Độc tố nấm mốc: Kẻ giết tôm thầm lặng

Chất lượng thức ăn cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công trong nuôi tôm. Thức ăn bảo quản không đúng cách, dễ mốc, làm phát sinh nhiều độc tố nấm mốc (mycotoxin). Tôm ăn những loại thức ăn này gây tổn thương gan, kết hợp với tác nhân kích thích từ môi trường bên ngoài có thể dẫn đến một số lượng lớn tôm chết.

Độc tố nấm mốc: Kẻ giết tôm thầm lặng
Độc tố nấm mốc trong ngũ cốc. Ảnh: Wordpress

Tuy nhiên, những yếu tố này đã bị ngành công nghiệp coi thường. Sự coi thường hậu quả của việc nhiễm độc tố nấm mốc trong thức ăn của tôm có liên quan trực tiếp đến việc thiếu thông tin về tác động của các loại độc tố nấm mốc khác nhau trong nuôi cấy giáp xác.

Hầu hết các vấn đề hiện đang đối mặt với ngành nuôi tôm có liên quan đến sự xuất hiện rộng rãi của bệnh, ví dụ: nhiễm vi khuẩn,  virus hay bệnh do ký sinh trùng. Những vấn đề bệnh tật này có thể dẫn đến tổn thất nặng nề cho ngành công nghiệp và do đó, ngành tôm đã tập trung phần lớn sự chú ý để đối phó với các mối đe dọa như vậy. Tuy nhiên, có những mối đe dọa tiềm tàng khác như các bệnh do môi trường nuôi và thức ăn cũng có thể ảnh hưởng lớn đến sự thành công của nuôi tôm. Trong đó là sự hiện diện của mycotoxin độc tố nấm mốc trong thức ăn của tôm.

Tác hại của độc tố nấm mốc trên tôm nuôi

Ô nhiễm thức ăn cho các loài thủy sản khá phổ biến ở các vùng nhiệt đới ẩm, như các nước Đông Nam Á. Vấn đề có thể được gây ra bởi nhiều yếu tố, chẳng hạn như chất lượng thấp của thành phần thức ăn và phương pháp bảo quản thức ăn không phù hợp.

Mycotoxin là sản phẩm của sự chuyển hóa thứ cấp trong quá trình phát triển của mỗi loài hoặc mỗi chủng nấm mốc nhất định, thường được gọi là độc tố nấm mốc. Các độc tố nấm mốc này phát triển trên các sản phẩm nông nghiệp cả trước, sau khi thu hoạch và cả trong quá trình vận chuyển hay bảo quản sản phẩm.

Theo xu hướng và nhu cầu kinh tế protein thực vật được sử dụng để thay thế protein có nguồn gốc động vật như bột cá, làm gia tăng tác động của ô nhiễm độc tố mycotoxin trong thức ăn nuôi trồng thủy sản.

Hầu hết các độc tố nấm mốc có khả năng làm giảm sự tăng trưởng và tình trạng sức khỏe của tôm khi tiêu thụ thức ăn bị ô nhiễm các loại độc tố nấm Aspergillus, Penicillium và Fusarium sp. (CAST, 2003). Các chất độc hại này được biết là chất gây ung thư (ví dụ: aflatoxin B1, ochratoxin A, fumonisin B1), estrogenic (zearalenone), gây độc thần kinh (fumonisin B1), gây độc thận (ochratoxin), dermatotoxic (trichothecenes) hoặc ức chế miễn dịch (aflatoxin B1, ochratoxin A và T-2 toxin).

Mặc dù thông tin còn hạn chế, một số nghiên cứu đã được thực hiện về độc tính của mycotoxin đối với động vật không xương sống dưới nước.

Ảnh hưởng của độc tính AFB1

Những nghiên cứu này, đã tập trung chủ yếu vào aflatoxin B1 (AFB1) có trong chế độ ăn đến hiệu suất tăng trưởng, tỉ lệ chuyển đổi thức ăn, hệ số tiêu hóa  và những rối loạn sinh lý và thay đổi mô học, đặc biệt là trên mô gan.

