Độc đáo mô hình nuôi cua trong hộp nhựa đầu tiên ở Hà Tĩnh

Mô hình nuôi cua trong hộp nhựa của anh Phạm Thanh Sơn (SN 1984, ở xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân) là mô hình đầu tiên trên địa bàn Hà Tĩnh, mở ra hướng đi đầy triển vọng cho nghề nuôi trồng thủy sản.

Nuôi cua trong hộp nhựa
Mô hình nuôi cua trong hộp nhựa đang tạo ra nhiều bước đột phá, có ảnh hưởng tích cực, đầy triển vọng. Ảnh: baohatinh.vn

Mô hình nuôi cua nước lợ trong hộp nhựa của gia đình anh Phạm Thanh Sơn ở thôn Song Long, xã Cương Gián được đầu tư hơn 700 triệu đồng trên diện tích hơn 600m2. Hiện, anh đang thả nuôi 1.200 con cua với nhiều kích cỡ khác nhau trong 6.000 hộp nhựa… Mô hình độc đáo này đang thu hút sự quan tâm của nhiều nông dân đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm.

Anh Sơn chia sẻ, xuất phát từ kinh nghiệm nuôi cua quảng canh trong 3 năm nay nên bản thân hiểu được đặc tính của loài cua nước lợ. Tuy nhiên, nuôi cua quảng canh rất khó kiểm soát về dịch bệnh và chế độ ăn dẫn đến tỷ lệ con giống bị hao hụt chiếm hơn 40%, ảnh hưởng đến nguồn thu nhập.

Trại nuôi cua công nghệ cao được anh đầu tư rất bài bản bằng hệ thống chuồng nuôi hộp nhựa. Mỗi hộp nhựa hình chữ nhật (dài 40 cm, rộng 22 cm và cao 30 cm) được chia thành 2 ngăn, mỗi ngăn nuôi 1 con. Cua có đặc tính ít vận động và ăn thịt lẫn nhau nên phải nuôi tách biệt để đảm bảo an toàn.

Hạt nhựa kaldnesĐể nuôi cua tiết kiệm nước và không gian, anh dùng các hộp nhựa xếp thành giàn; sử dụng hạt nhựa kaldnes trong hệ thống tuần hoàn. Các hạt nhựa có vai trò như san hô để lọc thức ăn thừa và chất thải giúp môi trường sống của cua được sạch hơn. Ảnh: baohatinh.vn

Đặc biệt, hệ thống có ưu điểm nổi bật là không cần nhiều lượng nước đầu vào nhờ nguyên lý tuần hoàn, sục khí tạo oxy. Khi đưa nước vào hộp nuôi cua, thức ăn thừa và chất cặn bẩn thải ra và đi qua hệ thống lọc thô, sau đó ra bể vi sinh và hệ thống khử khuẩn bằng tia UV.

Giống cua được anh mua lại từ những người dân khai thác được tại các vùng nước lợ trên địa bàn tỉnh. Cua giống tự nhiên có ưu thế là khỏe mạnh, ít dịch bệnh, sinh trưởng nhanh. Từ đầu tháng 2/2023, trại đã thả 1.200 con giống vào hộp nhựa với kích cỡ khác nhau.

Khu vực nuôi cua“Sau khi tìm tòi, học hỏi trên nhiều kênh thông tin, tôi quyết định chuyển hướng đầu tư sang nuôi cua trong hộp nhựa. Qua tìm hiểu, công nghệ mới này mang lại hiệu quả kinh tế cao, quản lý, giám sát được con giống và nguồn thức ăn, đồng thời cho năng suất, chất lượng cao” - anh Sơn cho biết. Ảnh: baohatinh.vn

Qua quan sát cho thấy, thức ăn của cua chủ yếu là hải sản tươi như: cá trích, ngao, vẹm, ốc... Được biết, mỗi ngày chi phí thức ăn chỉ khoảng 40 - 50 nghìn đồng. So với nuôi cua trong ao thì hình thức trong hộp nhựa tốn nhiều thời gian cho ăn hơn vì phải thả thức ăn vào từng hộp. Tuy nhiên, nuôi cua hình thức này có thể kiểm soát được số lượng con nuôi, ít dịch bệnh, tiện chăm sóc, thu hoạch nhanh...

Sau hơn 1 tháng nuôi, nhờ đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, cua nuôi trong hộp nhựa của anh sinh trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao, đạt hơn 90%. Cứ 15 ngày cua lột một lần, mỗi lần lột, trọng lượng sẽ tăng 50g - 100g. Sau khoảng 2 tháng nuôi, trọng lượng cua sẽ đạt từ 300g - 400g/con là sẽ tiến hành thu hoạch.

Nói về thị trường tiêu thụ, anh Sơn cho rằng: Hiện tại, nhiều nhà hàng trên địa bàn trong huyện, tỉnh đã liên hệ đặt số lượng lớn, chỉ sợ “cung không đủ cầu”. Mỗi kg cua thịt được bán với giá dao động từ 600 - 700 nghìn đồng, cua lột có giá 800 - 850 nghìn đồng (có chất dinh dưỡng cao gấp 20% so với cua thịt).

Nhiệt độ nuôi cua trong hộp nhựaTheo anh Sơn, nuôi cua nước lợ trong hộp nhựa quan trọng nhất là nguồn nước phải đảm bảo đủ độ pH, độ mặn và nhiệt độ môi trường nước phù hợp, dao động từ 25 - 30 độ C. Ảnh: baohatinh.vn

Dự kiến, khoảng 10 - 12 ngày tới, gia đình anh Sơn sẽ tiến hành thu hoạch hơn 500 con, trung bình 3 - 4 con/kg. Tính ra thu về khoảng hơn 100 triệu đồng, trừ chi phí lãi hơn 70 triệu đồng.

Dễ dàng nhận thấy mô hình nuôi cua công nghệ cao trong hộp nhựa của anh Sơn tốn ít diện tích nhưng cho năng suất cao, sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm. Khách hàng hoàn toàn yên tâm về chất lượng thịt cua, đảm bảo được độ tươi, sạch. Đặc biệt, mô hình nuôi cua trong hộp nhựa sử dụng máy nâng nhiệt, kiểm soát được nhiệt độ của nước nên cua vẫn nuôi được vào mùa đông, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng quanh năm.

Báo Hà Tĩnh
Đăng ngày 22/03/2023
Hữu Trung
Nuôi trồng

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 17:11 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 17:11 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 17:11 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 17:11 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 17:11 19/04/2024