Dòng chảy thị trường thủy sản đang thay đổi | Phần 1: Bùng nổ xuất khẩu

Ngành thủy sản nước ta năm 2022 vượt qua đại dịch khá ngoạn mục với kim ngạch xuất khẩu đạt kỷ lục 11 tỷ USD.

Ao cá
Năm 2022, ngành thủy sản được đánh giá trải qua giai đoạn bùng nổ về xuất khẩu. Ảnh: Tép Bạc

Tuy nhiên, cuối năm 2022 tốc độ tăng trưởng đã chững lại và đi xuống, các chuyên gia dự báo những tháng đầu năm 2023 thị trường xuất khẩu sẽ bị thu hẹp và kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh. Thực tế đang diễn ra như vậy. Một báo cáo ngành thủy sản của nhóm chuyên gia ở Công ty CP Chứng khoán Nhất Việt (VFS) phân tích “Dòng chảy trên thị trường thủy sản đang thay đổi” với thông tin thu thập từ những nguồn đáng tin cậy, công bố cuối tháng 2/2023, có thể bổ ích cho cộng đồng thủy sản nên xin trích giới thiệu.

Năm 2022, ngành thủy sản được đánh giá trải qua giai đoạn bùng nổ về xuất khẩu. Nhu cầu tăng cao đồng đều trên các thị trường chính và thị trường Trung Quốc & Hồng Kông có mức tăng trưởng cao nhất với 61%. Kim ngạch xuất khẩu những sản phẩm chính cùng tăng ở mức hai con số, cao nhất là cá tra tăng 51% so với cùng kỳ.

Số liệu xuất khẩu thủy sản năm 2022 

Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt kỷ lục 11 tỷ USD, tăng 23% với nhiều con số đáng chú ý. Giá trị sản xuất thủy sản tăng 3%, tổng sản lượng đạt 9,06 triệu tấn, tăng 3,1% so với năm 2021. Sản lượng khai thác giảm 1,8%, sản lượng nuôi trồng tăng 7% so với năm 2021 theo chủ trương giảm khai thác để bảo vệ nguồn thủy sản.  

Thủy sản năm 2022 trải qua giai đoạn bùng nổ về xuất khẩu, chủ yếu nhờ cá tra với sản lượng chiếm tỷ lệ lớn trên tổng sản lượng ngành thủy sản. Nhu cầu tăng cao đồng đều trên các thị trường chính. Tuy nhiên, xuất khẩu chậm dần về nửa cuối năm 2022: Ở tháng 11/2022, xuất khẩu tôm, cá tra, cá ngừ đã giảm đột biến 20 - 26% so với cùng kỳ năm 2021. Sản phẩm tôm bị cạnh tranh gay gắt hơn từ các nước có chi phí thấp và giá bán rẻ hơn như Ecuador và Ấn Độ. Nhìn chung, giá vốn hàng bán chiếm tỷ lệ ổn định quanh 85% tổng doanh thu ngành.

Chuỗi giá trị ngành thủy sản Chuỗi giá trị ngành thủy sản. Ảnh: Tép Bạc

Bước sang năm 2023, nhiều khó khăn cũng xuất hiện. Theo khảo sát trên 117 doanh nghiệp thuỷ sản về triển vọng ngành năm 2023 cho dự báo tiêu cực: Chỉ 7% doanh nghiệp lạc quan, 71% đánh giá khó khăn, hơn 22% đánh giá rất khó khăn. 

Các sản phẩm chính xuất khẩu 

Sản phẩm tôm

Tổng kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2022 tăng 11% so với năm 2021, chiếm 39% tỷ trọng xuất khẩu thủy sản năm 2022. Hiện đang có sự phân hóa trong kim ngạch xuất khẩu đi các thị trường tôm lớn nhất của Việt Nam. 

Thị trường Mỹ năm 2022 thu hẹp 23% so với năm 2021, tuy vậy vẫn là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất từ Việt Nam. Hai thị trường lớn thứ 2 và 3 là EU và Nhật tuy không tăng trưởng mạnh nhưng vẫn là tín hiệu tích cực trong bối cảnh lạm phát tăng cao và tiêu dùng thắt chặt trên 2 khu vực này.

