Điều gì làm cho tăng và giảm nồng độ CO2

Trong nuôi trồng thủy sản, để có thể cân bằng các yếu tố môi trường người nuôi cần có các kiến thức và kỹ thuật cơ bản. Nguồn khí CO2 là một trong những mối quan tâm luôn hiện hữu, vậy hôm nay cùng Tép Bạc nói qua một vài đặc điểm nổi bật, cách tăng giảm nồng độ CO2 nhé.

Ao nuôi
Do biến đổi khí hậu, hàm lượng CO2 trong khí quyển đã tăng nhanh chóng. Ảnh: Tép Bạc

Sự xuất hiện của khí CO2 tăng cao

Vào ban ngày, sự quang hợp của tảo và các thực vật khác nhau trong ao sản sinh ra oxy hòa tan. Còn ban đêm, quá trình quang hợp bị ngưng thì quá trình hô hấp diễn ra và tảo cũng như các sinh vật sẽ tiêu thụ oxy hòa tan về đêm và thải ra khí Carbonic (CO2).

Hàm lượng khí CO2 trong ao nuôi tôm được hình thành từ hoạt động hô hấp của các vi sinh vật, vi khuẩn, và tôm cá. Bên cạnh đó, sự thối rữa các chất cặn bã hữu cơ xảy ra trong điều kiện yếm khí hoặc vi hiếu khí cũng tạo ra khí CO2 đáng kể.

Do biến đổi khí hậu, hàm lượng CO2 trong khí quyển đã tăng nhanh chóng. Hàm lượng khí CO2 ở trong khí quyển quá cao sẽ dần dần khuếch vào trong nước biển, làm ảnh hưởng độ pH bề mặt nước biển giảm. Trong đó, ngành thủy sản cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nhá tômNồng độ khí CO2 ảnh hưởng đến tôm qua nhiều mặt. Ảnh: Tép Bạc

CO2 thay đổi sẽ ảnh hưởng đến tôm

Hàm lượng khí CO2 quá cao trong nước là nguyên nhân trực tiếp gây ra các tác hại tiêu cực đến sự tăng trưởng, tỉ lệ sống của tôm, bên cạnh đó còn làm giảm hoạt tính enzyme tiêu hóa và tăng hàm lượng glucose trong máu của tôm. 

Khi hàm lượng CO2 trong nước càng cao, quá trình chuyển hóa trao đổi chất của tôm bị ảnh hưởng dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng thức ăn. Bên cạnh đó, tôm sống trong nước có hàm lượng khí CO2 cao sẽ tốn nhiều năng lượng trong việc hô hấp dẫn đến thiếu năng lượng để phát triển.

Bên cạnh đó, nếu hàm lượng CO2 cao sẽ gây ức chế các hoạt động của enzyme tiêu hóa dẫn đến việc tiêu thụ thức ăn và sự tăng trưởng sẽ bị chậm lại. Nhưng enzyme tiêu hóa có vai trò cực kì quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn, cung cấp axit amin và các chất cần thiết cho tôm.

Và tác hại quan trọng nhất chính là nếu tôm sống trong môi trường có nồng độ khí CO2 cao, sức khỏe và quá trình sinh trưởng của tôm sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Cách đo nồng độ CO2 có trong ao tôm

Để có thể biết được nồng độ CO2 trong ao có cao hay không, người nuôi thường có 2 phương án được áp dụng như sau:

- Sử dụng các sản phẩm Kit Test được bán trên thị trường để nhanh chóng xác định chính xác nồng độ CO2

- Có thể ước tính CO2 bằng cách đo độ pH và độ kiềm vì nồng độ CO2 cao hơn sẽ làm cho nước ao có tính axit và làm giảm độ pH. Người nuôi có thể mang mẫu nước ra các trạm xét nghiệm để có thể nhanh chóng nhận kết quả

Giảm CO2 nhanh chóng

Hiện nay, có rất nhiều cách để có thể cân bằng lại nồng độ CO2 nhanh chóng, hiệu quả như:

Giảm CO2 bằng vôi

Biện pháp bón vôi cũng là giải pháp khá tốt cho người nuôi khi phát hiện nồng độ CO2 quá cao trong ao tôm. Hàm lượng khí CO2 có thể bị loại bỏ bởi vôi, và vôi cũng góp phần tăng hệ đệm, nguồn carbon cho quá trình quang hợp.

Ban đêm là thời điểm hàm lượng khí CO2 tăng cao, vậy nên 22:00-24:00 là thời điểm thích hợp bón vôi để tránh trường hợp CO2 cao vào lúc sáng sớm. Với mỗi phân tử vôi tham gia phản ứng với CO2 tạo ra 2 ion HCO3-, ion này có vai trò quan trọng trong việc chống lại sự thay đổi pH của nước.

Thức ăn tômCO2 ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thức ăn. Ảnh: Tép Bạc

Giảm CO2 bằng cách sục khí đáy ao

Cách dùng sục khí đáy ao là cách đảm bảo được sự an toàn cho ao tôm. Vì khi sử dụng các biện pháp dùng vôi liên tục sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của tôm, tốn kém nhiều chi phí cho người nuôi. Vì vậy, người nuôi nên thiết kế và lắp đặt các thiết bị sục khí đáy ao hợp lý. Khi lắp đặt cần chú ý về số lượng và các vị trí cần lắp quạt nước sục khí để đảm bảo độ chính xác, mang lại hiệu quả cho ao nuôi.

Biện pháp này sẽ giúp tăng hàm lượng khí O2 hòa tan, ngược lại sẽ làm giảm lượng khí CO2 cho ao nuôi nhằm đạt được các mục tiêu trong nuôi tôm.

Giảm CO2 bằng vi sinh

Ô nhiễm môi trường nước cũng là nguyên nhân chính làm tăng hàm lượng khí CO2 đáng kể. Giữ cho ao nuôi tôm sạch bằng các chế phẩm vi sinh là biện pháp an toàn, tiết kiệm và hiệu quả nhất nhằm giảm hàm lượng khí CO2.

Thông thường trong ao nuôi có độ kiềm cao vừa phải thì khí CO2 không còn là vấn đề đáng quan tâm. Vì độ kiềm có tác dụng làm hệ đệm cho pH không bị biến động nhiều. Đầu vụ nuôi, bà con chú ý cần nên thiết lặp các thiết bị cần thiết, sử dụng các biện pháp từ các nguyên liệu hoặc hóa chất thủy sản hợp lý, giúp tiết kiệm chi phí và gia tăng hiệu quả vụ nuôi.

Đăng ngày 22/01/2024
Thuần Phạm @thuan-pham
Nuôi trồng

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 10:54 08/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 09:45 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 09:42 08/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 09:52 07/11/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 08:52 09/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 08:52 09/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:52 09/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 08:52 09/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 08:52 09/11/2024
Some text some message..