Dồn ứ tàu thuyền vì cảng cá xuống cấp

Không được đầu tư nâng cấp, 2 cảng cá ở tỉnh Quảng Bình quá tải khiến ngư dân khốn đốn vì thiếu chỗ neo đậu

Cảng cá Sông Gianh
Cảng cá Sông Gianh xây dựng đã gần 20 năm

Tỉnh Quảng Bình hiện có 2 cảng cá là Nhật Lệ (TP Đồng Hới) và Sông Gianh (huyện Bố Trạch) do Ban Quản lý các cảng cá tỉnh Quảng Bình thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Quảng Bình quản lý. Tuy nhiên, các cảng cá này hiện xuống cấp nghiêm trọng, chật chội, ô nhiễm nặng…, gây khó khi tàu thuyền cập bến.

Xuống cấp, ô nhiễm nghiêm trọng

Cảng cá Sông Gianh đi vào hoạt động từ năm 2001, với tổng vốn đầu tư 19 tỉ đồng từ nguồn dự án ADB do Bộ Thủy sản (nay sáp nhập vào Bộ NN-PTNT) làm chủ đầu tư. Cảng có diện tích 22.000 m2, được thiết kế cho khoảng 30 chiếc tàu công suất từ 150 CV, dài từ 12 m trở xuống cập cảng trong một ngày. Cảng có 2 cầu tàu với tổng chiều dài gần 110 m, trung bình mỗi năm đón 7.000 lượt tàu ra vào với số lượng hàng hóa được bốc xếp lên xuống từ 9.000 - 12.000 tấn/năm.

Đây là một trong những cảng cá lớn nhất của khu vực Bắc Trung Bộ, nơi neo đậu cho các tàu cá của ngư dân trong và ngoài tỉnh. Thời gian gần đây, lượng tàu cá cập cảng cá Sông Gianh tăng mạnh, gây ra tình trạng quá tải dẫn đến xuống cấp, hư hỏng. Bề mặt bê-tông trên các cầu tàu, chỗ neo đậu bong tróc, trụ và sàn cầu nhiều chỗ sắt bung ra. Khu nhà chờ, sân bãi, đường ra vào cảng cũng sụt lún gây trở ngại cho việc vận hành, bốc dỡ hàng hóa lên xuống tàu. Mặt khác, cát bồi dưới chân các cầu cảng khiến mực nước chỉ còn từ 2 đến 5 m làm nhiều tàu cá thường xuyên mắc cạn khi thủy triều hạ. Ông Nguyễn Văn Sơn, một chủ tàu ở huyện Bố Trạch, cho biết sau khi đánh bắt ở các vùng biển xa và ngư trường Hoàng Sa, tàu cá của ông về cập cảng cá Sông Gianh để bán hải sản và tiếp nhiên liệu nhưng thời gian gần đây, phải đợi nhiều giờ, thậm chí cả ngày, mới cập cảng được, khi thủy triều xuống thì tàu bị mắc cạn không thể ra khơi.

Cảng cá Nhật Lệ được xây dựng từ năm 2000, có tổng diện tích 4,5 ha với vốn đầu tư 20 tỉ đồng từ nguồn vốn cho biên giới hải đảo. Trung bình mỗi năm, cảng đón từ 2.000 đến 2.500 lượt tàu thuyền ra vào với khoảng 9.000 tấn hàng được bốc lên xuống tàu. Tuy nhiên, hiện khu neo đậu, bốc dỡ hàng hóa tại đây chỉ đáp ứng khoảng 20% lượng tàu cá cập cảng. Bên cạnh đó, cảng cá Nhật Lệ cũng đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Theo ghi nhận, toàn bộ mặt sân bãi trong khu vực cảng, nhà phân loại hải sản đã hỏng, sụt lún, nứt nẻ; hệ thống xử lý nước thải bị tê liệt dẫn đến tình trạng ngập úng trong mùa mưa. Ngoài ra, tại 2 cảng cá Sông Gianh và Nhật Lệ thường xuyên diễn ra tình trạng ô nhiễm vì rác thải và nước rửa cá, phát sinh mùi hôi thối, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Chỉ đáp ứng 20%-30% tàu thuyền cập cảng

Ông Nguyễn Trung Sơn, Trưởng Ban Quản lý cảng cá Sông Gianh, thừa nhận tình trạng cảng cá ngày một xuống cấp trầm trọng và quá tải gây khó khăn cho tàu thuyền ngư dân mỗi lần ra vào cập cảng. "Có đợt cao điểm, hàng chục lượt tàu cá ngư dân xếp hàng chờ cập cảng, ảnh hưởng đến việc bốc dỡ hàng hóa. Lượng xe tải cung cấp nguyên liệu, lương thực cho tàu cá hoặc thu mua hải sản phải đậu ngoài khu vực cầu cảng để trung chuyển, hết sức bất tiện" - ông Sơn nhìn nhận.

Ông Trần Đăng Thảo - Phó Giám đốc Ban Quản lý các cảng cá tỉnh Quảng Bình, cho biết hiện công suất của 2 cảng cá chỉ đáp ứng 20%-30% tàu thuyền có nhu cầu vào neo đậu, bốc dỡ hàng hóa; số còn lại phải neo đậu, bốc dỡ hàng ở các "bến cóc", gây khó khăn cho việc thống kê, kiểm soát tàu cá cũng như hàng hóa bốc dỡ. Theo ông Thảo, UBND tỉnh Quảng Bình đã cấp kinh phí để tu sửa nhưng vẫn chưa được đồng bộ. "Về lâu dài, cần đầu tư, xây dựng lại các hệ thống cảng cá mới, nạo vét khu vực các chân cầu cảng để tăng số lượng tàu cập bến, sửa chữa thêm các hạng mục trong khu vực cảng để phát triển hậu cần nghề cá, trú tránh bão cũng như quản lý tàu thuyền trên địa bàn tỉnh được thuận lợi" - ông Trần Đăng Thảo đề nghị.

Đăng ngày 25/06/2020
T.Trực
Đánh bắt

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 19:12 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 19:12 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 19:12 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 19:12 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 19:12 25/04/2024