Theo Bintvihok et al. (2003)) mức AFB1 dưới 20 ppb (20µg/kg) có thể đã làm giảm tăng trọng và tăng nhẹ tỷ lệ tử vong, chỉ sau 10 ngày. Kết quả mô bệnh học chỉ ra tổn thương gan do AFB1 với những thay đổi sinh hóa trong máu tôm (Bintvihok et al., 2003). Những phát hiện tương tự đã được báo cáo bởi Bautista và cộng sự, (1994) đã quan sát những thay đổi mô bệnh học ở gan tụy của tôm ở mức 25 ppb AFB1. Những ảnh hưởng này đã trở nên trầm trọng hơn khi tăng nồng độ độc tố. 

Tăng trưởng của tôm giảm khi nồng độ AFB1 được tăng lên 500 - 2500 ppb. Tỷ lệ sống giảm xuống 26,32% khi đưa 2500 ppb AFB1 vào thức ăn. 

Có sự thay đổi mô học rõ rệt ở gan tụy của chế độ ăn cho tôm có chứa AFB1 ở nồng độ 100 - 2500 ppb trong 8 tuần, với sự teo gan, sau đó là hoại tử tế bào biểu mô ống. Thoái hóa nghiêm trọng của ống gan tụy là phổ biến ở tôm được cho ăn nồng độ cao AFB1 (Boonyaratpalin et al., 2001). Các mô gan và tuyến anten bất thường cũng được báo cáo bởi Ostrowski-Meissner và cộng sự, 1995 ở tôm cho ăn 50 ppb AFB1 / kg chỉ sau 2 tuần. Hiệu quả chuyển đổi thức ăn bị ảnh hưởng đáng kể, nhưng chỉ ở mức AFB1 là 400 ppb. Các hệ số tiêu hóa đã giảm đáng kể ở AFB1 900 ppb (Ostrowski-Meissner, et al., 1995).

Theo Burgos-Hernadez et al. (2005), ảnh hưởng của độc tính AFB1 đối với tôm dẫn đến việc điều chỉnh các quá trình tiêu hóa và sự phát triển bất thường của gan tụy do tiếp xúc với độc tố nấm mốc. Những kết quả này cho thấy ô nhiễm AFB1 trong thức ăn tôm có thể gây thiệt hại kinh tế bằng cách giảm sản lượng tôm.

Các loại độc tố gây hại khác trên tôm

Thông tin về tác động của các loại độc tố gây hại khác có thể có trên tôm và các loài giáp xác khác là khan hiếm. Chỉ có một vài nghiên cứu đã được thực hiện để tiếp cận tác dụng của deoxynivalenol (DON), ochratoxin A (OTA), zearelenone (ZON) và T-2 trong tôm.

Deoxynivalenol, còn được gọi là vomitoxin, và trichothecenes loại B khác được sản xuất bởi nấm Fusarium sp. và có thể là một chất gây ô nhiễm quan trọng của lúa mì. Nồng độ Deoxynivalenol 200, 500 và 1000 ppb trong chế độ ăn làm giảm đáng kể trọng lượng và tốc độ tăng trưởng ở tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei (Trigo-Stockli et al., 2000).

Supamattaya et al. (2006) báo cáo rằng sự tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng đã giảm đáng kể bởi độc tố T-2 ở mức 0,1 ppm trong khi đối với tôm sú giảm sự tăng trưởng được quan sát thấy ở mức 2,0 ppm. 

Sự hiện diện của độc tố T-2 ở mức 1,0-2 ppm tạo ra những thay đổi teo và thoái hóa nghiêm trọng của mô gan tụy, viêm và tiếp xúc lỏng lẻo của mô tạo máu và cơ quan bạch huyết trên tôm sú và tôm thẻ chân trắng sau khi cho ăn 10 tuần và 8 tuần tương ứng. Bệnh lý tương tự đã được tìm thấy ở tôm cho ăn độc tố zearalenone 1,0 ppm (Supamattaya et al., 2006). 

