Độc đáo bộ xương cá voi dài 17m ở đảo Phú Quí

"Ông lụy", một tín hiệu vui cho người dân vùng duyên hải. "Ông lụy" ở vùng nào vùng đó sẽ được may mắn khi hành nghề đánh bắt trên biển. Ngày 4/4/2016 vừa qua, Ông đã lụy trên vùng biển thuộc huyện đảo Phú Quí (tỉnh Bình Thuận) và một đám tang trọng thể được tổ chức để tưởng niệm và an táng Ông ...

ca voi luy bo
Cá voi nặng 70 tấn lụy bờ ở biển Phú Quý, Bình Thuận. (Ảnh: nguyễn Giỏi)

Ông lụy

Ông hay Ông Nam Hải là tên gọi một cách thành kính mà người đi biển và cư dân vùng biển gọi những con cá voi. Cá voi chết được gọi là Ông lụy và người phát hiện đầu tiên thi thể của Ông sẽ là người đứng chủ tang, chịu tang trong 3 năm như con trai cả trong gia đình.

Trưa ngày 4/4, tàu cá BĐ 94725TS do anh Đặng Mậu Hữu, (45 tuổi, ngụ Bình Định) làm thuyền trưởng đang đánh bắt tại vùng biển thuộc đảo Phú Quí đã phát hiện ra một con cá voi khá lớn chết nổi trên biển.

Lại gần, cá quá lớn, còn nguyên vẹn chưa phân hủy. Chiều dài con cá khoảng 18m có thể nặng trên 70 tấn vượt khả năng lai dắt của con tàu. Anh Hữu đã báo tin cho những tàu đánh bắt gần đó cùng đến tiếp sức.

Hàng trăm ngư dân xã Tam Thanh đã có mặt khấn vái xin đưa Ông vào bờ và tiến hành nghi thức an táng. Ông được đưa vào vùng biển thuộc vịnh Triều Dương xã Tam Thanh, Phú Quí vào lúc 4g sáng ngày 5/4. Thời điểm này thủy triều xuống thấp xác Ông vẫn còn cách bờ gần 500m. Phải đến 16g cùng ngày, Ban quản lý Di tích lịch sử Vạn An Thạnh cùng chính quyền và người dân địa phương mới đưa được xác cá voi đến nơi an táng.

Huyệt chôn xác cá voi được đào bằng máy xúc ở một đụn cát trong vịnh Triều Dương. Nghi thức diễn ra rất long trọng và thành kính. Người chủ tang (người đầu tiên phát hiện) mặc áo dài bịt khăn tang màu đỏ để làm lễ phát tang và an táng.

Cá voi từ lâu được người đi biển xem như phúc thần, vị thần độ mạng. Trong những chuyến ra khơi, trong tâm trí ngư dân luôn nghĩ đến và đặt trọn vẹn niềm tin vào cá voi. Nhiều câu chuyện cá voi cứu người được truyền miệng từ đời này qua đời khác.

Theo tài liệu khoa học, khi biển động cá voi thường lặn xuống sâu để tìm nơi yên tĩnh. Nhưng sâu quá thì không có dưỡng khí để thở nên phải trồi lên. Lên xuống liên tục như thế cá sẽ mất sức và nếu vớ được đáy thuyền của ngư dân đang chao đảo trên mặt nước sẽ là nơi ẩn nấp tránh bão lượn theo sóng để vào bờ.

cong van an
Cổng trước vạn An Thạnh

Do thường gặp những hiện tượng như thế nên ngư dân luôn xem cá voi là ân nhân cứu mạng và tập trung cứu cá voi nếu cá bị mắc cạn hoặc cúng tế linh đình mỗi khi cá chết.

Giải thích tại sao khăn tang trên đầu người chủ tang cá voi màu đỏ, một cụ già ở vạn An Thạnh cho biết, màu đỏ là màu tang của vua chúa và hoàng tộc. Tục truyền cá ông đã nhiều lần được sắc phong của nhà vua như Gia long đã phong tước hiệu "Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân Thượng đẳng thần". Các vua triều Nguyễn đã xem cá voi như người của hoàng gia và được phong thần. Vì thế, mỗi khi cá ông gặp nạn tang lễ được cử hành thì chiếc khăn tang trên đầu người chủ tế là khăn màu đỏ.

