“Đòn kép” vào tham vọng của Minh Phú

Mới đây, đại diện Mỹ Darin LaHood yêu cầu CBP khởi động điều tra về các cáo buộc cho rằng Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú có khả năng tránh thuế bán phá giá đối với tôm nhập từ Ấn Độ.

xuất khẩu thủy sản
Sản phẩm của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú.

Việc cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Mỹ (CBP) khởi xướng điều tra hành vi lẩn tránh thuế chống bán phá giá đang áp dụng cho tôm xuất khẩu của Ấn Độ; đồng thời áp dụng biện pháp tạm thời đối với sản phẩm tôm xuất khẩu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Minh Phú) và công ty liên kết tại Mỹ được coi là “đòn kép” vào tham vọng chiếm ¼ thị phần tôm toàn cầu của tập đoàn này.

Bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp

Trong lá thư gửi đi vào ngày 17/05/2019, Đại diện Mỹ Darin LaHood cáo buộc Minh Phú mua lượng lớn tôm đông lạnh từ Ấn Độ, thực hiện gia công nhỏ ở Việt Nam và sau đó xuất khẩu trở lại đến Mỹ thông qua công ty con MSeafood dưới dạng sản phẩm Việt Nam.

Sau khi xem xét cáo buộc này, Tổng cục Thi hành Luật Phòng vệ Thương mại Mỹ(TRLED) phát hiện ra cáo buộc này hợp lý khi cho rằng Minh Phú cố gắng né tránh thuế chống bán phá giá thông qua việc nhập khẩu tôm đông lạnh có xuất xứ từ Ấn Độ sang Việt Nam và đã không báo cáo hàng hóa nhập khẩu là từ Ấn Độ.

Trước cáo buộc bất lợi cho Minh Phú, Bộ Công Thương đã phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ về vụ việc này, đồng thời có văn bản đề nghị Công ty Minh Phú phối hợp làm rõ các thông tin liên quan.

Đại diện Bộ Công Thương cho biết: Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ/ngành, hiệp hội và doanh nghiệp để làm việc, trao đổi với phía Mỹ trên tinh thần nghiêm túc đấu tranh chống lại các hành vi gian lận thương mại, trong đó có gian lận xuất xứ, đồng thời cũng bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của ngành nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu tôm của Việt Nam. 

Trước đó, ngày 4/7/2019, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có Quyết định số 824/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tăng cường quản lý Nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ” và Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 31/12/2019 của Chính phủ về một số biện pháp cấp bách nhằm tăng cường quản lý nhà nước về phòng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp. Đồng thời, sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, hiệp hội và doanh nghiệp để làm việc, trao đổi với phía Mỹ trên tinh thần nghiêm túc đấu tranh chống lại các hành vi gian lận thương mại, trong đó có gian lận xuất xứ nhưng cũng đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của ngành nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu tôm của Việt Nam.

Việc áp dụng biện pháp tạm thời đối với sản phẩm tôm xuất khẩu của Minh Phú và công ty liên kết tại Mỹ là bất lợi kép trong bối cảnh kết thúc năm 2019, xuất khẩu của Minh Phú đạt 643 triệu USD, giảm 14,25% so với cùng kỳ năm trước và kỳ vọng vào hướng đi mới là thị trường Trung Quốc cũng đang gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt, sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu chiến lượccủa Minh Phú là đến năm 2045 chiếm 25% thị phần tôm toàn cầu(hiện tại chiếm khoảng 4%).

Người trong cuộc nói gì?

Theo ông Lê Văn Quang , Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập Đoàn Thủy Sản Minh Phú: Chúng tôi hết sức bất ngờ vì trong Quyết định (đăng tải trên các phương tiện truyền thông), CBP đã chỉ dựa trên các thông tin một chiều được thu thập, cung cấp bởi tổ chức AHSTEC – đại diện cho một nhóm các công ty đánh bắt và chế biến tôm tại Hoa Kỳ, là tổ chức từ lâu đã tham gia vào các vụ kiện chống bán phá giá tôm Việt Nam với tư cách nguyên đơn. AHSTEC nộp đơn tố cáo Mseafood vào tháng 9/2019. Vì quy trình điều tra là bảo mật, CBP đã sử dụng các thông tin mà AHSTEC cung cấp cũng như một số thông tin thu thập từ nhiều nguồn, chủ yếu là từ Internet, được cắt đoạn và đơn phương diễn giải mà không có sự đối chiếu hay kiểm chứng lại với Minh Phú hay Mseafood.

Về khả năng tác động cũng như giải pháp của Minh Phú trong thời gian tới, ông Quang cho biết:

Thứ nhất, như CBP đã chỉ rõ, việc áp dụng biện pháp trong Quyết định sơ bộ nói trên chỉ có tính chất tạm thời. Theo đó, Minh Phú được yêu cầu tạm nộp thuế CBPG áp dụng cho Ấn Độ (khoảng 10%) đối với các lô hàng nhập vào Hoa Kỳ. Minh Phú khẳng định biện pháp tạm thời nói trên không làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Minh Phú vào thị trường Hoa Kỳ và các thị trường khác. Mọi hoạt động sản xuất, xuất khẩu của Minh Phú vẫn diễn ra bình thường, theo kế hoạch.

Thứ hai, Minh Phú khẳng định Tập đoàn không nhập tôm thành phẩm đông lạnh từ Ấn Độ để xuất sang Hoa Kỳ như trong cáo buộc. Quyết định sơ bộ được đưa ra vì CBP cho rằng có một số dấu hiệu, nghi vấn để cho phép suy đoán về khả năng Minh Phú đã xuất khẩu tôm đông lạnh Ấn Độ sang Hoa Kỳ. Thực tế Minh Phú không xuất tôm thành phẩm Ấn Độ sang Hoa Kỳ.

