Định hướng phát triển tôm siêu thâm canh

Sau thời gian nuôi tôm hầm đất không ổn định, hiện nay, nhiều người dân trên địa bàn huyện Đầm Dơi mạnh dạn áp dụng thực hiện mô hình nuôi tôm siêu thâm canh với diện tích hơn 322 ha, 357 hộ nuôi.

Định hướng phát triển tôm siêu thâm canh
Người dân đang thu hoạch tôm siêu thâm canh.

Tuy nhiên, qua kiểm tra chỉ mới có 121 hộ tương đối đủ điều kiện, 84 hộ không đủ điều kiện có thể bổ sung, khắc phục, còn lại không đủ điều kiện, khó có khả năng khắc phục. Chủ yếu là thiếu ao xử lý nước thải và thiếu diện tích tối thiểu để thực hiện quy trình nuôi siêu thâm canh là 10.000 m2.

Hiện trên địa bàn xã Tạ An Khương Nam có 38 hộ nuôi tôm siêu thâm canh với diện tích trên 46 ha. Qua kiểm tra, có 25 hộ thực hiện đúng quy trình.

Chủ tịch UBND xã Tạ An Khương Nam Vương Chí Linh cho biết: “Qua tuyên truyền và đẩy mạnh kiểm tra nên đến nay các hộ chưa đảm bảo yêu cầu đang khắc phục hạn chế”.

Đối với xã Tân Dân, có 22 hộ nuôi siêu thâm canh, diện tích hơn 25 ha. Qua kiểm tra, cơ bản các hộ thực hiện đúng quy định về đảm bảo vệ sinh môi trường.

Thực hiện đúng quy trình nuôi tôm siêu thâm canh, ông Trương Tấn Trung, ấp Tân Long B, xã Tân Dân, có ao xử lý nước thải độ sâu hơn 4 m. Chất thải được xử lý Chlorine khoảng 2-3 giờ. Khi nước không còn độc hại, ông Trung mới bơm ra vuông quảng canh, thời gian sau mới đưa trở lại vào các ao lắng để cấp cho ao nuôi. Nhờ giữ được môi trường nước tốt đã giúp vụ nuôi siêu thâm canh đầu tiên của ông đạt kết quả, năng suất 40 tấn/ha.

Ông Trương Tấn Trung phấn khởi nói: “Bản thân gia đình phải thực hiện đúng các quy định của ngành chức năng. Trong quá trình xử lý nước, gia đình chủ yếu dùng Chlorine. Vài tiếng sau, nước lắng trong rồi mình bơm ra ngoài để đảm bảo môi trường”.

Chủ tịch UBND huyện Đầm Dơi Nguyễn Chí Thuần cho biết: “Hiện nay, huyện đang chỉ đạo cán bộ hướng dẫn Nhân dân về quy trình, các điều kiện nuôi của Sở NN&PTNT. Sắp tới, huyện sẽ tiếp tục chỉ đạo kiểm tra đối với những hộ không đủ điều kiện, nếu khắc phục mới cho tiếp tục nuôi. Trong quá trình nuôi, huyện chỉ đạo các xã, thị trấn thường xuyên kiểm tra việc xử lý ô nhiễm môi trường”.

Huyện đang tiến hành kiểm tra, rà soát xây dựng, tổng hợp bổ sung quy hoạch nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh gồm 16 tuyến và 2 cụm tại ấp Lưu Hoa Thanh, xã Tân Thuận và ấp Nam Chánh, xã Tân Dân, diện tích 711 ha để đầu tư cơ sở vật chất cũng như xây dựng vùng nuôi an toàn cho các hộ dân.

Nhằm giúp người dân có điều kiện tiếp cận và hiểu rõ hơn những quy định, quy trình nuôi tôm siêu thâm canh đảm bảo việc xả thải ra môi trường, phát triển diện tích nuôi tôm bền vững, huyện Đầm Dơi vừa tổ chức hội nghị chuyên đề về nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh. Tại hội nghị, ông Nguyễn Chí Thuần yêu cầu cả hệ thống chính trị trong huyện phải vào cuộc, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm. Khi có hướng dẫn mới của UBND tỉnh về quy trình nuôi, phải đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền đến tận hộ dân bằng nhiều hình thức để mọi người nắm rõ các quy định về nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh, nhất là quy định về bảo vệ môi trường, đăng ký sản xuất ban đầu.

Ngoài tổ kiểm tra của huyện, mỗi xã, thị trấn phải thành lập 1 tổ kiểm tra. Nhiệm vụ kiểm tra, xử lý hộ dân vi phạm là do tổ kiểm tra của các xã, thị trấn. Khi phát hiện không đảm bảo các điều kiện theo quy định, không đảm bảo yếu tố môi trường, sẽ kiên quyết không cho nuôi. Các hộ vi phạm phải kịp thời có biện pháp xử lý. Mỗi xã, thị trấn chọn từ 1-2 hộ nuôi thực hiện tốt để mời người dân đến tham quan học tập. Chủ tịch UBND các xã, thị trấn là người phải chịu trách nhiệm nếu tỉnh hoặc huyện kiểm tra phát hiện trên địa bàn có hộ nuôi không đảm bảo các điều kiện, quá trình nuôi làm ô nhiễm môi trường.

Báo Cà Mau
Đăng ngày 05/01/2018
Nông thôn

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 11:24 17/02/2025

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 – 2030

Ngày 19/12/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1598/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nuôi lồng bè
• 10:50 10/02/2025

Giải pháp để phát triển thủy sản bền vững

Phát triển thủy sản bền vững là một mục tiêu quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, đảm bảo nguồn lợi thủy sản lâu dài và nâng cao thu nhập cho ngư dân. Dưới đây là một số giải pháp chính để phát triển thủy sản bền vững.

Khai thác thủy sản
• 10:23 06/02/2025

Làng cá bè đa sắc vào Xuân

Rực rỡ màu đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím nối nhau trải dài hơn cây số trên sông Châu Đốc, một nhánh của sông Hậu, thuộc thị trấn Đa Phước (An Phú, An Giang), làng cá bè truyền thống đang rộn ràng vào Xuân với dập dìu du khách bốn phương.

Làng cá
• 10:02 04/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 04:01 18/02/2025

Kỹ thuật ương cá bớp giống trong bể xi măng

Cá bớp có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt ngon và phù hợp với cá nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Trong giai đoạn ương giống, nhiều hộ nuôi đã áp dụng phương pháp ương cá bớp trong bể xi măng, giúp kiểm soát môi trường tốt hơn, hạn chế dịch bệnh và tăng tỷ lệ sống của cá.

Cá bóp
• 04:01 18/02/2025

Quy trình đánh giá Tôm giống Tép Bạc: Chất lượng đảm bảo từ Trại giống đến ao nuôi

Quy trình kiểm định Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng con giống tại trại mà còn giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình từ sản xuất, vận chuyển tôm giống cho tới khi đến tay người nuôi. Sự theo dõi xuyên suốt này giúp bà con an tâm hơn khi chọn giống đạt chuẩn, hạn chế rủi ro dịch bệnh và nâng cao hiệu quả nuôi trồng.

Nhá tôm
• 04:01 18/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 04:01 18/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 04:01 18/02/2025
Some text some message..