Doanh nghiệp thủy sản đuối sức với “3 tại chỗ”

Sau một thời gian áp dụng mô hình 3 tại chỗ (ăn, ở, sản xuất), nhiều doanh nghiệp thủy sản cho biết, đang tốn rất nhiều chi phí trong khi hiệu quả chưa tương xứng. Trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài, việc tiếp tục thực hiện mô hình này khiến doanh nghiệp khó trụ nổi.

3 tại chỗ
Doanh nghiệp bố trí chỗ ăn có vách ngăn cho công nhân để đảm bảo an toàn Ảnh: Minh Hưng

Đại diện Công ty Cổ phần Chế biến và Dịch vụ Thủy sản Cà Mau cho biết, công ty có gần 1.500 lao động. Sau khi chính quyền yêu cầu doanh nghiệp thực hiện mô hình 3 tại chỗ để đối phó với dịch bệnh, công ty phải cắt giảm 2/3 lao động và chỉ bố trí được 500 công nhân làm việc tại chỗ.

Tất cả công nhân sau đó được chia ra tại các khu vực khác nhau, công ty phải thuê khách sạn, nhà trọ gần nhà máy để họ nghỉ ngơi. Công ty còn tổ chức ăn uống tại phân xưởng, với 3 bữa ăn/ngày, mỗi phần ăn 20 nghìn đồng. Tất cả chi phí do công ty hỗ trợ.

Ngoài ra, để đảm bảo an tâm cho công nhân, công ty còn lắp các tiện ích như wifi, bố trí hệ thống camera giám sát tại cổng, lối ra vào, khu vực lưu trú để tránh người lạ từ ngoài vào. Song tốn kém nhất là khoản xét nghiệm PCR cho công nhân. Với chi phí từ 300-500 nghìn đồng/lần và cứ 3-4 ngày lại xét nghiệm lại, mỗi tháng doanh nghiệp phát sinh thêm chi phí hàng tỷ đồng.

“Nếu dịch bệnh kéo dài liên tục hàng tháng trời như hiện nay doanh nghiệp không đủ sức để duy trì mô hình 3 tại chỗ. Trong khi doanh nghiệp đã cắt giảm công suất hơn 60%, các đơn hàng bị ảnh hưởng. Nếu không có phương án khác để cắt giảm chi phí hoặc ít nhất hỗ trợ công nhân tiêm vắc - xin, doanh nghiệp rất khó trụ với mô hình này”, vị này nói.

Đại diện Công ty Cổ phần thủy sản Cửu Long cũng cho biết, để thực hiện phương án 3 tại chỗ, công ty đã tốn kinh phí ban đầu khoảng 1 tỷ đồng và phải cho khoảng 510 lao động nghỉ việc vì mặt bằng diện tích không đủ bố trí nơi ăn, ở cho công nhân.

Từ khi thực hiện mô hình 3 tại chỗ, công ty phải chi trả thêm 20-30% lương cho công nhân để giữ chân. Tuy nhiên, việc áp dụng mô hình này trong thời gian dài rất khó do tâm lý của công nhân lo ngại nhiễm COVID-19 khi ở trong môi trường đông, kín và có trường hợp công nhân ở trong vùng dương tính SARS - CoV-2.

Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta cho rằng, thực tế đối với mô hình 3 tại chỗ không quá mới mẻ với doanh nghiệp thủy sản, đặc biệt là ngành tôm. Trước nay, các doanh nghiệp thực hiện mô hình này để phòng dịch cho tôm. Song với tình hình dịch COVID-19 hiện nay, doanh nghiệp phải sắp xếp lại dây chuyền sản xuất phù hợp với hoàn cảnh mới.

Theo ông Lực, trong ngành thủy sản, doanh nghiệp sử dụng lao động đông nên sẽ khó bố trí được theo mô hình này. Ngoài ra, chi phí cho việc thực hiện 3 tại chỗ là không nhỏ. Điều đáng lo, trong bối cảnh doanh nghiệp phải chịu hàng loạt chi phí khác phát sinh như vận chuyển, thức ăn, khám xét nghiệm… Muốn giảm chi phí, doanh nghiệp chỉ còn cách hạ thấp khâu nguyên liệu (chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm), do vậy dễ dẫn đến việc các doanh nghiệp hạ thấp giá mua tôm nguyên liệu của người dân trong giai đoạn thực hiện 3 tại chỗ.

