Đề xuất hướng quản lý cho sản xuất giống ngao 2 cồi

Số cơ sở sản xuất ngao giống 2 cồi tự phát trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đang tăng lên trong khi cơ quan chuyên môn khó quản lý. Vấn đề này đang được ngành chức năng xem xét để đề xuất hướng tháo gỡ.

Đề xuất hướng quản lý cho sản xuất giống ngao 2 cồi
Chăm sóc giống ngao 2 cồi tại thôn Ninh Tịnh, xã Ninh Phước.

Lãi cao nhưng bấp bênh

Hơn 1 năm qua, ở Khánh Hòa, nhiều người chuyển sang sản xuất ngao giống 2 cồi (còn gọi là sò mía). Con giống của Khánh Hòa đang được bạn hàng ở Hải Phòng, Quảng Ninh đánh giá cao và liên tục đặt mua để nuôi thành ngao thương phẩm. Chi phí thấp, lợi nhuận cao, nhu cầu mạnh là lý do thôi thúc nhiều người chuyển sang sản xuất giống nhuyễn thể này.

Ông Hà Thanh Luyện (thôn Ninh Tịnh, xã Ninh Phước, thị xã Ninh Hòa) cho biết, từ khi bỏ nuôi ốc hương chuyển sang sản xuất ngao giống 2 cồi (tháng 9-2017) đến nay, trừ thiệt hại do cơn bão số 12 và tổng chi phí thuê, sửa trại, mua thức ăn khoảng 400 triệu đồng, ông ước thu lãi được gần 1 tỷ đồng. “Ngao giống nhà tôi ra bao nhiêu, bạn hàng mua hết bấy nhiêu. Vừa rồi, bạn hàng ở Quảng Ninh còn vào tận đây chờ lấy hàng”, ông Luyện nói. Thấy khả quan, ông Đỗ Đình Long - người hùn vốn chung với ông Luyện đã mở thêm 1 trại nuôi ngao giống lớn tại Phan Rang (tỉnh Ninh Thuận) với quy mô gấp đôi ở Ninh Tịnh (hơn 2.000m2).

Theo một số người nuôi, so với ốc hương, chi phí sản xuất ngao giống 2 cồi chỉ bằng 1/10, chăm sóc đỡ vất vả hơn. Ngao 2 cồi chỉ ăn tảo biển. Do đó, ngoài đầu tư xây bể, người nuôi chỉ cần mua ngao bố mẹ và một lượng tảo biển ban đầu (giá 280.000 đồng/5 lít), cho vào túi chuyên dụng để nhân ra, sau đó chuyển vào bể nhân tiếp 45 ngày là được khoảng 1.000 lít. Chỉ cần nhân tảo biển đạt từ 100 lít trở lên là có thể lấy cho ngao ăn dần. 1kg con giống bố mẹ (100.000 đồng/kg) có thể đẻ 1 - 2 triệu đến 15 - 20 triệu con giống, tùy điều kiện. Một lứa ngao giống nuôi trung bình 45 - 50 ngày có thể xuất bán với giá tại trại khoảng 42 triệu đồng/1 triệu con giống. Tuy nhiên, theo ông Luyện, nếu môi trường nước không phù hợp, thiếu kinh nghiệm nuôi thì chỉ vài ngày là có thể hỏng lứa ngao. Thực tế từ đầu năm tới nay, cả thôn Ninh Tịnh cũng mới có 2 - 3 hộ xuất bán được ngao giống.

Ở phường Cam Phú (TP. Cam Ranh), nhiều trại sản xuất tôm, cá cũng đã chuyển sang nuôi giống ngao 2 cồi. Nhưng ông Đặng Bá Cường - chủ trại giống Cường Thịnh thừa nhận, tuy mỗi đợt trại có thể sản xuất hàng triệu ấu trùng nhưng không phải lúc nào cũng ra được giống. Theo ông Nguyễn Dự - Trưởng trạm Chăn nuôi và Thú y TP. Cam Ranh, khảo sát sơ bộ cho thấy, tỷ lệ trại sản xuất giống ngao 2 cồi ở Cam Ranh thành công  khoảng 4/10.

