Diễn biến giá tôm nguyên liệu 6 tháng đầu năm 2018

Trong 6 tháng đầu năm, thị trường tôm sú tương đối ổn định: Tôm sú ướp đá nguyên liệu loại 30 con/kg có giá 170.000-190.000 đồng/kg, loại 40 con/kg giá 140.000-150.000 đồng/kg , khá ổn định kể từ đầu năm. Thị trường tôm chân trắng sau thời gian biến động giảm, hiện đang có dấu hiệu cải thiện.

Diễn biến giá tôm nguyên liệu 6 tháng đầu năm 2018
Thu hoạch tôm ở Nghệ An. Ảnh: Báo Nghệ An
Từ tháng 4 đến giữa tháng 6, giá tôm giảm do nguồn cung cao

Từ tháng 4 đến giữa tháng 6, giá tôm sụt giảm (khoảng 20-30% tùy cỡ). Tháng 4: Tôm chân trắng cỡ 60-70 con/kg giảm 20.000 đồng/kg so với tháng 3, xuống còn 110.000-120.000 đồng/kg; Cỡ 100-110 con/kg cũng giảm 15.000-20.000 đồng/kg, xuống còn 85.000-90.000 đồng/kg. Sang tháng 5, giá tôm không cải thiện mà tiếp tục giảm tại các tỉnh như Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu… Tại Sóc Trăng, tôm chân trắng loại 100 con/kg chỉ khoảng 70.000-80.000 đồng/kg, tôm chân trắng loại 60 con/kg có giá rất thấp, xấp xỉ 100.000 đồng/kg. Thậm chí, giá tôm chân trắng tại Bến Tre còn được nhận định là thấp nhất trong vòng 5 năm qua (giảm hơn 30.000 đồng/kg so với năm 2017).

Giá tôm sụt giảm có nhiều nguyên nhân. Trong đó, lượng tồn kho ở các thị trường tương đối nhiều trong khi sức tiêu thụ của thị trường không như dự kiến. Cùng với đó, việc các nước được mùa, cung ra thị trường lớn, trong khi tăng trưởng chung về nhu cầu vẫn dừng ở mức 5% như mọi năm; thị trường Trung Quốc chuyển hướng tiêu thụ tôm cỡ nhỏ nhiều hơn cũng là nguyên nhân khiến giá tôm trên thế giới giảm.

Giá tôm Việt Nam giảm theo vòng xoay của giá tôm thế giới và sự mất cân đối cung-cầu. Thông thường, từ tháng 1-5, nhu cầu thị trường còn ở mức thấp nên các nhà nhập khẩu chờ giá giảm sâu mới bắt đầu thu mua. Trong khi, một số nước như Ấn Độ, Ecuador, Indonesia năm nay vào vụ thu hoạch sớm, sản lượng dồi dào nên đã giảm giá để bán được hàng khiến giá tôm càng giảm sâu, tác động đến giá tôm tại Việt Nam.

Việc các nước như Thái Lan, Ấn Độ, Ecuador được mùa khiến nguồn cung thế giới tăng 15%, trong khi nhu cầu tăng không đáng kể. Hơn nữa, giá tôm giảm mạnh còn do tồn kho cao cuối năm 2017 ở các nước được mùa; việc tiêu thụ tôm giảm cũng đẩy lượng tồn kho tăng cao khiến giá tôm thế giới đồng loạt giảm trong thời gian qua (nhất là tháng 4 và tháng 5).

Hiện giá đã tăng trở lại

Sau thời gian giảm sâu, giá tôm chân trắng đã có dấu hiệu phục hồi. Tôm chân trắng cỡ 100 con/kg đã tăng từ 70.000 đồng/kg lên 80.000 đồng/kg. Với mức giá này, các hộ nuôi tôm có lãi 5.000-10.000 đồng/kg.

Nhìn chung, giá tôm nguyên liệu tại một số địa phương đã tăng trở lại. Tại Bạc Liêu, giá tôm chân trắng loại 100 con/kg đã tăng 10.000 đồng/kg (đạt 80.000 đồng/kg); loại 20 con/kg có giá 194.000-196.000 đồng/kg; loại 60 con/kg giá 105.000-106.000 đồng/kg.

Tôm sú tăng khoảng 15.000 đồng/kg. Tôm sú loại 20 con/kg được thu mua với giá 320.000-322.000 đồng/kg; loại 60-70 con/kg có giá 130.000-160.000 đồng/kg.

Tôm nguyên liệu tăng giá giúp các hộ nuôi tôm có lãi sau nhiều tháng thua lỗ.

Dự báo giá tôm nguyên liệu sẽ cải thiện

Dự báo, giá tôm nguyên liệu sẽ được cải thiện trong thời gian tới, khi Ấn Độ, Bangladesh, Thái Lan và một số quốc gia khác đã qua thời điểm thu hoạch rộ. Nhu cầu tăng lên từ các thị trường nhập khẩu sẽ khiến giá tôm dự kiến tăng vào khoảng tháng 8 năm nay. Bên cạnh đó, việc người dân hạn chế thả nuôi, làm giảm nguồn cung, cũng khiến giá tôm nguyên liệu có thể tăng trong các quý tiếp theo.

Trong bối cảnh giá tôm như hiện nay, để giữ vững nguồn cung và thích ứng với thị trường, các hộ nuôi được khuyến cáo không nên bỏ ao, mà duy trì thả nuôi (tôm chân trắng, tôm sú) với mật độ thưa hơn giúp giảm thiểu rủi ro, kéo dài thời gian nuôi, chờ đến khi giá tôm hồi phục. Người nuôi tôm cần áp dụng công nghệ mới, nuôi theo chuẩn quốc tế, tập trung sản xuất theo hướng hợp tác và liên kết theo chuỗi giá trị (từ vật tư đầu vào đến tiêu thụ sản phẩm) để nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm giá thành sản xuất.

Đối với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu của Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã ký kết được các đơn hàng lớn phục vụ các dịp lễ tết quan trọng cuối năm 2018. Vì vậy, dự báo giá tôm sẽ tăng trở lại trong thời gian tới. Doanh nghiệp được khuyến cáo tập trung phát triển mặt hàng giá trị gia tăng, chất lượng cao để xuất bán vào phân khúc các thị trường cao cấp vì các sản phẩm này bán được giá cao hơn và thị trường tiêu thụ ổn định hơn.

Việt Nam sẽ chớp cơ hội về thị trường.

Trong tháng 6, Hội nghị bàn về các giải pháp trọng tâm để phát triển ngành tôm bền vững đã được tổ chức tại Bạc Liêu với sự tham gia của 6 tỉnh thành ở Đồng bằng Sông Cửu long. Kết quả: Đã nhận diện được nguyên nhân khiến giá tôm chân trắng giảm trong thời gian qua và tìm ra giải pháp tổ chức sản xuất bền vững trong thời gian tới.

Việt Nam đã chịu tác động của đợt giảm giá tôm nhưng đợt giảm giá này sẽ dừng lại. Từ nay đến cuối năm sẽ là thời điểm để Việt Nam chớp cơ hội về thị trường vì dự báo nguồn cung của các nước trên thế giới giảm.

TCTS
Đăng ngày 10/07/2018
Ngọc Thúy-FICen
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 23:43 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 23:43 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 23:43 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 23:43 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 23:43 25/11/2024
Some text some message..