Độc đáo thác Grăng

Từ thị trấn Thạnh Mỹ (huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam) đến Bến Giằng khoảng 15km ta sẽ gặp nơi giao thủy của dòng sông Bung và sông Thanh. Trước đây muốn qua sông Thanh phải đi thuyền độc mộc của người bản địa, còn bây giờ có cầu sắt Bến Giằng để theo QL14D đến thác Grăng.

Thác Grăng đổ nước tung bọt trắng xóa
Thác Grăng đổ nước tung bọt trắng xóa

Đến khoảng Km7 trên QL14D, chúng tôi rẽ tay phải để vào thác Grăng thuộc xã Tabhing, huyện Nam Giang. Theo con đường bê-tông uốn lượn ven sườn đồi dài khoảng 3km, những rẫy lúa, nương bắp ẩn hiện ven rừng. Càng vào sâu, 2 bên đường là rừng nguyên sinh bạt ngàn, thâm u, nơi có con thác tuyệt đẹp với một truyền thuyết giản dị và bi tráng.

Các già làng sống ở thôn Zơ Ra, xã Tabhing cho hay, từ "grăng" trong thổ ngữ Cơ Tu có nghĩa là con cá chiên. Chuyện kể rằng ngày xa xưa đây là con thác đẹp chưa ai khám phá, ở dòng suối dưới chân thác có loài cá hiếm tên là cá grăng (cá chiên). Cứ 10 mùa rẫy một lần, những con cá grăng đầu đàn khỏe nhất phải vượt qua 3 tầng thác nơi đây để hóa thành cá thiêng. Chỉ có làm được điều ấy thì cá grăng mới tồn tại. Năm ấy, đến mùa vượt thác lại gặp cơn lũ trái mùa dai dẳng cả tháng trời khiến dòng thác trở nên hung dữ lạ kỳ. Những con grăng đầu đàn dù đã vắt cạn sức lực nhưng không thể nào vượt qua thác dữ. Và chúng đã chết, xác cá grăng trôi đầy trên suối. Từ đó, dân làng gọi tên thác này là thác Grăng. Ngày xưa, những cái vũng dưới chân thác có nhiều cá chiên, có con tới 40kg, vàng ươm, cả làng ăn 1 con không hết. Tuy nhiên, ngày nay loài cá grăng này chỉ còn những con nhỏ và rất hiếm trên sông, suối của đại ngàn Trường Sơn hoang dã.

Sau khi “chinh phục” hàng trăm bậc thang, chúng tôi mục kích thác Grăng tung bọt trắng xóa, mù mịt “khói sương” cùng với không khí trong lành, mát mẻ khiến những mệt mỏi đều tan biến. Thác Grăng là một cụm thác 3 tầng nên được gọi là tam thác. Đẹp nhất có lẽ là thác 3 với độ cao hơn 30m, tung bụi nước mịt mù trên những vách đá bám rêu. Đây là nơi du khách dừng chân tham quan nhiều nhất. Tuy nhiên, nếu bạn là người thích khám phá và mạo hiểm một chút thì có thể men theo đường mòn ngược lên sườn núi dốc đứng để mục kích vẻ đẹp của 2 tầng thác trên. Cả 3 tầng thác gợi lên vẻ đẹp nguyên sơ như một nàng sơn nữ giữa rừng hoang.

Thác Grăng đẹp như tranh vẽ. Bên dòng thác bạn có thể dựng trại dã ngoại để nấu nướng, hoặc leo lên vách đá rồi buông mình từ lưng chừng thác xuống hồ nước xanh thẳm và trong vắt đến tận đáy.

Đơn giản hơn, là ngả nghiêng trên những phiến đá để nhìn thác chảy, thác réo và thấy những cánh chim rừng từ những tán cây ở lưng chừng núi lao ra giữa dòng thác nhằm bắt lấy một chú “cá grăng” nào đó đang rơi từ đầu con nước xuống  dòng.

Cá chiên nướng mộc

Cá chiên nướng mộc

Sau khi dạo quanh ngắm thác, du khách có thể xuống hồ nước dưới chân để tắm, tận hưởng làn nước mát lạnh mơn man da thịt. Giữa khung cảnh núi non hùng vĩ, không khí mát lành, sẽ có bữa ăn thú vị với  cá chiên nướng được câu lên từ suối hoặc những hồ nước trong khu vực thác.

Khi ra về, bạn có thể ghé vào các quán bán đặc sản cá chiên trên dọc tuyến đường Hồ Chí Minh qua thị trấn Thạnh Mỹ (Quảng Nam). Ở đây, sẽ có đủ các món được chế biến từ cá chiên như: Kho tộ, lẩu, chiên, trộn (bao tử, trứng cá trộn)... thường được “tiếp thị” là tráng dương, bổ thận!. Lại thêm là cá hiếm, lạ, quý nên dù giá có đắt... một chút vẫn cứ hấp dẫn du khách thập phương. Bởi, với hương vị của cá chiên khi thưởng thức cùng với rượu rừng sẽ có cảm giác hồn lâng lâng như lạc vào cõi mộng.  

Banduong.vn
Đăng ngày 12/11/2012
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 12:22 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 12:22 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 12:22 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 12:22 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 12:22 25/11/2024
Some text some message..