Bộ xương cá voi ở vạn An Thạnh

"Thấy Ông vào làng như vàng vào tủ", câu nói của dân gian truyền miệng cho thấy, mỗi khi cá ông trôi dạt vào vùng nào thì vùng đó được ấm no và tai qua nạn khỏi.

chanh dien
Chánh điện

Theo phong tục và cũng là tín ngưỡng dân gian, sau ba năm, khi cá voi đã phân hủy hết phần thịt, bộ xương sẽ được nhập làng và thờ trong vạn. Vạn An Thạnh ở thôn Triều Dương xã Tam Thanh, Phú Quí hiện đang lưu giữ và phụng thờ hơn 70 bộ xương cốt cá voi.

trung bay cot
Nhà trưng bày cốt Ông Nam Hải (cá voi)

Vạn An Thạnh là nơi lưu giữ và thờ cúng xương cốt cá voi được xây dưng vào năm Tân Sửu - 1781. Lúc bấy giờ chưa có Ông nào "lụy" dạt vào đảo. 60 năm sau, năm 1841 mới có một Ông to lớn trôi vào bờ trên bãi cát trước vạn. Bà con tổ chức an tang chu đáo. Vì là "Ông" đầu tiên nên được gọi là "vị cố" và lấy ngày 15/10 âm lịch - ngày phát hiện vị cố lụy - làm ngày giỗ và lễ tế thu của vạn. Năm 1960 có một “cá ông” lớn khác trôi vào. Xác cá có chiều dài trên 25m. Mai táng xong, 3 năm sau đó ngư dân vùng này được mùa liên tiếp.

bo xuong
Bộ xương cá voi dài 17m

Trải qua 3 thế kỷ với nhiều lần trùng tu, vạn vẫn sừng sững với nắng mưa. Vạn An Thạnh được xây dựng trên một diện tích khá rộng. Mặt trước hướng ra biển. Kiến trúc của vạn hiện nay gồm chính điện để thờ "Ông" cùng các tiền hiền, hậu hiền là những người có công xây dựng đảo. Vài năm trước UBND tỉnh Bình Thuận đã đầu tư 8 tỉ để xây dựng một nhà trưng bày xương cá voi và sửa sang trung tu lại vạn.

luon song
Xương cá heo lượn sóng

ca heo mom chai
Xương cá heo mõm chai

Chúng tôi vào nhà trưng bày xương cá voi. Một bộ xương cá voi có chiều dài trên 17 mét nằm giữa gian nhà. Ở 4 góc là 4 bộ xương cá heo gồm có : cá heo lươn sóng, cá heo mõm chai, cá ông chuông và loài cá heo thường gặp. Bộ xương cá voi có 50 đốt xương sống. Cá có 30 đôi răng mọc ở hàm dưới, hàm trên không có răng. Mỗi chiếc răng dài khoảng 20 cm, to như bắp tay người lớn.

4 khuc
Xương cá voi ở giữa, 4 góc là xương cá heo

Theo nhận định của các nhà khoa học, bộ xương cá voi tại vạn An Thạnh là xương cá nhà táng. Cá nhà táng là loài thú biển, thuộc loại phân bộ cá voi có răng. Đầu cá rất lớn, chiếm 1/3 chiều dài thân. Thân cá dài 20 mét, con đực nặng khoảng 70 tấn, con cái nặng 30 tấn. Trên trán có chứa khí dự trữ. Khoang hàm trên có khối mỡ đệm rất lớn. Hàm dưới dài và hẹp. Hàm trên không có răng. Cá nhà táng đực rất hung dữ, chúng ăn những loài cá lớn, mực, và khi bảo vệ đàn cái và con của chúng, có thể tấn công cả người và tàu thuyền.

ben trong chanh dien
Chánh điện vạn An Thạnh

Việc trưng bày bộ xương cá voi ở giữa, 4 góc có 4 bộ xương cá heo được người giữ vạn giải thích, tái hiện lai hình ảnh ở dưới biển khi cá voi di chuyển thì chung quanh có cá heo đi theo.

Vạn An Thạnh được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia hiện đang được UBND huyện Phú Quí bảo tồn và gìn giữ. Đây cũng là một địa chỉ du lịch hấp dẫn du khách khi đến thăm đảo.

Vietnamnet, 02/06/2016
Đăng ngày 04/06/2016
Trần Chánh Nghĩa
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 01:25 25/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 01:25 25/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 01:25 25/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 01:25 25/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 01:25 25/11/2024
Some text some message..