Dịch bệnh trên tôm nuôi diễn biến phức tạp

Từ đầu năm đến nay, diện tích thả nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh gần 870ha chủ yếu ở các huyện Đông Hòa, Tuy An và TX Sông Cầu. Tuy nhiên, do thời tiết bất lợi, nắng nóng kéo dài và một số vùng nuôi không đảm bảo môi trường nên tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi diễn biến phức tạp.

Tôm chết
Người nuôi tôm ở xã Hòa Hiệp Nam (huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) kiểm tra và vớt tôm chết lên bờ để xử lý. Ảnh: ANH NGỌC

Hiện Sở NN-PTNT phối hợp với các địa phương triển khai các giải pháp nhằm tránh lây lan và khuyến cáo người nuôi cần xử lý kỹ ao nuôi trước khi thả nuôi vụ 2/2020.

Hơn 45ha tôm nuôi bị bệnh

Vụ 1/2020, gia đình ông Trần Minh Chánh ở xã Hòa Hiệp Nam (huyện Đông Hòa), thả nuôi tôm với diện tích khoảng 1,4ha tại vùng nuôi thuộc thôn Đa Ngư, xã Hòa Hiệp Nam. Dù ông đã cải tạo, xử lý hồ nuôi rất kỹ và chọn mua con giống ở cơ sở có uy tín nhưng bệnh trên tôm nuôi vẫn xảy ra. Ông Chánh cho biết: Lúc mới thả tôm giống, thời tiết bất lợi làm tôm chậm phát triển. Đến khoảng một tháng rưỡi, tôm nuôi có dấu hiệu bị bệnh nên gia đình đã mua thuốc để điều trị. Tuy nhiên, tôm không khỏi bệnh mà bắt đầu chết dần nên phải thu hoạch tôm non. Vụ nuôi này chúng tôi lỗ vốn hơn 20 triệu đồng…

Còn theo ông Nguyễn Bảy, người nuôi tôm ở xã Hòa Tâm (huyện Đông Hòa), ở vùng nuôi hạ lưu sông Bàn Thạch (huyện Đông Hòa), đa số người nuôi tôm vụ 1/2020 đều không thành công, bởi tôm nuôi không phát triển. “Gia đình tôi thả nuôi 2 hồ với diện tích gần 1,6ha, nhưng sau gần 3 tháng nuôi đến khi thu hoạch chỉ hòa vốn, dù tôm nuôi không bị bệnh. Nguyên nhân có thể là thời điểm thả tôm giống gặp thời tiết bất lợi, sức đề kháng của tôm bị yếu nên tôm nuôi không lớn”, ông Bảy nói.

Tại huyện Tuy An, từ đầu năm đến nay, người dân địa phương này đã thả nuôi hơn 300ha tôm thẻ chân trắng và tôm sú. Do thời tiết bất lợi cộng với môi trường nước tại một số vùng nuôi không đảm bảo nên dịch bệnh trên tôm nuôi đã bùng phát tại một số vùng nuôi thuộc các xã An Ninh Đông, An Ninh Tây và An Cư. Đến nay, hơn 26ha tôm nuôi bị bệnh và mất trắng.

Ông Nguyễn Văn Lâm, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và thú y (Sở NN-PTNT) cho biết: Từ đầu năm đến nay, diện tích thả nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh gần 870ha, trong đó huyện Đông Hòa 255ha, huyện Tuy An 307ha, TX Sông Cầu 307ha. Đến nay, ở Phú Yên đã có hơn 45ha nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú bị bệnh (Tuy An 26,2ha, Đông Hòa 18,1ha, Sông Cầu 0,7ha). Các loại bệnh xảy ra trên tôm nuôi chủ yếu là đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp. Chi cục Chăn nuôi và thú y đã tổ chức kiểm tra tình hình dịch bệnh và công tác phòng chống tại các huyện, thị xã để đôn đốc, hướng dẫn địa phương và người nuôi thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh. UBND tỉnh đã phân bổ 21 tấn hóa chất Sodium Chlorite 20% cho các địa phương để sát trùng phòng chống dịch bệnh trên thủy sản nuôi.