Độc tố T-2  làm teo, thoái hóa mô gan tuy, làmthay đổi mô tạo máu và cơ quan bạch huyết trên tôm sú và tôm thẻ chân trắng

Nhiều bằng chứng cho thấy việc sử dụng chế độ ăn bị nhiễm độc tố mycotoxin sẽ ức chế hệ thống miễn dịch và giảm khả năng kháng bệnh.

Mycotoxin làm suy yếu hệ thống miễn dịch bao gồm AFB1, T-2 toxin, OTA, DON and fumonisin. Ảnh hưởng của mycotoxin trên phản ứng miễn dịch của động vật trên cạn đã được kiểm tra rộng rãi. Hầu hết các độc tố này gây suy yếu hệ thống miễn dịch bằng cách ức chế tổng hợp các protein quan trọng liên quan đến chức năng miễn dịch. Haemocytes, kết hợp với các phagocytes cố định tạo thành các thành phần miễn dịch của hệ thống miễn dịch tôm và như vậy việc giảm số lượng của chúng có thể dẫn đến giảm khả năng kháng bệnh, khiến tôm dễ bị nhiễm bệnh hơn.

Tiêu thụ độc tố nấm mốc mycotoxin gây ức chế đáp ứng miễn dịch bằng cách giảm cả hoạt động thực bào và đại thực bào (Maning, 2001). Giảm số lượng tế bào máu khi nồng độ AFB1 tăng trong chế độ ăn đã được báo cáo bởi Boonyaratpalin et al. (2001) khi cho tôm ăn khẩu phần từ 0-2500 ppb AFB1 trong khoảng thời gian 8 tuần.

Sự ô nhiễm của độc tố nấm mốc trong thức ăn và nguyên liệu thô là một thực tế và sự gia tăng của nó trên cơ sở toàn cầu khiến cho bất kỳ loại thức ăn nào được cung cấp đều có thể chứa một hoặc nhiều loại độc tố. Chúng là những độc tố vô hình, không mùi và không vị có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe động vật.

Mặc dù sự hiện diện của mycotoxin trong thức ăn thể hiện mối đe dọa gia tăng đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản, có một số lựa chọn có sẵn cho các nhà sản xuất và nông dân để ngăn ngừa hoặc giảm nguy cơ nhiễm độc mycotoxin. Chúng bao gồm lựa chọn nguyên liệu thô cẩn thận, duy trì điều kiện bảo quản tốt cho thức ăn và nguyên liệu thô, và sử dụng sản phẩm khử độc tố mycotoxin.

Theo Aquashrimp Magazine

Đăng ngày 28/10/2019
VĂN THÁI Lược dịch
Kỹ thuật

Lab lab trong ao tôm và cách phòng trị hiệu quả

Lab lab tập hợp thủy sinh bao gồm tảo, vi sinh vật và nguyên sinh động vật phát triển trong ao tôm. Tập hợp này được gọi bằng một thuật ngữ (có xuất xứ từ Philippines) là lab lab.

Nước ao tôm
• 09:47 22/04/2024

Nhiệt độ và các yếu tố khác ảnh hưởng đến màu sắc tôm như thế nào?

Có thể bà con đã từng tự hỏi vì sao tôm lại có nhiều màu sắc khác nhau như vậy? Liệu màu sắc có thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng của chúng không? Điều gì tác động từ môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến chất lượng, màu sắc của tôm và làm thế nào chúng ta có thể nhận biết được?

Tôm thẻ
• 09:45 22/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 11:20 19/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 09:46 16/04/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 04:06 24/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 04:06 24/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 04:06 24/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 04:06 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 04:06 24/04/2024