Đoàn viên công đoàn là “vua” sản xuất giống thủy sản

Xuất thân từ một gia đình nông dân, anh Long Văn Nghĩa - ngụ xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu - tốt nghiệp kỹ sư nuôi trồng thủy sản (Trường Đại học Bạc Liêu) năm 2003.

thu hoạch cá mú
Thu hoạch cá bống mú tại trang trại của anh Nghĩa.

Về công tác tại Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư Bạc Liêu, đến năm 2009 anh được đề bạt làm Trạm trưởng Trạm Khuyến nông - khuyến ngư TP.Bạc Liêu. Luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, anh Nghĩa còn thành công khi phát triển mô hình trang trại kinh tế gia đình.

Năm 2009, anh Nghĩa thuê 4ha đất ven biển Bạc Liêu, cải tạo thành 10 ao nuôi cá bống mú. Sau gần 1 năm thả nuôi, anh thu hoạch, tiền bán cá trên 1 tỉ đồng. Với số tiền này, anh Nghĩa bàn bạc cùng vợ mua 4ha đất để nuôi trồng thủy sản theo mô hình trang trại hộ gia đình. Anh tiếp tục nuôi cá bống mú, tôm sú và cua biển; mỗi mùa thu hoạch số tiền thu được được hàng tỉ đồng. Anh Nghĩa đầu tư xây dựng hồ, bể để nghiên cứu sản xuất con giống.

Đầu tiên, anh Nghĩa thử nghiệm sản xuất nghêu giống thành công, được xem là người sản xuất nghêu giống đầu tiên ở Bạc Liêu. Anh tiếp tục nghiên cứu sản xuất tôm sú - tôm thẻ chân trắng giống, cua biển con và đều thành công. Đặc biệt, cơ sở của anh được đánh giá là cơ sở sản xuất cua biển con đảm bảo chất lượng tốt và có quy mô lớn nhất nước hiện nay. Tôm giống, nghêu giống và cua biển con anh cung ứng cho người nuôi ở các tỉnh lân cận vùng ĐBSCL và một số tỉnh phía bắc. Ngoài sản xuất con giống, anh Nghĩa còn thả nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá bống mú và cua biển, mỗi năm lãi trên 1 tỉ đồng.

Trang trại của gia đình anh Nghĩa giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 10 lao động. Là đoàn viên CĐ, anh quan tâm chăm lo đời sống NLĐ. Ngoài tiền lương bình quân 5 triệu đồng/tháng, NLĐ còn có thêm khoản hoa hồng phụ trách ao nuôi, chăm sóc con giống (hưởng thêm 15%/phần lãi). Long Văn Nghĩa cho biết, sẽ tiếp tục nghiên cứu sản xuất nhiều loại con giống thủy sản để cung cấp cho người nuôi ở nhiều địa phương trên cả nước…

Lao Động, 03/11/2015
Đăng ngày 03/11/2015
Hồ Triều
Nuôi trồng

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:37 04/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 09:55 04/12/2024

Bọt xuất hiện do chất hữu cơ

Bọt trong ao nuôi tôm có thể là một vấn đề phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức.

Nước ao nuôi
• 09:46 04/12/2024

Men vi sinh trong phòng ngừa bệnh trong nuôi tôm

Các bệnh gây hại cho tôm như bệnh đầu vàng, bệnh đốm trắng, bệnh gan tụy, hay bệnh nấm thường xuyên xảy ra và có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho năng suất và chất lượng sản phẩm.

Vi sinh
• 10:44 03/12/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 09:39 05/12/2024

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:39 05/12/2024

Cá sú mì: Một loài cá mang màu sắc của đại dương

Cá sú mì là một trong số ít những loài cá hiếm hoi có màu sắc tương đồng với màu của đại dương. Tuy nhiên, chính ngoại hình xinh đẹp kết hợp với hương vị độc đáo đã khiến tình trạng săn bắt trái phép loài cá này diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Cá sú mì
• 09:39 05/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 09:39 05/12/2024

Bọt xuất hiện do chất hữu cơ

Bọt trong ao nuôi tôm có thể là một vấn đề phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức.

Nước ao nuôi
• 09:39 05/12/2024
Some text some message..