Định danh loài cá trên bộ tem “cá sông mê kông”

Bộ tem “cá sông Mê Kông” được phát hành với hình ảnh chủ đạo là những loài cá nằm trong sách đỏ của Việt Nam và sách đỏ của IUCN (Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế), những loài cá này được xếp hạng nguy cấp với nguy cơ tuyệt chủng cao.

Cá lăng đỏ
Cá lăng đuôi đỏ hay còn gọi cá lăng nha. Ảnh: thdonghoadian

Điều này có ý nghĩa trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác bảo vệ các loài cá vùng sông Mê Kông nói riêng và các loại động vật hoang dã trên thế giới nói chung.

Cá lăng đuôi đỏ hay còn gọi cá lăng nha, có tên khoa học là Hemibagrus wyckioides (Fang & Chaux, 1949) thuộc họ Bagridae của bộ Siluriformes. Là một loài cá da trơn, có hình dáng giống cá trê, sống ở tầng nước giữa. Vây đuôi có màu trắng khi cá còn nhỏ, nhưng nó sẽ trở thành màu đỏ tươi khi cá đạt đến khoảng 15cm. Cá lăng đuôi đỏ là một trong những loài cá lăng lớn nhất trong khu vực châu Á và có thể nặng tới 80 kg, đạt đến một chiều dài 130cm. Hiện nay, cá lăng đuôi đỏ cũng nằm trong Sách đỏ Việt Nam và sách đỏ của IUCN, được xếp vào hạng nguy cấp.

Cá vồ cờ có tên khoa học là Pangasius sanitwongsei (Smith, 1931), đây là loài cá thuộc họ Cá tra (Pangasiidae) của bộ Cá da trơn (Siluriformes). Loài cá này là cá ăn đáy. Cá được mệnh danh là "thủy quái" trên dòng Mekong vì vóc dáng khổng lồ và sự hung hãn, cơ thể cá trưởng thành có thể dài tới 3,0m và cân nặng lên tới 293kg. Gọi là vồ cờ vì cái vây trên lưng cá vươn cao như ngọn cờ, lúc nó bơi, rẽ sóng như cá mập. Cá vồ cờ nằm trong Danh mục thủy sản quý hiếm và sách đỏ của IUCN, được xếp vào hạng cực kỳ nguy cấp.

Cá hô có tên khoa học là Catlocarpio siamensis (Boulenger, 1898) thuộc họ Cá chép (Cyprinidae), tuy thuộc họ Cá chép, nhưng cá hô không có râu. Là một loài cá có kích thước lớn nhất trong họ Cá chép, có con cá hô dài tới 3m, nặng khoảng 600kg. Ở Việt Nam thỉnh thoảng đánh bắt được con từ 100–200kg. Cá hô nằm trong Sách đỏ Việt Nam và sách đỏ của IUCN, được xếp vào hạng sắp nguy cấp.

TemTem có hình cá hô (Catlocarpio siamensis Boulenger, 1898), cá đuối bồng (Himantura walga Müller & Henle, 1841), cá tra dầu (Pangasianodon gigas Chevey, 1931), cá chốt sọc (Mystus mysticetus Roberts, 1992) và cá lăng đuôi đỏ (Hemibagrus wyckioides Fang & Chaux, 1949)

Cá đuối bồng có tên khoa học là Himantura walga (Müller & Henle, 1841), là một loài cá đuối ó trong họ Dasyatidae, chúng sống trong môi trường nước ngọt và nước lợ. Chúng là một loài cá đuối lớn, có thể đạt kích thước chiều rộng lên đạt đến 2m. Cá đuối bồng nằm trong sách đỏ của IUCN, được xếp vào hạng nguy cấp. 

Cá tra dầu có tên khoa học là Pangasianodon gigas (Chevey, 1931), là một loài cá nước ngọt sống trong vùng hạ lưu sông Mê Kông. Với chiều dài có thể đến 3m và trọng lượng có thể đến 300kg, cá tra dầu có thể xem là loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới được biết đến. Cá tra dầu nằm trong Sách đỏ Việt Nam và sách đỏ của IUCN, được xếp vào hạng cực kỳ nguy cấp (nguy cơ tiệt chủng trong tự nhiên rất cao).

Cá chốt sọc có tên khoa học là Mystus mysticetus (Roberts, 1992), chúng còn có tên gọi khác là cá chốt vạch thuộc họ Bagridae. Loài này có màu nền thân trắng xám, với 3 sọc nâu đen chạy dọc dài thân từ sau nắp mang đến cuống đuôi, cùng với khuôn miệng rộng kèm 4 râu. Chúng phân bố chủ yếu ở lưu vực sông Mêkong và Chao Phraya: Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam.

Sông Mê Kông chảy từ Cao nguyên Tây Tạng qua Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam, là nơi nuôi chứa nhiều loài cá nước ngọt có kích thước khổng lồ hơn bất kỳ con sông nào trên thế giới. Những loài cá này được xem là báu vật và biểu tượng của dòng Mê Kông. Theo WWF (Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới), trong danh sách 10 loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới thì sông Mê Kông có 4 loài, sông Amazon ở vị trí thứ nhì với 2 loài. Còn lại sông Mississippi (Mỹ), sông Dương Tử (Trung Quốc), Nile (châu Phi) mỗi nơi có 1 loài, cùng với cá nheo (Wels catfish) nước ngọt phân bố ở cả châu Âu và châu Á.

WWF là một trong những tổ chức phi chính phủ về bảo tồn hàng đầu thế giới, với 5 triệu người ủng hộ và một mạng lưới toàn cầu đang hoạt động trên hơn 100 quốc gia. Nhiệm vụ của WWF là ngăn chặn sự xuống cấp của môi trường thiên nhiên của trái đất và xây dựng một tương lai trong đó con người sống hoà hợp với thiên nhiên, bằng cách bảo tồn đa dạng sinh học của thế giới, đảm bảo rằng việc sử dụng bền vững những nguồn tài nguyên có thể tái sử dụng và thúc đẩy việc giảm ô nhiễm và tiêu thụ lãng phí.

Đăng ngày 03/09/2023
Hồng Huyền @hong-huyen
Tổng hợp

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 10:11 22/11/2024

Loài cá cảnh kiêu sa trong bể nuôi thủy sinh

Cá thần tiên (Angelfish) là một trong những loài cá cảnh nước ngọt được ưa chuộng nhất trong giới chơi cá cảnh. Với dáng bơi duyên dáng, thân hình dẹt độc đáo, và màu sắc rực rỡ, cá thần tiên không chỉ mang đến vẻ đẹp kiêu sa cho bể thủy sinh mà còn là biểu tượng của sự thanh lịch và tinh tế.

Cá thần tiên
• 10:19 21/11/2024

Đặc điểm sinh sản kỳ thú của rồng lá biển

Rồng lá biển (Phyllopteryx) là một trong những loài sinh vật biển kỳ thú bậc nhất với vẻ ngoài vô cùng độc đáo, khiến chúng dễ bị nhầm lẫn với thực vật hơn là động vật.

Rồng lá biển
• 11:03 20/11/2024

Niềm tự hào của người ươm mầm tương lai

Thuở còn đi dạy, tôi thường lên mạng tìm kiếm tài liệu bổ sung cho các bài giảng của mình. Một lần tình cờ tôi tìm đến trang web có tên rất ngộ nghĩnh và dễ thương: Tepbac.

Anh Trần Duy Phong
• 11:00 20/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 12:06 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 12:06 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 12:06 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 12:06 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 12:06 26/11/2024
Some text some message..