Thứ ba, CBP cũng chỉ rõ là Quyết định sơ bộ nói trên chỉ dựa trên các thông tin, số liệu ban đầu và chưa được kiểm chứng. Chẳng hạn, tại trang số 6 của Quyết định, CBP có nêu trong giai đoạn điều tra từ 1/10/2018 đến 31/8/2019, Tập đoàn Minh Phú đã nhập một lượng lớn tôm Ấn Độ. Đây là thông tin không có cơ sở bởi thực tế trong giai đoạn này, lượng tôm Ấn Độ mà Minh Phú nhập để sử dụng làm nguyên liệu chỉ chiếm khoảng 10% tổng lượng tôm nguyên liệu đầu vào của Tập đoàn. Đặc biệt từ đầu năm 2019, lượng tôm nhập khẩu của Minh Phú chỉ chiếm một lượng không đáng kể và từ quý II/2019, Minh Phú đã không còn sử dụng tôm nhập khẩu Ấn độ. Quyết định này dường như đã cố tình phớt lờ thông tin được nói rõ ngay trong Thông cáo báo chí tháng 6/2019 của Minh Phú là tổng lượng tôm xuất khẩu sang Hoa Kỳ chỉ chiếm dưới 39% tổng lượng tôm xuất khẩu của Minh Phú.

Thứ tư, Minh phú đã chỉ định luật sư tại Hoa Kỳ và Việt Nam làm thủ tục đăng ký với CBP để tham gia tích cực và cung cấp số liệu cho CBP để giúp cơ quan này hiểu chính xác hơn, có thông tin đa chiều và đã được kiểm chứng trước khi CBP đưa ra quyết định cuối cùng.

“Trong mọi trường hợp, Minh Phú khẳng định sẽ luôn hợp tác, công khai và minh bạch thông tin để tránh việc bị liên lụy do các cáo buộc ác ý, không có cơ sở nhằm vào Minh Phú nói riêng và ngành tôm Việt Nam nói chung. Là một doanh nghiệp xuất khẩu tôm hàng đầu của Việt Nam và thế giới, trong quá trình hoạt động Minh Phú luôn tuân thủ chặt chẽ các chuẩn mực quốc tế, trong đó có quy trình công khai thông tin và luôn có ý thức tuân thủ đầy đủ pháp luật Hoa Kỳ.”- ông Quang khẳng định.


Enternews
Đăng ngày 11/02/2020
Phan Nam
Doanh nghiệp

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 08:00 21/12/2024

VietShrimp 2025: Những vấn đề nóng hổi ngành tôm Việt Nam trên bàn Hội thảo

“Xanh hóa vùng nuôi” sẽ là chủ đề chính, xuyên suốt tại kỳ Hội chợ VietShrimp 2025. Hội chợ quy tụ những doanh nghiệp hàng đầu của ngành tôm Việt Nam – mang tới các giải pháp công nghệ tiên tiến, những mô hình nuôi hiện đại nhằm đẩy nhanh quá trình xanh hóa vùng nuôi tôm.

Vietshrimp 2025
• 09:52 13/12/2024

Máy cho ăn tự động Farmext Feeder Lite - Công nghệ tinh gọn, nhẹ nhàng chi phí

Giải quyết nỗi lo về chi phí cho người nuôi tôm trong vấn đề cần một thiết bị vừa tiết kiệm nhưng vẫn phải đảm bảo sự hiệu quả. Farmext Feeder Lite – Phiên bản mới chính là giải pháp thông minh, đáp ứng trọn vẹn nhu cầu của bà con. Với mức giá hợp lý, máy vẫn đảm bảo các tính năng hiện đại như điều khiển từ xa, hẹn giờ tự động, giúp việc nuôi tôm trở nên dễ dàng và tối ưu hơn bao giờ hết.

Máy cho tôm ăn
• 10:24 12/12/2024

Tép Bạc trở thành đối tác chiến lược phân phối sản phẩm Virbac

Nuôi tôm tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, từ việc cải thiện năng suất đến các vấn đề như lột xác không hoàn hảo, mềm vỏ và tỷ lệ chết cao đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất. Một trong những giải pháp then chốt để giải quyết tình trạng này là bổ sung khoáng chất đầy đủ trong suốt quá trình nuôi.

Tepbac
• 12:00 03/12/2024

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:48 18/12/2024

Ứng dụng các loại vi sinh trong nuôi tôm

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh có thể mang lại hiệu quả tức thời nhưng tiềm ẩn nhiều tác hại như tích tụ dư lượng, ô nhiễm môi trường và nguy cơ kháng kháng sinh.

Tạt vi sinh
• 16:48 18/12/2024

Một số loài cá có tiếng kêu "lạ" có thể bạn chưa biết

Trong thế giới tự nhiên phong phú và huyền bí, động vật biết phát ra tiếng kêu thường gây bất ngờ cho con người. Tuy nhiên, điều ít ai biết là ngay cả những loài cá – vốn bị coi là "lặng thinh" dưới nước – cũng có khả năng phát ra tiếng kêu đồng thanh điệu rất độc đáo.

Cá
• 16:48 18/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt tôm

Chất lượng thịt tôm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giá trị kinh tế và uy tín của ngành nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, ngành nuôi tôm đang đối diện với nhiều thách thức trong việc đảm bảo thịt tôm đạt chuẩn cao, từ môi trường nuôi đến công nghệ nuôi trồng và chế độ dinh dưỡng. Hãy cùng tìm hiểu các giải pháp hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng thịt tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:48 18/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 16:48 18/12/2024
Some text some message..