Điều gì biến Ninh Thuận thành "thủ phủ tôm giống"?

Với hơn 498 cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm giống với hơn 1.200 trại tôm, hàng năm cung ứng cho thị trường cả nước hơn 30 tỷ con tôm giống (tôm postlarvae), tỉnh Ninh Thuận đang được ví là 'thủ phủ' tôm giống của cả nước, giúp nhiều nông dân vươn lên làm giàu.

Điều gì biến Ninh Thuận thành "thủ phủ tôm giống"?
Các cơ sở sản xuất tôm giống ở Ninh Thuận được đầu tư hiện đại, đảm bảo chất lượng. Ảnh: K.N

Tầm nhìn chiến lược, quy hoạch bài bản

Khoảng 15 - 20 năm trước, bờ biển Ninh Thuận vẫn còn rất hoang sơ với những bãi cát trải dài nhưng gần như để hoang hóa. Từ khi mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao trải bạt trên cát ở Thái Lan du nhập vào nước ta kéo theo nhu cầu tôm giống tăng cao, nhiều doanh nghiệp đã chọn Ninh Thuận làm điểm đến để mở trại nuôi tôm giống.


Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông quốc gia và các đại biểu thăm trại sản xuất tôm giống của Công ty TNHH S6, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: K.N 

Với bờ biển dài trên 105km, môi trường biển trong sạch không bị ảnh hưởng các chất thải công nghiệp và sinh hoạt, ít sông ngòi đổ ra biển nên nước biển ở khu vực này ít bị biến đổi về độ mặn, rất thuận lợi để sản xuất tôm giống. Nhiều người nói thiên nhiên ưu đãi cho cho Ninh Thuận phát triển nghề nuôi tôm giống, nhưng yếu tố quan trọng đưa tỉnh này trở thành trung tâm sản xuất của cả nước chính là con người.

Điều này chứng minh ở chỗ Ninh Thuận đã quy hoạch bài bản các khu sản xuất giống. Đầu tiên là dự án đầu tư hạ tầng vùng sản xuất và kiểm định giống thủy sản tập trung An Hải (huyện Ninh Phước), triển khai xây dựng năm 2005, quy mô 125ha. Tiếp đó, tỉnh quy hoạch thêm khu sản xuất ở xã Nhơn Hải (Ninh Hải), quy mô 148ha.

Tại các khu vực này, Ninh Thuận đã đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, trang thiết bị hiện đại, có thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất tôm giống công nghệ cao. Với chiến lược phát triển nghề nuôi trồng thủy sản đúng đắn, có tính bền vững, Ninh Thuận đã đón hàng trăm doanh nghiệp trong ngoài nước đến đầu tư sản xuất tôm giống chất lượng cao, tạo nên thương hiệu mạnh trên thị trường.

Theo báo cáo của Chi cục Thủy sản tỉnh Ninh Thuận, hiện khu sản xuất giống tập trung An Hải đã có 163 cơ sở/51.732m2 hồ ương nuôi tôm, trong đó có những công ty hàng đầu 100% vốn nước ngoài như Grobest, Uni-President, C.P… Sản lượng giống tối đa của vùng này có thể đạt 10 - 12 tỷ con giống/ năm (chiếm 25 - 35% lượng giống của tỉnh).

Còn khu Nhơn Hải hiện đang tập trung hơn 60% số cơ sở sản xuất tôm giống trên địa bàn tỉnh; sản lượng giống tôm khu vực này chiếm khoảng 45 - 55% tổng sản lượng giống của tỉnh. Trước đây, người dân khu vực này xây dựng một loạt trại giống tự phát, cơ sở có quy mô nhỏ, trang bị hạn chế.


Toàn tỉnh Ninh Thuận hiện có khoảng 600 cơ sở sản xuất tôm giống

Nhưng đến nay, hầu hết các cơ sở đã được chỉnh trang về quy mô, trang thiết bị hiện đại hơn nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất tôm giống chất lượng cao phục vụ người nuôi. Ngoài ra, Ninh Thuận còn có khu sản xuất tôm bố mẹ sạch bệnh Sơn Hải. Tại đây, Công ty Moana, Công ty Việt - Úc Ninh Thuận đang đầu tư sản xuất tôm bố mẹ cung cấp cho hệ thống các trại sản xuất tôm giống trong cả nước.

Một số khu vực khác như Cà Ná, Ninh Chữ, Tri Hải…, sản lượng giống cũng chiếm khoảng 10% tổng sản lượng giống thủy sản của toàn tỉnh.

Với tầm nhìn chiến lược, quy hoạch bài bản, khai thác được lợi thế vùng tiểu khí hậu đặc trưng nắng ấm quanh năm, chỉ trong vài năm Ninh Thuận đã trở thành "thủ phủ" sản xuất tôm giống mà nhiều nơi khác không theo kịp.

