Hiệp hội Cá tra kiến nghị 6 giải pháp phát triển

Giá cá tra nguyên liệu ở một số địa phương ĐBSCL đang tăng lên 29.000-30.000 đồng/kg giúp người nuôi có lời. Tuy nhiên, nhiều tháng qua giá bán chỉ 27.000 – 28.000 đồng/kg (cỡ 0,75 – 0,95 kg/con) trong lúc giá thành sản xuất 26.000 – 27.000 đồng/kg khiến bất ổn kéo dài nên Hiệp hội Cá tra Việt Nam vừa kiến nghị 6 giải pháp để phát triển bền vững.

Cá tra
Nhiều giải pháp được kiến nghị để phát triển ngành nuôi cá tra

Tình hình chung nuôi cá tra năm 2024

Báo cáo mới đây của Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho hay, nghề nuôi cá tra đã chủ động ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến giúp cải thiện năng suất, hiệu quả. Nhưng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm tăng dịch bệnh, chất lượng nguồn nước kém khiến chi phí phòng trị bệnh tăng và tỷ lệ cá sống giảm. Nhiều chi phí khác cũng tăng trong lúc giá cá thương phẩm lại giảm và kéo dài.

Trước đây, giá thành sản xuất cá tra chỉ 1 USD/kg, nay đã 1,2-1,3 USD /kg (tăng 20-30%), cao hơn cá Alaska Pollock. Chi phí thức ăn trước đây chiếm 55-60% giá thành thì nay đã tăng lên 70-80%, hiện giá thức ăn khoảng 12.000 đồng/kg, 

Chất lượng con giống - khâu quan trọng của ngành hàng vẫn rất kém. Cá giống tỷ lệ sống thấp, dễ bị bệnh không còn theo mùa vụ. Ương dưỡng giống cá tra hiện nay, tỷ lệ hao hụt trên 90% và Cục Thủy sản đang đặt mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới giảm xuống dưới 85%, tỷ lệ cá sống đạt 15- 20%. Đa số các cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều điện sản xuất, ương dưỡng giống.

Có nhiều quy định mới và phức tạp ở các nước nhập khẩu (POR, Frambill, ATVSTP,…). Qui phạm nuôi VietGAP chưa bắt buộc nên việc duy trì áp dụng còn khó khăn. Các quy định về lao động, môi trường, tín chỉ xanh ngày càng khắt khe. Người nuôi lại gặp khó khăn về vốn nên nhiều người đã ngừng nuôi cá.

Kiến nghị 6 giải pháp 

Hiệp hội Cá tra Việt Nam kiến nghị Bộ NN&PTNT cùng các đơn vị liên quan 6 giải pháp để phát triển bền vững ngành cá tra.

1/Kiểm soát chất lượng sản phẩm: Tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước để bảo vệ chất lượng sản phẩm và uy tín của ngành cá tra Việt Nam. Kiểm tra chất lượng các cơ sở sản xuất, nếu không làm đúng quy định cần xử lý nghiêm.

2/Giảm chi phí nuôi: Phổ biến ứng dụng qui trình cải tiến kỹ thuật tối ưu trong phương pháp cho ăn (cho ăn gián đoạn 7 ngày ngưng 2 ngày; xen kẽ đạm thấp đạm cao) để giảm chi phí thức ăn mà vẫn đảm bảo tốc độ tăng trưởng của cá; giảm hệ số FCR, tiết kiệm công lao động, giúp cá phát triển tốt và ổn định.

3/Có chính sách bình ổn giá thức ăn: Bộ NN&PTNT có ý kiến để Bộ Tài chính giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi từ 2% hiện nay xuống 0%, giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu thuốc thủy sản.

4/Nâng cao chất lượng giống: Đẩy nhanh tiến độ triển khai các đề án, nhiệm vụ nghiên cứu chọn tạo các tính trạng cá giống (kháng bệnh, tăng tỷ lệ phile, chịu mặn v.v..) theo nhu cầu thị trường. Kiểm tra, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống theo quy định của Luật Thuỷ sản. Thực hiện Đề án liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng ĐBSCL, gồm đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật các vùng sản xuất cá giống tập trung tại Đồng Tháp, An Giang; hoàn thiện hệ thống giống cá tra 3 cấp.

5/Xây dựng thương hiệu: Cần qua nhiều kênh truyền thông để cung cấp thông tin thị trường, quảng bá thương hiệu cá tra trên thị trường trong nước và quốc tế.

