Đổi mới ở Phước Long

Bây giờ nông thôn ngày càng khang trang hiện đại và gần hơn với đô thị. Giờ đây, nếu có cố hoài niệm về một “mùa len trâu”, hay cấy lúa bằng nọc cũng thật khó…

Phước Long
Một góc Phước Long đổi mới

Đất đã chuyển mình

Con đường Nguyễn Thị Mười ở xã vùng sâu Hưng Phú (huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu) sạch bóng, cắm biển trang trọng như trên phố thị. Những hàng rào ốp đá chạy dài cả chục mét, đủ sắc hoa quấn quít trước những ngôi nhà kiên cố. Anh Nguyễn Văn Lam, cán bộ văn phòng UBND xã Hưng Phú kể, đường mang tên Bà mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH) và cũng là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân duy nhất của xã. Nhà nước hỗ trợ, doanh nghiệp tham gia, nhân dân hiến đất, góp công. Lãnh đạo huyện cũng cùng dân làm. Lúc cao điểm, dân nấu cơm, kéo điện ra… làm đến 9-10 đêm. Nhờ vậy, tuyến đường dài hơn 10.300m, rộng 3,5m chạy xuyên qua 5/9 ấp, thông sang cả xã bạn nhanh chóng hoàn thành.  

Các đường trục ấp, đường ngõ xóm kết nối liên thông được nâng nền, tráng xi măng, chiều ngang hơn 3m. Kênh, rạch cũng được nạo vét thông thoáng. Cầu kiên cố thay cầu cây… “Bây giờ hai mùa mưa nắng, việc đi lại đều khỏe rẻ”, anh Nguyễn Văn Lâm nói vậy!

Nông dân Trần Thanh Liêm, ấp Mỹ Phú Đông, xã Hưng Phú đã 59 tuổi mà da dẻ vẫn đỏ au, nói năng hoạt bát. “Nhờ có đê bao nên 3ha lúa của tôi làm 3 vụ luôn. Vụ đông xuân năng suất tới 55 giạ/công (1.300m2), lợi nhuận đạt trên 1,8 triệu đồng/công; vụ hè thu cũng khoảng 50 giạ/công, lời xấp xỉ 1,2 triệu đồng/công. Nhờ cây lúa mà tôi nuôi 3 đứa con lên đại học, 2 đứa trung cấp…”, ông Liêm cởi mở. Bí thư Chi bộ ấp Mỹ Tường 1 Nguyễn Văn Tuấn nhận xét, ở đây chuyển động trong từng nóc nhà. Nhà văn hóa ấp có điểm truy cập Internet, các lớp tập huấn kỹ thuật nông nghiệp. Hợp tác xã Môi trường có 5 nhân viên, cứ 2-3 ngày lại đi thu gom rác thải sinh hoạt… Đến nay, xã Hưng Phú, địa phương “khó” nhất trong huyện không còn nhà tạm, dột nát. Thu nhập bình quân trên 29 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giật xuống mạnh, còn 4,8% so với 25,44%  của năm 2010...

Tại “cánh đồng chó ngáp” ở ấp Phước Trường (xã Phước Long, huyện Phước Long) lúa lên xanh mướt, trải dài hút mắt chen lẫn vuông tôm, cua. “Ngày trước, 60-70 tuổi chưa có được căn nhà tường, giờ trên 30 tuổi đã xây nhà ầm ầm. Mạnh nhất, giàu lên cũng nhờ nuôi tôm, cua”, chú Sáu Chiến (Du Đình Chiến), 75 tuổi, đã có 3 thế hệ “cắm rễ” tại đây vừa nói, vừa chỉ những căn nhà tường mới cất. Riêng ấp này, hiện đã có hơn 60% hộ xây nhà kiên cố. Chú nhẩm tính thật lẹ: “10.000 con tôm giống có giá khoảng 250.000 đồng. Gần 3 tháng sau (nuôi quảng canh) chỉ cần thu hoạch hơn 2kg đã lời. Cứ bỏ 1 triệu đồng ra nuôi tôm thì sau bán thu được 50 triệu đồng. Mà dân ở đây nuôi “siêu” lắm, không “thất” bao giờ, thắng ít hay nhiều mà thôi”. Chú Sáu Chiến nhìn nhận, trang mới của xã Phước Long bắt đầu từ khi Nhà nước chuyển đổi cơ cấu, phân vùng quy hoạch (năm 1996), đầu tư khép kín hệ thống thủy lợi, tưới tiêu, ngăn mặn xả phèn, đê bao… Các mô hình tôm - cua - cá - lúa ổn định dần, đưa thu nhập bình quân của xã lên gần 33 triệu đồng/người/năm.

Xã Phước Long hiện có đủ trường cho các cấp học. Cái cảnh học sinh “đổi gạo” thay học phí đã lùi xa. “Trường THPT Trần Văn Bảy khang trang, có tỷ lệ học sinh tốt nghiệp phổ thông, lên đại học không thua trường chuyên trên tỉnh”, cán bộ văn hóa xã Phước Long Đinh Văn Công nói vậy.

