Đình chỉ điều tra người nuôi cá tra sau gần 8 năm bị khởi tố

Bà Nguyễn Thị Quỳnh Giao, chủ doanh nghiệp ở phường Thuận An (Thốt Nốt, Cần Thơ) chuyên nuôi cá tra vừa được đình chỉ điều tra sau gần 8 năm bị khởi tố.

Nguyễn Thị Quỳnh Giao
Bà Giao tạm biệt chồng và người thân sau lệnh bắt giam tại phiên tòa sơ thẩm ngày 4/7/2018.

Ở phiên tòa sơ thẩm tòa sơ thẩm, TAND TP Cần Thơ phạt bà Giao 15 năm tù.

Để đi đến bản án sơ thẩm phạt 15 năm tù về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, vụ án từng có 9 bản kết luận điều tra, 3 cáo trạng và tòa sơ thẩm hoãn xử 4 lần. Bà Giao bị Cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ khởi tố ngày 21/1/2013, VKSND TP Cần Thơ ra cáo trạng lần cuối vào ngày 25/12/2017 và TAND TP Cần Thơ xử sơ thẩm ngày 4/7/2018, sau tuyên án 15 năm tù đã ra lệnh bắt giam bà Giao tại tòa.

Bản án chấp nhận cáo buộc của cáo trạng, phán quyết bà Giao từ năm 2008 nuôi cá tra đã lỗ nhưng sang năm 2009 thành lập doanh nghiệp để mua bán, vay mượn tiền với ý đồ lừa đảo. Chỉ trong một năm sau đó, bà Giao thực hiện nhiều hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của 8 người với gần 12,6 tỷ đồng. Bà Giao kháng cáo kêu oan.

Bản án sơ thẩm bị TAND Cấp cao tại TP.HCM xử phúc thẩm ngày 3/1/2019 tuyên hủy toàn bộ, giao hồ sơ điều tra lại. Quá trình điều tra lại, Cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ xác định, giữa bà Giao với 8 người thực hiện giao dịch 9 vụ thì 8 vụ “là giao dịch dân sự, không có dấu hiệu hình sự”, chỉ còn 1 vụ bà Giao có hành vi cấu thành tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” số tiền 1 tỷ đồng.

Ngày 12/10/2020, Cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ có Quyết định số 03 cho rằng “sau khi tiến hành điều tra, có căn cứ xác định: Hành vi của bị can không phạm vào tội đã khởi tố” ngày 21/1/2013, tức là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cho nên, thay đổi quyết định khởi tố bị can với bà Giao sang tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Tuy nhiên, chỉ 2 ngày sau, vào ngày 14/10/2020, Cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ đã có Quyết định số 05 đình chỉ điều tra vụ án “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và đình chỉ điều tra bị can Nguyễn Thị Quỳnh Giao. Lý do “sau khi tiến hành điều tra thấy: Do chuyển biến tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa”. Hai quyết định do Phó thủ trưởng thường trực Đinh Trung Kiên ký.

Trong 8 người có quan hệ giao dịch, bà Giao chỉ thừa nhận còn nợ tiền của bà Thái Nhị Phúc ở Cần Thơ, do mua 577 tấn thức ăn cho cá với hơn 4,9 tỷ đồng nhưng sau đó cá chết nên mới trả được một ít, còn nợ gần 4,5 tỷ đồng. Mua có hợp đồng với tài sản thế chấp là nhà đất, những giấy tờ thế chấp này cũng vừa được Cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ trả lại cho bà Phúc. Tại tòa sơ thẩm, bà Giao đã xin phát mại tài sản để trả nợ cho bà Phúc nhưng không được tòa chấp nhận. Nay bà Giao vẫn hy vọng trả nợ cho bà Phúc.

Bà Giao sau khi bị bắt giam tại tòa vào ngày 4/7/2018, đến ngày 15/11/2019 đã được cho về nhà. Ở vụ này, chỉ chục ngày sau khởi tố lần trước, bà Giao từng bị bắt tạm giam 29 tháng, từ ngày 1/2/2013 đến 20/7/2015. Theo Cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ, bà Giao làm nghề kinh doanh, không có tiền án, tiền sự.

Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 30/10/2020
Sáu Nghệ
Tổng hợp

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 10:11 22/11/2024

Loài cá cảnh kiêu sa trong bể nuôi thủy sinh

Cá thần tiên (Angelfish) là một trong những loài cá cảnh nước ngọt được ưa chuộng nhất trong giới chơi cá cảnh. Với dáng bơi duyên dáng, thân hình dẹt độc đáo, và màu sắc rực rỡ, cá thần tiên không chỉ mang đến vẻ đẹp kiêu sa cho bể thủy sinh mà còn là biểu tượng của sự thanh lịch và tinh tế.

Cá thần tiên
• 10:19 21/11/2024

Đặc điểm sinh sản kỳ thú của rồng lá biển

Rồng lá biển (Phyllopteryx) là một trong những loài sinh vật biển kỳ thú bậc nhất với vẻ ngoài vô cùng độc đáo, khiến chúng dễ bị nhầm lẫn với thực vật hơn là động vật.

Rồng lá biển
• 11:03 20/11/2024

Niềm tự hào của người ươm mầm tương lai

Thuở còn đi dạy, tôi thường lên mạng tìm kiếm tài liệu bổ sung cho các bài giảng của mình. Một lần tình cờ tôi tìm đến trang web có tên rất ngộ nghĩnh và dễ thương: Tepbac.

Anh Trần Duy Phong
• 11:00 20/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 13:36 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 13:36 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 13:36 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 13:36 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 13:36 27/11/2024
Some text some message..