Thị trường nhập khẩu tômCác thị trường chính nhập khẩu tôm Việt Nam năm 2022. Ảnh: Tép Bạc

Thị trường Trung Quốc & Hồng Kông có mức tăng trưởng đáng chú ý 61%, đồng thời cũng là thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn, có thể là động lực cho sự phát triển của ngành tôm năm 2023. 

Tình hình thị trường Mỹ năm 2022 cho thấy sự cạnh tranh giữa sản phẩm tôm Việt Nam và các đối thủ chính. Thị trường Mỹ năm 2022 giảm nhập khẩu tôm do điều kiện kinh tế và với tôm Việt Nam, số liệu của Hải quan Việt Nam tính tới tháng 11/2022 xuất khẩu tôm sang thị trường này hơn 773 triệu USD, giảm 21% so với cùng kỳ năm 2021; sang năm 2023 chưa khả quan với Việt Nam.  

Ở thị trường Mỹ, Ecuador dẫn đầu tăng trưởng khối lượng nhờ đẩy mạnh xuất khẩu từ tháng 6/2021 khi Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu do COVID; tuy nhiên, khối lượng tăng nhưng giá tăng chậm hoặc giảm vì Ecuador chiết khấu giá để tăng thị phần. Tôm của Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm tôm lột vỏ đông lạnh của Việt Nam (Chiếm ¼ lượng xuất khẩu tôm của Việt Nam) với giá rẻ hơn tôm Việt Nam, và kim ngạch xuất khẩu Mỹ 2022 cũng giảm 7% so với cùng kỳ. Tôm của Mexico vào Mỹ sản lượng tăng không nhiều nhưng giá trị tăng tích cực nhất, có lợi thế chi phí vận chuyển giáp ranh biên giới thấp. 

So sánh trong 5 nước hàng đầu xuất khẩu tôm vào thị trường Mỹ trong năm 2022 thì tôm của Việt Nam giảm mạnh nhất. Một nguyên nhân chính là do sản phẩm thiếu cạnh tranh về giá cả. Kim ngạch tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ giảm mạnh nhất trong tháng 10/2022, giảm tới 41% so với cùng kỳ.  

Sản phẩm cá tra

Chiếm 22% tỷ trọng xuất khẩu thủy sản năm 2022 với tổng kim ngạch 2,44 tỷ USD, tăng 51% so với cùng kỳ. Hầu hết sản phẩm xuất khẩu là cá tra phi lê đông lạnh (chiếm 86% sản phẩm xuất khẩu cá tra). Các thị trường cá tra lớn nhất của Việt Nam đều có sự tăng trưởng mạnh, đặc biệt là Trung Quốc với mức tăng 60% trên nền thấp của giai đoạn đóng cửa do COVID-19.  

Lượng xuất khẩu cá tra của Việt Nam có phụ thuộc rất lớn vào thị trường Trung Quốc và Mỹ (chiếm 49,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2022). Ngoài ra, các thị trường nhỏ hơn như Mexico, Brazil, Thái Lan đều có mức tăng trưởng đáng ấn tượng từ 35% đến trên 50%. 

Thị trường nhập khẩu cá traCác thị trường chính nhập khẩu cá tra Việt Nam năm 2022. Ảnh: Tép Bạc

Ở thị trường Mỹ, nhu cầu cá tra hồi phục, Việt Nam vẫn là nguồn cung chính. Thị trường này tính tích cực và tiêu cực đang đan xen. Tích cực là diễn biến cung cầu cá thịt trắng tại Mỹ đang có lợi cho cá tra vì giá thành phải chăng, nguồn cung ổn định. Lệnh cấm nhập khẩu từ Nga làm giảm nguồn cung cá tuyết, trong lúc từ cuối tháng 2 đến giữa tháng 4/2023 nhu cầu tiêu thụ cá sẽ tăng do vào mùa Chay (Cá tra, cá rô phi, cá minh thái có thể sẽ được nhập khẩu mạnh hơn để bù đắp cho nguồn cung cá thịt trắng thiếu hụt từ Nga trong 2023, đặc biệt là nửa đầu năm. Mùa Chay là thời gian kiêng ăn thịt động vật có vú và gà của người Kitô giáo, chiếm hơn 70% tôn giáo tại Mỹ). 