Sẽ đề xuất gỡ vướng

Bà Trần Thanh Thúy - Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, Khánh Hòa có nhiều tiềm năng sản xuất các loại nhuyễn thể. Chất lượng con giống của Khánh Hòa đang có ưu thế hơn hẳn các nơi khác. Đối với ngao 2 cồi, thực tế, trên địa bàn Khánh Hòa tồn tại cả hình thức nuôi thương phẩm và nuôi con giống, nhưng điều kiện Khánh Hòa không thích hợp phát triển nuôi thương phẩm quy mô lớn. Việc ương dưỡng ngao giống 2 cồi vốn đã xuất hiện rải rác từ 2 năm trước, rộ nhất từ cuối năm 2017 và hoàn toàn tự phát. Vì vậy, lợi nhuận thu được tùy thuộc vào kỹ thuật của người nuôi. Nếu kỹ thuật tốt, tỷ lệ ương nuôi ấu trùng, ra giống có thể đạt 5 - 10%, đặc biệt có thể tới 20%. Với hộ nuôi nhỏ lẻ, quy trình chưa ổn định, tỷ lệ ra giống nhỏ hơn 3%. Việc ra giống không nhiều trong khi nhu cầu cao tạm thời khiến giá con giống tăng, người nuôi lãi nhiều.

Về phía cơ quan quản lý, cho đến nay, Khánh Hòa chưa hề nhập hay nghiên cứu chính thức về công nghệ sản xuất ngao giống 2 cồi. Ngành Thủy sản chỉ có quy định quản lý chung về đối tượng thủy sản và có quy trình, hướng dẫn cụ thể với 5 giống thủy sản trọng điểm quốc gia. Những trại ương dưỡng ngao 2 cồi không nằm trong khu vực quy hoạch nuôi trồng thủy sản nên cơ quan quản lý không thể cấp phép; người dân không dám đầu tư, sửa chữa bài bản. Tỉnh nhập mua con giống và tỉnh cung cấp con giống cũng chưa liên kết được trong công tác quản lý. Người nuôi có tâm lý sản xuất được lúc nào hay lúc đó, nhưng sản phẩm lại vẫn lưu thông trên thị trường.

Điều này dẫn đến tình trạng nhà quản lý không nắm bắt, kiểm soát được chất lượng giống; người nuôi chấp nhận rủi ro; người mua sẽ chịu thiệt nếu chất lượng con giống không đảm bảo. Trước mắt, việc sản xuất tự phát vẫn mang lại lợi nhuận cho một số người nuôi, nhưng về lâu dài, có thể dẫn tới tình trạng không bảo vệ được nguồn lợi thủy sản, sản xuất mang tính chộp giật, không bền vững.

Được biết, tuần này, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh sẽ đi khảo sát thực tế để nắm tình hình tại các trại ương dưỡng giống ngao 2 cồi. Sau đó, chi cục sẽ có công văn gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định tạm thời quản lý đối tượng này về: điều kiện trại sản xuất loài nhuyễn thể; mức độ an toàn sinh học; tiêu chuẩn chất lượng; kiểm soát chất lượng, kiểm dịch…

Theo khảo sát sơ bộ của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, đến cuối tháng 4-2018, toàn tỉnh có 320 cơ sở sản xuất các loại nhuyễn thể đang hoạt động, trong đó có 223 cơ sở ương dưỡng giống nhuyễn thể, phân bố nhiều nhất ở Ninh Hòa, tiếp theo là Cam Ranh, Vạn Ninh, Nha Trang. Riêng ở Ninh Hòa, trong 130 cơ sở ương dưỡng giống nhuyễn thể, có 82 cơ sở ương dưỡng ngao giống 2 cồi.

Báo Khánh Hòa
Đăng ngày 18/06/2018
Nguyễn Thiều
Nuôi trồng

FLOCponics: Sự tích hợp hoàn hảo của công nghệ biofloc và cây thủy canh

FLOCponics là một loại Aquaponics thay thế tích hợp công nghệ biofloc (BFT) với sản xuất cây trồng không sử dụng đất.

flocponics
• 15:51 07/03/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

Chuyển giao kỹ thuật nuôi cá chình thương phẩm trong bể xi măng

Ngày 26/4, tại xã Mỹ Thắng (huyện Phù Mỹ), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Công ty TNHH Nuôi trồng thủy sản Vạn Xuân tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi cá chình thương phẩm trong bể xi măng cho 30 hộ nông dân trên địa bàn xã.

