Doanh nghiệp thủy sản “méo mặt” vì ghi nhãn bao bì

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản đang gặp khó khăn trong thực hiện những quy định về việc ghi nhãn bao bì cũng như công bố hợp chuẩn, hợp quy.

chế biến thủy hải sản
Chế biến thủy sản xuất khẩu. Ảnh: NT

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP): Thời gian vừa qua, một số doanh nghiệp thủy sản đã bị lập biên bản vi phạm về ghi nhãn bao bì vì không ghi nhãn phụ tiếng Việt.

Nguyên nhân được lực lượng chức năng đưa ra khi lập biên bản doanh nghiệp là bởi doanh nghiệp đã vi phạm quy định nguyên liệu thủy sản nhập khẩu nhập kho phải dán nhãn phụ tiếng Việt.

VASEP cho biết: Theo Điều 10, Nghị định số 89/2006/NĐ-CP, ngày 30-8-2006 của Chính phủ về Nhãn hàng hóa: “Hàng hoá được sản xuất, chế biến tại Việt Nam để xuất khẩu thì tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hoá phải chịu trách nhiệm về việc ghi nhãn. Trong trường hợp hàng hoá không xuất khẩu được mà đưa trở lại lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân đưa hàng hoá ra lưu thông phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định này”.

VASEP lập luận: Theo quy định tại Nghị định 89, trách nhiệm ghi nhãn phụ là cho việc đưa hàng hóa ra lưu thông ở thị trường trong nước. Hàng hóa dùng để chế biến hàng xuất khẩu, không lưu thông trong nước thì không phải ghi nhãn phụ tiếng Việt.

Trong khi đó, đa số doanh nghiệp thủy sản nhập nguyên liệu thủy sản để sản xuất, xuất khẩu hoặc nhập kinh doanh để sản xuất tiếp hàng xuất khẩu (đều không lưu thông hay tiêu thụ trong nước), nên không thể có được nhãn phụ tiếng Việt theo quy định.

VASEP kiến nghị Bộ Y tế chủ trì và chỉ đạo việc có văn bản hướng dẫn cho nguyên liệu, thực phẩm nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu, gia công xuất khẩu và nhập kinh doanh để sản xuất tiếp hàng xuất khẩu (tức đều không tiêu thụ trong nước) không phải thực hiện ghi nhãn phụ.

VASEP thông tin thêm: Liên quan tới việc dán nhãn sản phẩm, tại Khoản 1 Điều 5, Thông tư liên tịch số 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 27-10-2014 quy định: “Nội dung bắt buộc phải ghi nhãn: tên sản phẩm; thành phần cấu tạo; định lượng sản phẩm; ngày sản xuất; thời hạn sử dụng và hướng dẫn bảo quản; hướng dẫn sử dụng; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm; xuất xứ; số Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; các khuyến cáo, cảnh báo an toàn thực phẩm”.

Tuy nhiên, theo VASEP quy định có “số Giấy tiếp nhận công bố hợp quy hoặc xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm” này chỉ đúng khi doanh nghiệp nhập khẩu phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm để tiêu thụ trong nước.

Còn việc nhập khẩu những mặt hàng này để chế biến sản phẩm thủy sản xuất khẩu hoặc làm nguyên liệu sản xuất tiếp thì không phù hợp. Bởi hiện nay chủ yếu các doanh nghiệp thủy sản nhập nguyên liệu thô để có đủ nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu, không tiêu thụ trong nước.

Do vậy khi nhập khẩu hàng về không có số Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm ghi trên nhãn.

VASEP kiến nghị Bộ Y tế chủ trì việc điều chỉnh hay bổ sung quy định để không bắt buộc hàng nhập khẩu để sản xuất, xuất khẩu hoặc nhập kinh doanh nhưng làm nguyên liệu sản xuất tiếp phải tuân theo quy định dán nhãn quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch số 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT.

Bên cạnh vấn đề ghi nhãn, theo VASEP, hiện nay các doanh nghiệp thủy sản cũng gặp vướng mắc khi triển khai quy định công bố hợp chuẩn hợp quy. Cụ thể, tại Chương 2, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP (NĐ38) quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm áp dụng cho cả hàng nhập khẩu để sản xuất, xuất khẩu, không tiêu thụ trong nước vẫn phải công bố hợp chuẩn hợp qui.

VASEP cho rằng, thực tế, để hoàn thành thủ tục công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, doanh nghiệp phải mất rất nhiều thời gian (thường là khoảng 1 tháng) với nhiều loại giấy tờ kèm theo và phát sinh chi phí lưu kho, lưu bãi, thậm chí có thể làm mất cơ hội kinh doanh doanh  nghiệp không nhận hàng kịp nên không giao hàng nhanh theo yêu cầu khách hàng.

Trong khi hàng nhập khẩu này là nguyên liệu sản xuất tiếp và để xuất khẩu chứ không tiêu thụ nội địa. Khi nhập khẩu, doanh nghiệp vẫn tuân thủ đầy đủ các yêu cầu kiểm tra Nhà nước về hồ sơ và kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm.

Xuất phát từ những yếu tố trên, VASEP kiến nghị Bộ Y tế chủ trì và trình Dự thảo sửa đổi, bổ sung NĐ38 để với hàng nhập khẩu nhằm mục đích sản xuất, xuất khẩu hoặc nhập kinh doanh nhưng làm nguyên liệu sản xuất tiếp thì không cần phải thực hiện thủ tục công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

Báo Hải Quan, 10/12/2015
Đăng ngày 11/12/2015
Thanh Nguyễn
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 00:40 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 00:40 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 00:40 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 00:40 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 00:40 26/11/2024
Some text some message..