Doanh nghiệp thủy sản mong chờ hướng dẫn triển khai Thông tư 48/2013

Sau gần 2 năm có các kiến nghị và trao đổi thẳng thắn giữa các DN VASEP, cục NAFIQAD và các cơ quan của Bộ NN & PTNT với 2 lần sửa đổi dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT (TT55) ngày 3/8/2011 quy định việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng ATTP thực phẩm thủy sản, ngày 12/11/2013, Bộ NN và PTNT đã chính thức ban hành Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT (TT48) quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản. Thông tư này thay thế TT55, bắt đầu hiệu lực kể từ ngày 26/12/2013.

doanh nghiệp thủy sản

Ngay sau khi TT55 có hiệu lực, văn bản này đã tác động lớn đến hoạt động XK của DN thủy sản trong suốt hơn 2 năm qua. Chính vì mức độ ảnh hưởng này mà TT55 đã nhận được nhiều phản ứng và ý kiến trái chiều của cộng đồng DN. Từ năm 2011 đến nay, VASEP đã tổng hợp ý kiến DN và đã gửi 10 công văn kiến nghị liên quan đến Bộ NN và PTNT, kiến nghị sửa đổi TT55 cho phù hợp với Luật ATTP, với các quy định & thông lệ quốc tế, giảm giá thành cho DN để nâng sức cạnh tranh của DN thủy sản.

Với những kiến nghị có cơ sở của cộng đồng DN và một số cơ quan Nhà nước có liên quan, Cục NAFIQAD - cơ quan được Bộ NN và PTNT giao soạn thảo thông tư sửa đổi TT55 - đã tiếp thu xây dựng theo cách tiếp cận đầy đủ của Luật ATTP và các quy định, thông lệ quốc tế. Sau 2 lần sửa đổi dự thảo, đến nay, Bộ NN và PTNT đã chính thức ban hành TT48. Về cơ bản, Thông tư này đã sửa đổi một số quy định cho phù hợp đồng thời nới lỏng một số nút thắt cho DN, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động XK thủy sản. VASEP và DN thủy sản đánh giá cao sự tiếp thu và điều chỉnh của cục NAFIQAD và Bộ NN và PTNT qua TT48.

Trong đó, TT48 đã thống nhất phạm vi, đối tượng điều chỉnh của Thông tư là các nhà máy chế biến thủy sản để XK và các lô hàng XK vào các nước có yêu cầu chứng thư; và việc XK thủy sản vào các nước có yêu cầu Chứng thư (thuộc phạm vi, đối tượng của Thông tư) không phải là ”tự nguyện”, nên không cần phải ”đăng ký tự nguyện” (dự thảo 1) theo đúng như kiến nghị của VASEP tại Công văn số 151/2013/CV-VASEP ngày 12/7/2013 gửi NAFIQAD góp ý về việc sửa đổi TT55. Cách tiếp cận cũng đã có hướng điều chỉnh thay đổi so với TT55, không lấy mẫu kiểm nghiệm bắt buộc làm điều kiện để cấp Chứng thư cho các lô hàng XK. Các DN loại ‘A” và “B” đã được xem xét kế thừa cho vào danh sách ưu tiên ở TT48. Các hoạt động của CQ thẩm quyền trong kiểm tra/kiểm nghiệm, thanh tra, cấp/thu hồi giấy chứng nhận trong phạm vi quy định (Điều 1) của TT48 đã được nhất quán trong toàn bộ Thông tư là việc của CQ thẩm quyền Nhà nước thực hiện theo các quy định của Luật ATTP, bao gồm cả Điều 42 và 48.

Mặc dù vậy, một số kiến nghị và đặc biệt 3 kiến nghị quan trọng mà VASEP đã nghiên cứu, tổng hợp và kiến nghị trong thời gian qua đã chưa được Bộ NNPTNT tiếp thu, điều chỉnh tại TT48 là: (1) thay đổi cách tiếp cận, lấy kiểm soát điều kiện sản xuất là điều kiện chính để XK thủy sản, trong đó cần giữ nguyên mức đánh lỗi ở từng hạng mục/chỉ tiêu trong Bảng đánh giá ĐKSX (checklist) đang áp dụng ở TT55 cho tất cả các mặt hàng (đông lạnh, đồ hộp, hàng khô ....), (2) tỷ lệ lấy mẫu thẩm tra sản phẩm sản xuất từ cơ sở trong danh sách ưu tiên (Phụ lục X) là quá lớn so với nguyên tắc thẩm tra và so với quy định các nước (EU, Mỹ, Canada, Thái Lan..) đang áp dụng, và (3) việc thu phí và lệ phí của TT48 (nội dung tại Điều 9) và ràng buộc trách nhiệm này cho Chủ cơ sở/chủ hàng (Điều 37 & 38) là chưa thể hiện rõ quan điểm và quy định của Điều 48-Luật ATTP cũng như chính Phạm vi quy định của TT48 (Điều 48-Luật ATTP, khoản 1: chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm để kiểm tra, thanh tra ATTP do cơ quan quyết định việc kiểm tra, thanh tra chi trả).

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, thông tư mới sẽ có hiệu lực vào ngày 26/12/2013. Đây cũng là ngày đánh dấu đúng tròn 2 năm kể từ ngày VASEP gửi công văn kiến nghị đầu tiên (CV 192/2011, ngày 27/12/2011) tới Bộ NNPTNT về sửa đổi TT55. Cộng đồng DN thủy sản đang trông chờ vào việc tổ chức hướng dẫn thực hiện TT48 của Bộ NNPTNT trước ngày Thông tư có hiệu lực cũng như sự tiếp tục lắng nghe, tiếp thu từ cơ quan thẩm quyền được Bộ NNPTNT giao nhiệm vụ quan trọng này.

Vasep, 24/11/2013
Đăng ngày 25/11/2013
Tạ Hà
Doanh nghiệp

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 10:44 25/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 16:45 21/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 12:00 21/11/2024

Mở Shop Cá cảnh - Tép cảnh online nhanh và nhàn tại Farmext eShop

Bạn đang kinh doanh, phân phối giống và các sản phẩm thuộc lĩnh vực Cá cảnh - Tép cảnh? Bạn cần mở shop online nhanh chóng, để có thêm hướng ra cho sản phẩm và tăng thêm thu nhập? Hãy liên hệ với Farmext eShop ngay.

Cá cảnh - Tép cảnh online
• 14:44 20/11/2024

Tạo thói quen kiểm tra môi trường nước nuôi tôm thường xuyên

Môi trường nước ổn định và sạch sẽ giúp tôm sinh trưởng khỏe mạnh, hạn chế dịch bệnh và mang lại sản phẩm chất lượng cao. Ngược lại, môi trường nước bị ô nhiễm hoặc không đạt chuẩn có thể gây hại cho sức khỏe của tôm, thậm chí làm suy giảm năng suất hoặc dẫn đến thất thoát toàn bộ vụ mùa.

Thăm nhá tôm
• 22:36 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 22:36 02/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 22:36 02/12/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:36 02/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 22:36 02/12/2024
Some text some message..