“Nếu duy trì mô hình này lâu, không chỉ doanh nghiệp sẽ phải gánh chi phí cao, mà hiệu quả chưa chắc đã tương xứng. Người nuôi tôm sẽ chịu ảnh hưởng do giá thu mua càng ngày càng giảm”, ông Lực nói.

Báo Tiền Phong
Đăng ngày 11/08/2021
Dương Hưng
Doanh nghiệp

Hàng trăm doanh nghiệp hàng đầu hội tụ tại VietShrimp 2025 cùng kiến tạo vì ngành thủy sản xanh

Vietshrimp 2025 dự kiến chào đón hàng chục nghìn khách tham quan chuyên ngành, tạo nên không gian gian giao thương uy tín và chất lượng trong cộng đồng ngành thủy sản đặc biệt là lĩnh vực nuôi tôm tại Việt Nam.

Vietshrimp 2025
• 11:46 18/03/2025

Minh Phú (MPC) đối mặt lỗ kỷ lục: Liệu thị trường nội địa có là cứu cánh cho vua tôm?

Minh Phú (MPC), biểu tượng "vua tôm" của ngành thủy sản Việt Nam, từ lâu đã ghi dấu ấn với vị thế dẫn đầu trong xuất khẩu tôm, mang sản phẩm chất lượng đến hàng chục quốc gia.

Chế biến thủy sản
• 10:35 18/03/2025

Vĩnh Hoàn (VHC) tăng tốc sau quyết định bỏ thuế chống bán phá giá: Cơ hội nào cho ngành cá tra 2025?

Vĩnh Hoàn (VHC) tăng tốc sau quyết định bỏ thuế chống bán phá giá: Cơ hội nào cho ngành cá tra 2025?

Cá tra
• 09:36 17/03/2025

Xét nghiệm tôm giống tại Farmext LAB - Đừng để mầm bệnh ẩn mình!

Bên cạnh nguồn nước, con giống luôn là yếu tố đầu vào quyết định thành bại của cả vụ tôm.

Phòng xét nghiệm thủy sản
• 13:29 11/03/2025

Săn bắt lươn bằng ná trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè: Nghề mưu sinh hay hành vi vi phạm?

Những ngày gần đây, hiện tượng dùng ná bắn lươn, cá trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đang gây xôn xao dư luận. Hành động này không chỉ vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả người thực hiện lẫn cộng đồng xung quanh.

Người
• 08:52 20/03/2025

Cá hồi có thể chịu được tiếng ồn ở biển không?

Thực tế, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cá hồi có khả năng phân biệt được tần số âm thanh từ 100Hz đến 1000Hz, tương đương với một bàn hòa các loại âm tần từ tiếng thúc đầu của cá voi cho đến tiếng động cơ xa xa. Điều này giúp chúng định hướng trong môi trường nước tối tăm, nơi ánh sáng không thể chiếu tới.

Cá hồi
• 08:52 20/03/2025

Bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng ngập mặn gắn với bảo tồn và đa dạng hệ sinh thái

Rừng ngập mặn là một trong những hệ sinh thái quan trọng nhất đối với môi trường tự nhiên.

Rừng ngập mặn
• 08:52 20/03/2025

Đa dạng hóa các loài nuôi thủy sản nước lợ, mặn

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng cao và điều kiện môi trường thay đổi, việc đa dạng hóa các loài nuôi thủy sản nước lợ, mặn trở thành một xu hướng quan trọng, giúp phát triển bền vững ngành thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Cá nâu
• 08:52 20/03/2025

Gấp rút chuẩn bị cho vụ nuôi thuỷ sản xuân hè 2025: Đảm bảo chất lượng, tăng cường hiệu quả

Ngành nuôi trồng thủy sản đang bước vào giai đoạn quan trọng khi các hộ nuôi đồng loạt cải tạo ao đầm, xử lý môi trường nuôi và sẵn sàng thả giống cho vụ nuôi xuân hè 2025.

Thả giống
• 08:52 20/03/2025
Some text some message..