùng tôm - lúa, người dân không thể tự làm được”.

Ngoài những vấn đề trên thì việc chọn giống lúa phù hợp cũng là yếu tố rất quan trọng. Theo các chuyên gia, khi áp dụng mô hình tôm - lúa, người dân cần quan tâm đến chất lượng giống, giống phải phù hợp với điều kiện tự nhiên từng vùng bên cạnh đó phải có chất lượng gạo tốt, có khả năng xuất khẩu để nâng cao hiệu quả kinh tế.

Phó giáo sư, Tiến sĩ Mai Thành Phụng, Bộ phận phía Nam - Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, đánh giá: “Các loại giống mà người dân nên quan tâm là Một bụi đỏ, lúa mùa đặc sản, gần đây là ST24 được giải thưởng lớn của quốc tế. Tiếp theo là nhóm lúa ngắn ngày, tuỳ theo vùng có thể chọn hợp lý nhưng lưu ý quan tâm đến chất lượng, có thể Nàng Hoa 9 là giống lúa đặc sản mới, thơm ngon..., nhưng nên chọn những giống đã được thử nghiệm và được nông dân đánh giá trên vùng tôm - lúa”.

Để khuyến khích phát triển mô hình tôm - lúa, Ths Nguyễn Công Thành, Trung tâm Tập huấn và Chuyển giao Công nghệ nông nghiệp vùng ĐBSCL, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, cho rằng: “Cần tuyên truyền để người dân hiểu được lợi ích về mối quan hệ tương tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa vật nuôi và cây trồng trong hệ sinh thái đồng ruộng. Việc phát triển mô hình này theo kiểu đơn lẻ sẽ khó kiểm soát nước, nên phát triển theo hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã, cánh đồng lớn”.

Theo đó, Phó giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Tranh cho biết, định hướng phát triển trong thời gian tới của tỉnh là tổ chức lại sản xuất mô hình tôm - lúa theo chuỗi giá trị, nâng cao năng suất, chất lượng, thân thiện với môi trường sinh thái, hướng tới các tiêu chuẩn nuôi tôm có trách nhiệm và tăng giá trị, lợi thế cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ dân. Góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp (ngành tôm và lúa hữu cơ).

Báo Cà Mau
Đăng ngày 14/07/2018
Đặng Duẩn - Hoàng Diệu
Nuôi trồng

Hệ vi sinh trong ao nuôi

Hệ vi sinh trong ao nuôi đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và sức khỏe của tôm, cũng như khả năng quản lý chất lượng nước. Hiểu và quản lý tốt hệ vi sinh không chỉ giúp người nuôi kiểm soát môi trường ao hiệu quả, mà còn giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, nâng cao năng suất và chất lượng tôm.

Tạt vi sinh
• 09:29 16/12/2024

Phòng bệnh tổng hợp cho tôm hùm

Tôm hùm là một trong những loài nuôi có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, để nuôi tôm hùm đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài việc nắm vững kỹ thuật nuôi, người nuôi cần chú ý các biện pháp phòng trị bệnh cho tôm.

Tôm hùm
• 09:59 13/12/2024

Rủi ro của việc xét nghiệm không đầy đủ trong quy trình kiểm dịch

Quy trình kiểm dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, và hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, các bước xét nghiệm trong kiểm dịch giúp phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kiểm soát các chất cấm, và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Thủy
• 10:43 12/12/2024

Phèn ngăn cản việc gây màu nước cho ao nuôi tôm

Trong nuôi tôm, việc gây màu nước là một bước quan trọng để tạo môi trường lý tưởng cho sự phát triển của tôm.

Ao tôm phèn
• 09:54 11/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 18:49 16/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 18:49 16/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 18:49 16/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 18:49 16/12/2024

Hệ vi sinh trong ao nuôi

Hệ vi sinh trong ao nuôi đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và sức khỏe của tôm, cũng như khả năng quản lý chất lượng nước. Hiểu và quản lý tốt hệ vi sinh không chỉ giúp người nuôi kiểm soát môi trường ao hiệu quả, mà còn giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, nâng cao năng suất và chất lượng tôm.

Tạt vi sinh
• 18:49 16/12/2024
Some text some message..