Tại đây, các doanh nghiệp lớn đã ứng dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trong sản xuất tôm giống như: Nuôi cấy tảo thuần chủng trong hệ thống tuần hoàn khép kín; công nghệ lắng, lọc nước, xử lý nước bằng ozone, tia cực tím (UV); ương nuôi ấu trùng bằng công nghệ vi sinh; trang bị phòng Lab, ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử để chẩn đoán, xét nghiệm bệnh tôm bằng các phương pháp tiên tiến, hiện đại nhất như PCR, Realtime - PCR…

Siết chặt chất lượng

Chi cục Thủy sản tỉnh Ninh Thuận cho biết, hiện nay tôm giống Ninh Thuận đã được người nuôi thương phẩm trên cả nước đánh giá cao về chất lượng, đặc biệt là nhãn hiệu “Tôm giống Ninh Thuận” đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận và trong thời gian tới tỉnh sẽ phối hợp các đơn vị liên quan triển khai áp dụng cho các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tôm giống trên địa bàn.

Theo đó, dự kiến sẽ thiết kế và áp dụng Nhãn hiệu “Tôm giống Ninh Thuận” với logo đặc trưng, tích hợp các thông tin cơ bản trên nhãn để người dân nuôi tôm có thể sử dụng điện thoại di động nhận dạng, truy xuất các thông tin có liên quan đến cơ sở sản xuất, địa chỉ, chất lượng sản phẩm… 

“Ở một số nơi vẫn còn tình trạng các doanh nghiệp nhỏ lẻ thu gom tôm giống tràn lan từ các cơ sở sản xuất khác nhau rồi đóng gói bao bì nhãn mác của mình xuất bán. Thực tế phần lớn người nuôi tôm đều biết được tầm quan trọng của tôm giống, nhưng do giá tôm giống trôi nổi thường rẻ hơn, hoặc được các chủ trại giống cho nợ nên nhiều người vẫn mua tôm giống không rõ nguồn gốc về thả nuôi. Do đó chúng tôi liên tục phải tăng cường phối hợp các đơn vị có liên quan để kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc tôm giống” - ông Dư Ngọc Tuân - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Ninh Thuận thông tin.

Cũng theo ông Tuân, đơn vị hiện đang quản lý chất lượng tôm giống với 3 nội dung: Điều kiện sản xuất kinh doanh của cơ sở (cơ sở vật chất hạ tầng, con người, bằng cấp, nhà xưởng...); kiểm tra chất lượng tôm bố mẹ; kiểm tra chất lượng con tôm postlarvae.

“Về tiêu chuẩn chất lượng thì cơ sở sản xuất tự công bố và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Các tiêu chuẩn cơ sở tự công bố đó phải dựa trên quy chuẩn Việt Nam. Phía Chi cục có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ về quy chuẩn của các cơ sở đó để hậu kiểm. Trong quá trình thanh kiểm tra nếu phát hiện có sai phạm thì sẽ tiến hành xử lý” - ông Tuân cho biết.

Cũng theo ông Dư Ngọc Tuân, trong vòng 5 năm trở lại đây, các cơ sở đều thực hiện rất tốt các tiêu chí chất lượng nên thương hiệu tôm giống Ninh Thuận mới được thị trường ưa chuộng như hiện nay.

“Tất cả các đàn tôm bố mẹ nhập về tỉnh thời điểm nào, bao nhiêu con chúng tôi đều nắm được thông qua Cơ quan Thú y vùng VI. Khi tôm chuyển về, Chi cục sẽ thông báo cho doanh nghiệp nhập tôm biết và xuống kiểm tra, xác định thời hạn sử dụng đàn tôm bố mẹ là 4 tháng. Khi cách 1 tuần chúng tôi gửi thông báo và gọi điện trực tiếp cho doanh nghiệp biết đàn tôm của họ ngày tháng nào phải tiêu hủy. Đúng ngày, chúng tôi xuống tận nơi tiêu hủy đàn tôm và chụp ảnh tiêu hủy” - ông Tuân thông tin thêm.

Ninh Thuận đang hoàn thiện  Trung tâm kiểm nghiệm chất lượng giống thủy sản, xây dựng Trung tâm đạt chuẩn ISO 17025, tiến tới trở thành phòng thí nghiệm chỉ định của Bộ NNPTNT, đáp ứng tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) để trở thành đầu mối duy nhất của tỉnh cung cấp kết quả chẩn đoán, xét nghiệm bệnh (thủy sản) phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về chất lượng giống thủy sản".

Ông Dư Ngọc Tuân

Báo Dân Việt
Đăng ngày 20/06/2019
Minh Huệ
Nuôi trồng

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 05:49 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 05:49 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 05:49 27/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 05:49 27/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 05:49 27/11/2024
Some text some message..