Còn tính tiêu cực ở thị trường Mỹ là nhu cầu cá tra hồi phục mạnh cả năm 2022 nhưng đã hạ nhiệt về cuối năm, và lượng nhập khẩu cá tra Việt Nam cũng giảm mạnh từ quý 4/2022 kéo dài tới đầu năm 2023. Tháng 1/2023, giá trung bình xuất khẩu cá tra sang Mỹ giảm 34%, một phần được lý giải bởi lượng tồn kho lớn tại các doanh nghiệp nhập khẩu ở Mỹ. Đồng thời, tình hình kinh tế đình trệ và tăng lãi suất kéo dài tại Mỹ sẽ tiếp tục tạo áp lực lên các doanh nghiệp nhập khẩu. 

Sản phẩm cá ngừ và các loại thủy sản khác

Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ năm 2022 đạt 1,02 tỷ USD (chiếm 9% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản), tăng 34% so với cùng kỳ và cao nhất 5 năm 2018-2022. Nước nhập khẩu sản phẩm cá ngừ chủ yếu là Mỹ (47,7%). Cho thấy năm 2022 kim ngạch cá ngừ tăng mạnh, xuất khẩu phụ thuộc vào Mỹ.

Thị trường nhập khẩu cá ngừCác thị trường chính nhập khẩu cá ngừ Việt Nam năm 2022. Ảnh: Tép Bạc

Các loại thủy sản khác đạt 3,7 tỷ USD, chiếm 33,6% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản, tăng 30% so với cùng kỳ. Trong đó, các loại cá biển khác đạt 2,01 tỷ USD, chiếm 54% tỷ trọng mảng này với mức tăng trưởng 23% so với cùng kỳ.

Các loại thủy sản khácCác thị trường chính nhập khẩu các loại thủy sản khác của Việt Nam năm 2022. Ảnh: Tép Bạc

Hơn nữa, xuất khẩu mạnh tại thị trường châu Á. Đáng chú ý sự tăng trưởng đột biến 100% ở thị trường Trung Quốc và có thể sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng cho năm 2023. 

Đăng ngày 08/05/2023
Sáu Nghệ
Góc nhìn

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 10:54 20/12/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 14:03 17/12/2024

Hiệp hội Cá tra kiến nghị 6 giải pháp phát triển

Giá cá tra nguyên liệu ở một số địa phương ĐBSCL đang tăng lên 29.000-30.000 đồng/kg giúp người nuôi có lời. Tuy nhiên, nhiều tháng qua giá bán chỉ 27.000 – 28.000 đồng/kg (cỡ 0,75 – 0,95 kg/con) trong lúc giá thành sản xuất 26.000 – 27.000 đồng/kg khiến bất ổn kéo dài nên Hiệp hội Cá tra Việt Nam vừa kiến nghị 6 giải pháp để phát triển bền vững.

Cá tra
• 09:54 11/12/2024

Tôm giống còn nhiều tồn tại và giải pháp khắc phục

Ngày 31/10/2024, báo cáo của Cục Thủy sản cho biết, hoạt động sản xuất tôm giống còn nhiều tồn tại, cần các giải pháp khắc phục trong những tháng cuối năm 2024 và cả năm 2025 để đạt mục tiêu đủ tôm giống tăng trưởng nhanh, chống chịu với điều kiện môi trường và sạch bệnh/kháng bệnh.

Tôm giống
• 11:17 09/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 03:07 23/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 03:07 23/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 03:07 23/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:07 23/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 03:07 23/12/2024
Some text some message..