Đổi đời nhờ cá đặc sản

Từng nợ như “Chúa Chổm” do nuôi tôm thất bại liên tiếp, nhưng 10 năm trở lại đây, người dân thôn 14 của xã Quảng Công (Quảng Điền, Thừa Thiên- Huế) giàu lên nhanh chóng nhờ mô hình nuôi cá đặc sản.

nuôi cá đặc sản
Mô hình nuôi cá đặc sản đưa lại cho gia đình ông Phạm Việt lợi nhuận 200 triệu đồng/năm.

Gia đình ông Phạm Thanh Việt có 1ha hồ nuôi thủy sản trên phá Tam Giang. Diện tích này được ông sử dụng để nuôi các loại cá như chẽm, nâu, hồng, dìa, kình... Cá được ông Việt thả nuôi gối vụ liên tục vì không bị ảnh hưởng của lũ lụt. Khi xảy ra lũ, ông gom cá vào lồng khóa kín nên cá vẫn phát triển tốt và không bị thiệt hại. Bình quân mỗi năm gia đình ông Việt thu được khoảng 4 tấn cá. Những loại cá ông nuôi đều là cá đặc sản, rất được thị trường ưa chuộng, mang lại lợi nhuận lớn. 

Giá bán trên thị trường của những loại cá này rất cao, trong đó cá nâu nhiều lúc lên đến 450.000 đồng/kg. Nếu chỉ tính mức giá bình quân thấp nhất của các loại cá này là 100.000 đồng/kg thì mỗi năm gia đình ông Việt có doanh thu 400 triệu đồng tiền bán cá. “Trừ tất cả các chi phí, mỗi năm gia đình tui có lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng từ nuôi cá đặc sản”- ông Việt cho biết. 

Toàn thôn 14 có 76 hộ dân thì có hơn 40 hộ phát triển kinh tế bằng mô hình nuôi cá đặc sản này. Một trong những hộ nuôi diện tích lớn nhất là gia đình ông Phạm Việt Dũng. Với hơn 2ha hồ nuôi, trung bình mỗi năm gia đình ông Dũng thu được lợi nhuận hơn 400 triệu đồng từ cá đặc sản. 

“Các loại cá này có giá trị kinh tế cao nên lợi nhuận thu được thường bằng 100% số vốn bỏ ra đầu tư”- ông Dũng kể. Cũng theo lời ông Dũng: “Nuôi cá đặc sản không chỉ giúp tui trả xong nợ ngân hàng vay từ thời kỳ nuôi tôm mà còn tích trữ được số tài sản trị giá gần 5 tỷ đồng”. Những hộ nuôi cá đặc sản khác ở thôn 14 cũng từng sa lầy trong nuôi tôm giống như ông Dũng nay đã trả hết nợ ngân hàng và trở nên giàu có, trong đó rất nhiều hộ đã trở thành tỷ phú. 

Ông Lê Nguyên Sỹ - Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Công cho biết: Nhiều năm trở lại đây, mô hình nuôi cá đặc sản của người dân thôn 14 đưa lại lợi nhuận cao nhất trong số các mô hình nuôi thủy sản trên vùng đầm phá Tam Giang. Những hộ nuôi diện tích ít lãi từ 100-200 triệu đồng/hộ/năm, những hộ nuôi nhiều thì lãi từ 300-500 triệu đồng/hộ/năm. 

Theo ông Sỹ, nuôi cá đặc sản đưa lại lợi nhuận lớn và bền vững nên hiện chính quyền xã đang triển khai nhân rộng mô hình này. Bước đầu đã có 15 hộ dân ở thôn 3 và thôn 4 của xã chuyển sang nuôi cá đặc sản và cho kết quả tốt. 

Báo Dân Việt, 08/04/2014
Đăng ngày 08/04/2014
An Sơn
Nuôi trồng

Khuyến khích người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản là một ngành kinh tế quan trọng tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, trong đó có Đồng Nai.

Ao tôm
• 09:28 30/09/2024

Chiến lược quản lý amoniac hiệu quả trong nuôi tôm

Về cơ bản amoniac trong nước ao không thể loại bỏ hoàn toàn vì nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình nitrat hóa. Tuy nhiên, khi vượt quá ngưỡng cho phép sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến ao nuôi và sức khỏe tôm. Do đó, việc kiểm soát amoniac một cách hiệu quả cũng quan trọng không kém, góp phần nâng cao năng suất vụ nuôi.

Tôm thẻ
• 09:00 28/09/2024

Tại sao khí độc lại tăng cao sau khi trời mưa bão?

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:55 27/09/2024

Thuật ngữ BMW trong nuôi tôm

MBW hay còn gọi là trọng lượng cơ thể trung bình. Trong nuôi tôm, thuật ngữ MBW đóng vai trò khá quan trọng và thường được sử dụng để tính toán nhiều khía cạnh khác nhau nhằm đánh giá tình trạng phát triển của tôm.

Tôm thẻ
• 09:44 27/09/2024

Tại sao người Nhật ăn cá sống mỗi ngày mà không sợ bị nhiễm ký sinh trùng?

Văn hóa ăn cá sống ở Nhật Bản không chỉ là một nét đặc trưng độc đáo mà còn nổi tiếng trên toàn thế giới qua các món ăn như sushi và sashimi. Điều thú vị là mặc dù ăn cá sống, người Nhật ít lo lắng về nguy cơ nhiễm ký sinh trùng hay các mầm bệnh từ thực phẩm sống.

sashimi
• 22:25 30/09/2024

Vi khuẩn phát sáng Vibrio harveyi

Vibrio harveyi là một loại vi khuẩn phát sáng thuộc họ Vibrionaceae, được tìm thấy phổ biến trong môi trường nước biển.

Vi khuẩn
• 22:25 30/09/2024

Sau mưa bão khí độc trong ao thường tăng cao

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

tôm thẻ
• 22:25 30/09/2024

Vai trò của rong và cá nuôi ghép với nuôi tôm theo hình thức sạch nước

Nuôi tôm theo hình thức sạch nước là một phương pháp thân thiện với môi trường và bền vững. Trong mô hình này, việc kết hợp với rong (tảo) và cá nuôi ghép đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và cải thiện chất lượng nước ao nuôi. Cả rong và cá đều có những chức năng cụ thể giúp tối ưu hóa quá trình nuôi tôm.

Cá rô phi
• 22:25 30/09/2024

Khuyến khích người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản là một ngành kinh tế quan trọng tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, trong đó có Đồng Nai.

Ao tôm
• 22:25 30/09/2024
Some text some message..