Nguy hại luôn “Rình rập” người nuôi tôm
Nguy hại lớn nhất hiện nay ở người nuôi tôm chính là dịch bệnh. Nguồn tôm giống ở hầu hết các trại giống Việt Nam đều gặp phải tình trạng chung là nhiễm EHP (vi khuẩn bào trùng tử, gây bệnh ở tôm bởi ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei) trên diện rộng.
Được phát hiện đầu tiên vào năm 2015, nhưng hơn 1 năm trở lại đây, dịch EHP bùng phát trở lại tại nhiều tỉnh thành nuôi tôm, khiến nhiều nông dân lâm vào cảnh nợ nần, trắng tay. Trải qua các lần nghiên cứu, cuối cùng nguồn bệnh EHP được phát hiện trên tôm giống là chủ yếu, chứ không phải là do môi trường nuôi.
Giấy chứng nhận giống tôm sạch bệnh từ công ty bán giống và ngành chăn nuôi - thú y cấp có thể bảo hộ cho người nông dân. Tuy nhiên, điều này khó tin tưởng được, mặc dù người cấp giấy đã làm đúng quy định.
Dịch bệnh là mối nguy hại lớn nhất của người nuôi tôm hiện nay. Ảnh: vnbusiness.vn
Giả sử trong 1 triệu con giống sẽ có 1000 con bị nhiễm EHP, thì chúng ta phải lấy ngẫu nhiên 500 con thì mới phát hiện ra 1 con bị bệnh. Nhưng nếu xét theo quy định hiện hành, nếu bắt tôm đi xét nghiệm ngẫu nhiên thì kết quả xác suất là 50 con sẽ bắt 20 con, nếu 1 triệu con thì cũng chỉ bắt 27 con.
Điều này là hết sức vô lý, bởi 1 triệu con tôm chỉ bắt 27 con đi xét nghiệm thì không thể nào cho ra kết quả đáng tin cậy được. Thậm chí, nếu chúng ta áp dụng nguyên lý xác suất, hiệu quả của công tác xét nghiệm gần như bằng 0. Ngoài ra, các trại giống còn áp dụng thêm phương pháp RT - PCR đã được chứng nhận, nhưng lại không đủ nhạt đối với dịch EHP.
Đứng trước tình hình quản lý lạc hậu, không theo kịp diễn biến dịch bệnh, thiếu kinh nghiệm trong chăn nuôi bền vững và gần như không có quy định liên quan đến phát thải khí nhà kính,... Do đó, kiến nghị các cơ quan ban ngành chức năng cần sớm có sự thay đổi, đặc biệt chú trọng khâu lấy mẫu và cấp giấy chứng nhận. Chỉ có như vậy, dịch bệnh trên tôm mới có hy vọng được phát hiện sớm, ngăn chặn sự bùng phát, lan rộng làm khổ người nuôi tôm.
Nhà nước cần hành động trước những đối thủ cạnh tranh ngành tôm
Nếu so Việt Nam với Ecuador (Đối thủ xuất khẩu tôm của nước ta), trung bình trại nuôi tôm của họ là 240ha trong khi đó ta chỉ có 3.5ha. Do đó, Ecuador nuôi tôm thẻ chân trắng theo phương thức quảng canh, còn Việt Nam thì áp dụng nuôi thâm canh. Ngoài ra, với tôm cỡ nhỏ, 50% sản lượng Ecuador bán cho Trung Quốc, còn Việt Nam thu hoạch cỡ 30 con/kg xuất khẩu sang thị trường Âu, Mỹ,...
Nhà nước cần đưa ra giải pháp để giúp người nuôi tôm vượt qua khó khăn về dịch bệnh trên tôm. Ảnh: Tép Bạc
Đứng trước Ecuador, chúng ta cần phải tăng liên kết để nuôi trên một diện tích lớn hơn. Từ đó, tạo mọi điều kiện thuận lợi để quản lý, tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản. Thêm vào đó, để tăng giá trị ngành tôm, bắt buộc tăng cường chế biến sâu hơn nữa, đóng gói để kéo dài hạn sử dụng, tăng cường áp dụng khoa học để truy xuất nguồn gốc,...
Tuy nhiên, để làm được điều này không phải dễ. Để truy xuất được nguồn gốc tôm phải số hóa được dữ liệu, hạ tầng, cần phải có sự hỗ trợ, đầu tư từ nhà nước. Chưa kể, cần phải có mã vùng nuôi, nhưng để có mã này thường gặp nhiều khó khăn do phải liên quan đến yếu tố đất đai, và trường hợp thuê đất nuôi gây khó khăn trong việc xử lý.
Cụ thể, Nhà nước cần phải đầu tư trước hạ tầng, chính sách mở để tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người nuôi sáng tạo, phát triển.