Do đó người nuôi cần phải nắm được công dụng, đặc điểm của từng loại hóa chất diệt khuẩn thông thường để ứng dụng một cách hiệu quả, tránh gây lãng phí và ảnh hưởng đến tôm nuôi.
Lý do nên diệt khuẩn ao nuôi tôm?
Môi trường nước quyết định rất lớn thành công của vụ nuôi, xử lý nước là bước quan trọng và không thể bỏ qua trong nuôi tôm thẻ và tôm sú.
Xuyên suốt quá trình nuôi tôm, không thể tránh khỏi việc xuất hiện các vi sinh vật, cũng như mầm bệnh gây hại đến tôm. Diệt khuẩn ao nuôi tôm là quá trình sử dụng các loại chất diệt khuẩn, chất sát trùng để loại bỏ vi khuẩn gây hại cho môi trường nước ao nuôi tôm.
Việc diệt khuẩn ao nuôi tôm luôn được đặc biệt quan tâm do môi trường nước là yếu tố quan trọng, quyết định lên đến 50% sự thành công của vụ nuôi tôm. Diệt khuẩn ao nuôi tôm được thực hiện nhằm các mục đích như:
- Loại bỏ vi khuẩn, tạp chất, virus còn sót lại từ các vụ nuôi trước.
- Khử trùng và xử lý nguồn nước khi được cấp vào ao nuôi.
- Tiết kiệm chi phí thức ăn cho tôm thông qua tạo nguồn thức ăn tự nhiên, giúp tôm hấp thụ nhanh trong giai đoạn đầu, đồng thời tăng lợi nhuận từ mùa vụ.
Các giai đoạn cần diệt khuẩn
Diệt khuẩn khi cải tạo ao
Cải tạo ao sau mỗi vụ nuôi giúp tiêu diệt các vi khuẩn, nấm, mầm bệnh,…còn xót lại của vụ nuôi trước, bà con nên dùng vôi rãi đều khắp đáy ao và phơi ao khoảng 2-5 ngày. Vôi sẽ tiêu diệt được vi khuẩn, mầm bệnh và hạ phèn trong đất, tạo điều kiện thuận lợi trước khi bơm nước vào ao.
Tôm có dấu hiệu nhiễm khuẩn
Hoặc có thể sử dụng thuốc sát trùng như Clorin hay TCCA liều 10 – 30 ppm để tiêu diệt các mầm bệnh, virus có khả năng gây hại cho tôm, các chất này cần được sử dụng từ 7-10 ngày sau đó giải độc nước lại rồi mới đánh vi sinh trước khi thả giống 2 ngày để đảm bảo an toàn cho tôm.
Diệt khuẩn khi cấp nước vào ao chuẩn bị thả giống
Khi cấp nước vào ao bà con nên chọn nguồn nước tốt không lấy nước vào thời điểm có tảo nở hoa, sử dụng túi lọc để cản bớt các ấu trùng, trứng mang mầm bệnh xâm nhập vào ao nuôi.
Sau khi cấp nước vào ao, bật quạt nước chạy trong 3-5 ngày để cho trứng, ấu trùng mềm bệnh nở rồi dùng các loại thuốc diệt khuẩn: Iodine, BKC, KMnO4, Clorine để tiêu diệt chúng.
Sau khi diệt khuẩn sát trùng nguồn nước cấp vào ao thì chờ 2-5 ngày rồi tiến hành cấy men vi sinh để gây màu nước và tăng mật độ vi khuẩn có lợi, tạo lợi thế trước khi thả giống.
Diệt khuẩn định kỳ khi ao có tôm
- Giai đoạn tôm nhỏ đến 45 ngày tuổi
Trong giai đoạn này việc sử dụng thuốc diệt khuẩn phải hết sức cẩn thận, vì tôm vẫn còn nhỏ, sức đề kháng kém nên rất dễ bị sốc và chết. Tôm rất cần lượng thức ăn tự nhiên trong giai đoạn này, tuy nhiên thuốc sát trùng có thể làm chết tảo, các sinh vật phù dù dẫn đến lượng thức ăn tự nhiên trong ao cho tôm bị giảm, làm tôm chậm phát triển.
Chính vì vậy người nuôi phải hết sức cẩn thận và chỉ sử diệt khuẩn hóa học trong trường hợp cấp thiết mà thôi. Nên sử dụng diệt khuẩn sinh học bằng cách sử dụng vi sinh định kỳ, để giữ màu nước được lâu hơn, không để vi khuẩn phát triển.
Ao nuôi tôm đang được cải tạo. Ảnh: tepbac.com
- Giai đoạn từ 45 ngày tuổi đến khi thu hoạch
Giai đoạn này tôm có sức chống chịu cao hơn với hóa chất sát trùng. Nhưng người nuôi vẫn cần cẩn thận với các hóa chất sát trùng do tính diệt tảo và động vật phù du trong ao, ảnh hưởng đến sức khỏe, gây chết tôm đang yếu hoặc đang trị bệnh.
Không nên sử dụng hóa chất sát trùng có độ an toàn thấp khi các ao tôm xung quanh có dịch bệnh, môi trường ao dơ hoặc gần thu hoạch, nhất là lúc tôm yếu, bệnh.
Khi sử dụng các loại thuốc sát trùng hoặc diệt khuẩn cần lưu ý sử dụng hợp lý, tránh lạm dụng nhiều loại thuốc trong quá trình nuôi. Chúc bà con có một vụ mùa thành công!