Mảnh đất tình người

Người Phước Long luôn trọng truyền thống. Xã Hưng Phú (có 49 bà mẹ VNAH) có đề án đặt tên các mẹ VNAH cho những con đường, cây cầu trọng yếu. Xã Phước Long có 19 bà mẹ VNAH, 64 thân nhân liệt sĩ… Máu xương trộn lẫn đất này. Chị Trần Thu Nhân có ông, bà ngoại liệt sĩ, bà nội vừa là liệt sĩ vừa là bà mẹ VNAH; nay cô con gái Diệp Ngọc Diễm, 21 tuổi lại nằng nặc đòi đi bộ đội...

Người Phước Long lớn lên cũng nhờ “rễ sâu đất làng”. 5 nông dân Phước Long thay mặt cả đồng bằng đưa “Dạ cổ hoài lang” cùng nghệ thuật đờn ca tài tử, hồn cốt văn hóa phương Nam tới lễ hội Smithsonian “Mê Công - Dòng sông kết nối các nền văn hóa” (Hoa Kỳ năm 2007).

Thời hội nhập, nông dân Phước Long trưởng thành, “khôn ngoan”, sáng tạo hơn rất nhiều. Có ai ngờ ông Trương Thanh Mai, 60 tuổi ở ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Thanh, huyện Phước Long vốn thuần nông mấy đời, từng oằn mình chèo đò kiếm sống; nay trở thành tỷ phú, đối tác tận trời Tây. Từ 100 con cá sấu nước ngọt (năm 2007), nay gia tài ông “nở nồi” tới trên 28.000 con. Giấy phép quốc tế Cites (năm 2014 cả Việt Nam chỉ có 9 trang trại cá sấu được cấp phép) là mốc son hội nhập thành công của ông. 80% số hộ trong hệ thống 400-500 hộ vệ tinh nuôi cá sấu do ông gầy dựng thoát nghèo; khá giàu cũng gần phân nửa. Khát vọng làm giàu cho mình, cho xã hội ở Phước Long nhiều lắm.

Dấu ấn lòng người Phước Long in đậm trên mỗi công trình xây dựng nông thôn mới. Trong gần 5 năm qua, riêng nguồn vốn nhân dân đóng góp đã là 2.223 tỷ đồng, chiếm 42,86% tổng nguồn vốn thực hiện; trên 1,1 triệu m2 đất được dân hiến xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng...

Trang mới Phước Long

Chính người Phước Long cũng ngỡ ngàng với diện mạo đổi mới hôm nay. Các cụ cao niên kể rằng, trước đây huyện Phước Long nghèo lắm, nghèo nhất tỉnh Minh Hải cũ. Chia tách về Bạc Liêu rồi cái nghèo vẫn đeo đẳng không dứt do kết cấu hạ tầng yếu kém, chủ yếu “vịn” vào cây lúa để sống... “Trồng một vụ lúa đã trần ai rồi”, lão nông Tư Liêm nhớ lại. Bây giờ, thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt trên 38 triệu đồng/người/năm...

Cả nhiệm kỳ qua, cán bộ đảng viên Phước Long, từ cấp huyện đến xã, ấp hầu như dành trọn cho việc xây dựng nông thôn mới. Đó thực sự là một cuộc “cách mạng”, đổi mới về chất từ tư duy lãnh đạo đến năng lực quản lý điều hành. Nó chuyển động mạnh mẽ, quyết liệt trong toàn hệ thống chính trị đến tận người dân. Xuống Phước Long bây giờ, cứ ngồi ô tô xộc xuống tận các ấp mà “chân không lấm đất”. 7/7 xã đều hoàn thành tiêu chí giao thông nông thôn, tiêu chí khó nhất của chương trình xây dựng nông thôn mới. Tất cả các xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; 98% số hộ sử dụng điện an toàn… Là một trong 5 huyện điểm của Trung ương về xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 2010-2015). Phước Long đã có 6/7 xã đạt 19/19 tiêu chí. Còn lại, xã Vĩnh Phú Tây đạt 18/19 tiêu chí, đích đến đã cận kề. Phước Long sẽ là huyện đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới lại đang chủ động nâng chất toàn diện hơn, cao hơn (xã nông thôn mới tiên tiến, ấp nông thôn mới kiểu mẫu…).

Chi khu Phước Long ngột ngạt ngày trước chính là văn phòng Huyện ủy Phước Long bây giờ, trang nghiêm, bề thế. Những trục đường trung tâm tại thị trấn, đô thị vùng sâu nhựa tráng phẳng lì, được phân luồng, đặt biển báo... y chang thành phố lớn. Bây giờ nông thôn đã xích lại, gần hơn với đô thị; nếu có cố hoài niệm về một “mùa len trâu” hay cấy lúa bằng nọc cũng thật khó. Phước Long, nơi đất đã chuyển mình…

Báo Sài Gòn Giải Phóng, 24/09/2015
Đăng ngày 25/09/2015
Vũ Thống Nhất
Nông thôn

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:39 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:33 26/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:46 29/11/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 22:46 29/11/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 22:46 29/11/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 22:46 29/11/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 22:46 29/11/2024
Some text some message..