Nông dân
• 09:32 29/04/2025

Tôm mới thả mà ao có rong đáy

Trong quá trình nuôi tôm, đặc biệt ở giai đoạn đầu sau khi thả giống, việc quan sát các hiện tượng bất thường trong ao là vô cùng quan trọng để kịp thời xử lý và tránh thiệt hại. Một trong những hiện tượng mà nhiều bà con nông dân gặp phải nhưng thường bỏ qua là sự xuất hiện của rong đáy ngay sau khi thả tôm. Nhiều người xem đó là hiện tượng tự nhiên hoặc thậm chí nghĩ rằng rong tốt cho ao nuôi. Tuy nhiên, “tôm mới thả mà có rong đáy” thực chất lại là một cảnh báo nguy hiểm, cần được nhận diện và xử lý đúng cách.

Ao đóng rong
• 08:54 28/04/2025

Tình hình nuôi trồng và quy hoạch thủy sản Việt Nam năm 2025

Ngành thủy sản Việt Nam từ lâu đã đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn tạo ra hàng triệu việc làm và đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, trước những thách thức của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, và yêu cầu ngày càng cao từ các thị trường quốc tế, ngành thủy sản nói chung và lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói riêng đang đứng trước yêu cầu phải chuyển đổi mạnh mẽ theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:46 25/04/2025

Tình hình khuẩn Vibrio ngày càng tăng

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm tại Việt Nam đang đối mặt với một thách thức lớn: sự gia tăng nhanh chóng của vi khuẩn Vibrio trong các ao nuôi. Đây là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe của tôm và hiệu quả kinh tế của người nuôi.

Tôm bệnh
• 10:12 24/04/2025

Quản lý tài nguyên nước thông minh phát triển thủy sản

Mới đây, lãnh đạo Bộ NN&MT làm việc với Viện Khoa học Tài nguyên Nước về khoa học công nghệ và lĩnh vực liên quan đến phát triển thủy sản trên sông, hồ chứa đã đề cập vấn đề quản lý tài nguyên nước thông minh. Đây là vấn đề thời sự đang được nỗ lực thực hiện ở một số địa phương.

Lồng bè
• 11:12 29/04/2025

Cá nóc ăn snack sò: Cư dân mạng rén nhẹ vì răng “thỏ” mà cắn vỡ cả vỏ!

Một đoạn video ghi lại cảnh một chú cá nóc cảnh thưởng thức món snack sò đã bất ngờ thu hút sự chú ý lớn từ cộng đồng mạng. Không chỉ vì sự đáng yêu của chú cá, mà chính là khả năng "nghiền nát" vỏ sò cứng cáp bằng đôi răng thỏ tưởng chừng vô hại của mình – điều khiến người xem vừa bất ngờ vừa… có phần "rén".

Cá nóc
• 11:12 29/04/2025

Chuyển giao kỹ thuật nuôi cá chình thương phẩm trong bể xi măng

Ngày 26/4, tại xã Mỹ Thắng (huyện Phù Mỹ), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Công ty TNHH Nuôi trồng thủy sản Vạn Xuân tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi cá chình thương phẩm trong bể xi măng cho 30 hộ nông dân trên địa bàn xã.

Nông dân
• 11:12 29/04/2025

Cá rô phi Việt Nam bức phá tại thị trường Mỹ

Trong ba tháng đầu năm 2025, cá rô phi Việt Nam đã có sự bứt phá mạnh mẽ tại thị trường Mỹ, mở ra cơ hội lớn cho ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Theo thông tin từ các nguồn xuất khẩu, giá trị xuất khẩu cá rô phi sang Mỹ đã đạt gần 14 triệu USD, đánh dấu mức tăng trưởng ấn tượng lên tới 131% so với cùng kỳ năm 2024.

Cá rô phi
• 11:12 29/04/2025

Giá thủy sản đồng loạt tăng mạnh trước Đại lễ 30/4 - 1/5

Đại lễ 30/4 - 1/5 là dịp đặc biệt, không chỉ kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, mà còn là thời điểm tôn vinh sự kiện lịch sử quan trọng, đánh dấu non sông liền một dải. Cùng với không khí lễ hội, nhu cầu tiêu thụ thủy sản sẽ tăng mạnh, đẩy giá các mặt hàng này lên cao trong những ngày gần lễ.

Hải sản
• 11:12 29/04/2025
Some text some message..