Không để dịch bệnh lây lan

Theo ông Nguyễn Văn Lâm, nguyên nhân xảy ra dịch bệnh trên tôm nuôi là do thời tiết bất lợi, môi trường biến động làm sức đề kháng của thủy sản nuôi suy giảm, tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập gây bệnh. Mặt khác, hiện môi trường nhiều vùng nuôi ở Phú Yên bị suy thoái, ô nhiễm bởi chất thải hữu cơ tích tụ, tồn động trong vùng nuôi không được rửa trôi. Kết quả quan trắc môi trường của Trung tâm Giống nông nghiệp Phú Yên từ đầu năm đến nay cho thấy, các chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa phản ánh mức độ ô nhiễm môi trường nước tại các vùng nuôi tôm nước lợ ở Phú Yên đều vượt ngưỡng giới hạn cho phép. Ngoài ra, hoạt động của các tổ cộng đồng nuôi tôm còn nhiều hạn chế, ý thức một số hộ nuôi còn kém, chưa có sự đoàn kết trong công tác bảo vệ môi trường, chưa quan tâm đến việc kiểm dịch con giống, chưa chấp hành các khuyến cáo của cơ quan quản lý chuyên ngành.

“Khi dịch bệnh xảy ra, nhiều hộ nuôi không báo cáo cho cơ quan chức năng mà tự ý thu hoạch và không xử lý mầm bệnh trước khi xả thải ra môi trường làm lây lan dịch bệnh. Thêm vào đó, hiện nay, nhiều vùng nuôi có hệ thống công trình nuôi không đảm bảo yêu cầu về phòng chống dịch bệnh, hầu hết không có ao lắng, ao xử lý nước cấp, lấy nước trực tiếp từ ngoài vào ao nuôi, hệ thống cấp thoát nước chưa riêng biệt... cũng là một trong những nguyên nhân khiến dịch bệnh trên tôm nuôi diễn biến phức tạp”, ông Lâm nói.

Ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết: Thời gian đến, các địa phương có nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh cần tăng cường tuyên truyền, vận động người nuôi thực hiện đúng các quy định trong nuôi trồng thủy sản và có khuyến cáo kịp thời để công tác phòng chống dịch bệnh cho thủy sản nuôi đạt hiệu quả. Sở NN-PTNT đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với các địa phương tổ chức tập huấn cho người nuôi về công tác phòng chống dịch bệnh cho động vật thủy sản; giám sát, nắm bắt thông tin tình hình dịch bệnh thủy sản để kịp thời hướng dẫn, hỗ trợ hóa chất sát trùng xử lý, khống chế ổ dịch triệt để, tránh lây lan. Đồng thời, các đơn vị này tiếp tục phối hợp với các địa phương tổ chức kiểm tra, kiểm soát giống thủy sản nhập về địa phương, xử lý nghiêm các trường hợp con giống không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch và xét nghiệm bệnh. Con giống trước khi thả nuôi phải được kiểm dịch, xét nghiệm bệnh nguy hiểm, người nuôi cần khai báo khi thủy sản nuôi bị dịch bệnh và thực hiện tốt các quy định về phòng chống dịch bệnh. Các địa phương cần có biện pháp xử lý nghiêm đối với các trường hợp xả thải ao nuôi thủy sản bị bệnh ra môi trường mà chưa xử lý làm lây lan dịch bệnh.

Báo Phú Yên
Đăng ngày 27/03/2020
ANH NGỌC
Dịch bệnh

Dự đoán các bệnh có thể mắc phải khi tôm bỏ ăn

Khi tôm bỏ ăn, điều này không chỉ là dấu hiệu cho thấy chúng gặp vấn đề về sức khỏe, mà còn có thể là cảnh báo về những bệnh lý tiềm ẩn đang xuất hiện trong ao nuôi. Để giúp người nuôi tôm nhanh chóng nhận biết và xử lý kịp thời, việc dự đoán các bệnh khi tôm bỏ ăn là rất quan trọng.

