Doanh nghiệp tốn trăm tỷ/năm vì quy định kiểm dịch vô lý

Chỉ tính thời gian tối thiểu để làm thủ tục kiểm dịch theo quy định là 2 ngày/lô, mỗi năm doanh nghiệp phải dành gần 135.000 ngày để làm hồ sơ kiểm dịch, và chỉ riêng việc lưu kho đã tốn hơn 224 tỷ đồng.

xuất khẩu thủy sản
Mỗi năm chỉ riêng tờ khai “kiểm dịch” hàng thuỷ sản của Bộ NN&PTNT đã lớn hơn tổng số tờ khai kiểm tra “an toàn thực phẩm” và “chất lượng” của 13 Bộ, ngành cộng lại. Ảnh TCCT

Theo các doanh nghiệp (DN) thuỷ sản, các sản phẩm chế biến đông lạnh, thực phẩm nhập khẩu đáng lý được miễn kiểm tra. Tuy nhiên, nhiều thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) lại đưa nhóm hàng này vào danh mục kiểm dịch, gây tốn kém hàng trăm tỷ đồng cho doanh nghiệp, đặc biệt là vào dịp Tết này.

Ông Trương Đình Hoè, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho biết, các DN thuỷ sản đang gặp bất cập lớn trong thực hiện thủ tục hành chính. Theo đó, cùng một hệ thống kiểm tra chuyên ngành nhưng quy định kiểm tra đối với hàng thuỷ sản xuất khẩu và hàng nhập khẩu lại khác nhau, khiến hoạt động của DN gặp không ít khó khăn.

Theo ông Hoè, đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu, việc kiểm tra được áp dụng theo quy định “an toàn thực phẩm” (trừ một số sản phẩm tươi sống liên quan đến tôm, cá sang thị trường Hàn Quốc, Australia, Trung Quốc….). Ngược lại, hàng nhập khẩu chủ yếu là sản phẩm chế biến đông lạnh, thực phẩm và được sử dụng làm nguồn nguyên liệu cho hàng xuất khẩu đều phải “kiểm dịch” hoặc đồng thời “kiểm dịch và “kiểm tra an toàn thực phẩm”.

“Theo Nghị định 15/2018 về an toàn thực phẩm, nhóm hàng này được miễn kiểm tra. Thế nhưng các thông tư của Bộ NN&PTNT lại đưa nhóm hàng này vào danh mục kiểm dịch. Hiện 100% lô hàng, với 308 dòng sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu về đều bị kiểm tra hồ sơ và cảm quan, có giấy của thú y mới được thông quan”, ông Hoè nói.

Ông Hoè cho biết, mỗi năm chỉ riêng tờ khai “kiểm dịch” hàng thuỷ sản của Bộ NN&PTNT đã lớn hơn tổng số tờ khai kiểm tra “an toàn thực phẩm” và “chất lượng” của 13 Bộ, ngành cộng lại. Đáng chú ý, sau hơn 10 năm thực hiện, theo thống kê của cơ quan chức năng, tỷ lệ vi phạm quy định về kiểm dịch của các lô hàng nhập khẩu rất nhỏ (chỉ 0,0012 - 0,0033%). Đến nay, cũng chưa có bằng chứng khoa học nào về nguy cơ lây truyền dịch bệnh từ các sản phẩm thủy sản nhập khẩu đông lạnh sang thủy sản sống ở trong nước.

Theo ông Hoè, trong 9 tháng đầu năm 2021, có khoảng 50.533 lô hàng thuỷ sản nhập khẩu về Việt Nam. Chỉ tính thời gian tối thiểu để làm thủ tục kiểm dịch theo quy định là 2 ngày/lô, mỗi năm DN phải dành gần 135.000 ngày để làm hồ sơ kiểm dịch, và chỉ riêng việc lưu kho đã tốn hơn 224 tỷ đồng; chưa kể hàng loạt chi phí phát sinh khác.

xuất khẩu thủy sản
Đến nay chưa có bằng chứng nào về nguy cơ lây dịch bệnh từ các sản phẩm thủy sản nhập khẩu đông lạnh sang thủy sản sống trong nước.

“Hiện có trên 160 quốc gia và vùng lãnh thổ nhập khẩu sản phẩm thủy sản của Việt Nam (hơn 85% là chế biến đông lạnh) cũng chỉ áp dụng kiểm tra an toàn thực phẩm, nhưng Việt Nam lại đặt tên là kiểm dịch. Đã đến lúc Bộ NN&PTNT cần xem xét lại bản chất của hoạt động kiểm tra và quản lý rủi ro cho hoạt động này”, ông Hoè nói.

Sẽ sửa đổi sớm nhất?

Trả lời về các phản ánh của các DN thuỷ sản, đại diện Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, đối với sản phẩm động vật thủy sản từ Việt Nam xuất khẩu, các nước nhập khẩu cũng kiểm dịch rất chặt. Vừa qua, Cục Thú y tham mưu cho Bộ NN&PTNT cắt giảm 160 mã hàng hoá thuộc diện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản, đồng thời không kiểm dịch nhập khẩu với sản phẩm động vật thủy sản đã chế biến chín, đóng bao kín khí, sử dụng để ăn ngay.

Ngoài ra, đối với tần suất lấy mẫu, hiện tại, Cục Thú y kiểm tra theo nguyên tắc phân loại sản phẩm, trên cơ sở mức độ nguy cơ rủi ro đối với sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu. Với sản phẩm động vật thủy sản có nguy cơ thấp (đã qua chế biến), cứ 5 lô hàng sẽ lấy mẫu 1 lô hàng để kiểm tra (cắt giảm 80% số lô hàng phải lấy mẫu kiểm tra).

"Chúng tôi đang rà soát các thông tư trên tinh thần cắt giảm các thủ tục, không có chuyện mở rộng danh mục hàng thủy sản phải kiểm dịch như một số doanh nghiệp phản ánh”, đại diện Cục Thú y nói.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, Bộ NN&PTNT đã giao Cục Thú y, Tổng cục Thuỷ sản, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản và các đơn vị của bộ, tiếp nhận những ý kiến của DN; đồng thời sẽ có văn bản báo lên Thủ tướng về vấn đề này trong thời gian sớm nhất./.

Báo Tiền Phong
Đăng ngày 17/01/2022
Dương Hưng
Kinh tế

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 11:08 03/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:49 29/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Tép Bạc trở thành đối tác chiến lược phân phối sản phẩm Virbac

Nuôi tôm tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, từ việc cải thiện năng suất đến các vấn đề như lột xác không hoàn hảo, mềm vỏ và tỷ lệ chết cao đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất. Một trong những giải pháp then chốt để giải quyết tình trạng này là bổ sung khoáng chất đầy đủ trong suốt quá trình nuôi.

Tepbac
• 00:33 04/12/2024

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, hướng đi bền vững của người nuôi tôm tại Bình Định

Ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm đã được Trung tâm Khuyến nông Bình Định triển khai xây dựng mô hình và thực hiện từ năm 2020.

Ao nuôi tôm
• 00:33 04/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 00:33 04/12/2024

Men vi sinh trong phòng ngừa bệnh trong nuôi tôm

Các bệnh gây hại cho tôm như bệnh đầu vàng, bệnh đốm trắng, bệnh gan tụy, hay bệnh nấm thường xuyên xảy ra và có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho năng suất và chất lượng sản phẩm.

Vi sinh
• 00:33 04/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 00:33 04/12/2024
Some text some message..