Tôm đứt râu
• 09:32 01/10/2024

Vi khuẩn phát sáng Vibrio harveyi

Vibrio harveyi là một loại vi khuẩn phát sáng thuộc họ Vibrionaceae, được tìm thấy phổ biến trong môi trường nước biển.

Vi khuẩn
• 10:29 30/09/2024

Phân biệt đốm trắng do virus và vi khuẩn trên tôm

Bệnh đốm trắng là một trong những vấn đề gây thiệt hại nghiêm trọng cho các ao nuôi tôm. Tuy nhiên, bệnh này có thể do hai tác nhân khác nhau gây ra là vi khuẩn và virus. Việc phân biệt giữa bệnh đốm trắng do vi khuẩn và virus là điều cực kỳ quan trọng để có biện pháp xử lý phù hợp.

Đốm trắng
• 09:37 26/09/2024

Khi tôm nuôi có dấu hiệu EHP ta nên làm gì?

Khi tôm nuôi có dấu hiệu nhiễm EHP, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý kịp thời để giảm thiểu tác động và kiểm soát bệnh hiệu quả. Dưới đây là những bước cần thực hiện khi phát hiện tôm nhiễm bệnh EHP.

Tôm bệnh
• 10:06 18/09/2024

Thực trạng và hướng phát triển bền vững nuôi cá biển

PGS.TS Phạm Đức Hùng ở Viện Nuôi trồng Thủy sản thuộc Trường Đại học Nha Trang phân tích thực trạng nuôi cá biển hiện nay, từ con giống đến các đối tượng và hình thức nuôi còn nhiều hạn chế, từ đó đề xuất hướng phát triển bền vững.

Cá biển
• 12:26 18/10/2024

Biết kháng sinh gây hại nhưng người nuôi vẫn bất chấp?

Việc người nuôi tôm hiện nay vẫn bất chấp sử dụng kháng sinh mặc dù biết rõ tác hại đã trở thành vấn đề nhức nhối. Kháng sinh, dù mang lại hiệu quả tạm thời trong việc điều trị bệnh, nhưng hệ quả lâu dài lại vô cùng tiêu cực. Không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, tôm nhiễm kháng sinh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn ngành nuôi tôm, khiến giá trị kinh tế giảm sút và cản trở sự phát triển bền vững. Tại sao người nuôi lại biết rõ những rủi ro nhưng vẫn tiếp tục hành vi này?

Kháng sinh
• 12:26 18/10/2024

Nhìn bọt có thể đoán được môi trường ao nuôi đang tốt hay xấu hay không?

Nhìn vào hiện tượng bọt trong ao nuôi tôm có thể cung cấp một số thông tin hữu ích về tình trạng môi trường nước, từ đó giúp người nuôi đánh giá xem môi trường ao đang ở trạng thái tốt hay xấu. Tuy nhiên, việc đánh giá này cần phải dựa vào các quan sát kỹ lưỡng và kết hợp với các yếu tố khác, vì hiện tượng bọt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Bọt ao nuôi
• 12:26 18/10/2024

Thuật ngữ “chống bán phá giá” trong xuất khẩu tôm

Vào tháng 10 năm 2023, quan hệ xuất khẩu tôm giữa Indonesia và Hoa Kỳ đã trải qua căng thẳng do cáo buộc vi phạm chống bán phá giá do Hoa Kỳ đưa ra. Không chỉ Indonesia, cáo buộc này cũng ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ. Vậy, thuật ngữ chống bán phá giá trong xuất khẩu tôm chính xác là gì?

Tôm thẻ
• 12:26 18/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 12:26 18/10/2024
Some text some message..