6/Thực hiện có kết quả Đề án phát triển bền vững ngành hàng cá tra vùng ĐBSCL giai đoạn 2025-2030. Đó là, nâng cao năng lực sản xuất giống; Kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc; Kiểm soát an toàn dịch bệnh và quan trắc môi trường; Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nuôi và vùng sản xuất giống tập trung; Phát triển hệ thống sản xuất, cung ứng vật tư và công nghiệp hỗ trợ nuôi; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong nuôi.

cá traỨng dụng các giải pháp IoT trong kiểm soát môi trường tự động ao nuôi thâm canh

Các nhóm nội dung trọng tâm 

Hiệp hội Cá tra Việt Nam cũng đề nghị tập trung vào các nhóm nội dung trọng tâm. 

Tổ chức sản xuất: Thực hiện FarmBill để cải thiện chất lượng nuôi, chế biến và giám sát an toàn thực phẩm. Hình thành những vùng sản xuất giống cá tra tập trung, áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào các công đoạn của quy trình nuôi, chế biến tạo ra những sản phẩm giá trị gia tăng đáp ứng nhu cầu thị trường.

Khoa học công nghệ và chuyển đổi số: Khuyến khích doanh nghiệp, cơ sở nuôi xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử nội bộ và liên thông, minh bạch thông tin. Nuôi trồng dựa trên khai thác, sử dụng hợp lý lâu bền các nguồn tài nguyên.

Nâng cao giá trị cá tra trên thị trường với những việc làm cụ thể. Đó là, thúc đẩy, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu cá Tra Việt Nam. Tăng cường kiểm soát điều kiện nuôi và chất lượng vật tư đầu vào; khuyến khích các doanh nghiệp có tiềm lực và nguồn lực tham gia sản xuất giống. Người nuôi áp dụng công nghệ mới, chế phẩm sinh học, vaccine để tăng sức đề kháng cho cá, nâng cao hiệu quả sản xuất. Doanh nghiệp xây dựng hình ảnh doanh nhân tiên phong đổi mới và trách nhiệm xã hội, tạo uy tín trên thị trường.

Giảm phát thải ô nhiễm môi trường: Bộ NN&PTNT quy hoạch tổng thể, các địa phương quy hoạch khu vực nuôi đồng bộ với hệ thống cấp và thoát nước riêng. Có các giải pháp hợp lý, có tính thực tiễn cao để xử lý chất thải trong nuôi, chế biến.

Khoa học - kỹ thuật trong hoạt động nuôi: Nhân rộng mô hình được doanh nghiệp lựa chọn đầu tư công nghệ cao vào sản xuất cá tra, điển hình là dự án nuôi cá tra công nghệ cao của Công ty Cổ phần Nam Việt tại xã Bình Phú (Châu Phú, An Giang) với 600ha trang bị hệ thống cho ăn tự động, hệ thống năng lượng mặt trời. Ứng dụng các giải pháp IoT trong kiểm soát môi trường tự động ao nuôi thâm canh. Áp dụng các tiêu chuẩn GlobalGAP, ASC… vào nuôi thâm canh.

Hoạt động chế biến: Áp dụng các tiêu chuẩn ISO, HACCP, BRC, IFS, HALAL. Đầu tư công nghệ chế biến phụ phế phẩm để nâng cao giá trị chuỗi sản phẩm.

Đăng ngày 11/12/2024
Sáu Nghệ @sau-nghe
Góc nhìn

Khảo sát về tình hình nuôi trồng thủy sản hậu đại dịch

Chúng tôi xin phép gửi đến quý bà con thực hiện khảo sát phần quà nhỏ là 10.000VND card điện thoại như một lời cảm ơn chân thành, kính mong quý bà con giúp đỡ.

khảo sát thủy sản
• 17:21 24/02/2022

Tép Bạc tròn 10 tuổi

Tép Bạc kỷ niệm 10 năm thành lập (22/02/2012 - 22/02/2022).

Thủy sản Tép Bạc
• 21:38 22/02/2022

22/02/2022 NGÀY VÀNG - NGÀN ƯU ĐÃI

Còn chần chờ gì nữa mà không vào chọn sản phẩm rồi bỏ vào giỏ hàng ngay, đến 22-23/02 bấm mua hàng thì sản phẩm sẽ đến tay bạn thật sớm dù bạn ở gần hay xa.

tepbac eshop
• 09:51 22/02/2022

Chi cục thủy sản Hà Nội gửi thư mời tham dự Hội thảo miễn phí

Thư mời tham gia Hội thảo "Phát huy hiệu quả của chuyển đổi số trong Nuôi trồng thủy sản" do Chi cục thủy sản Hà Nội và công ty Tép Bạc phối hợp tổ chức.

Hội thảo thủy sản
• 01:33 21/02/2022

Thủy sản quý 1, trọng tâm quý 2 và nhiệm vụ Chính phủ giao năm 2025

Với kết quả của ngành thủy sản trong quý 1, Bộ NN&MT đề ra nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm quý 2, tập trung thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu được Chính phủ giao để hoàn thành trong năm 2025.

Tôm
• 09:37 18/04/2025

Mỹ áp thuế cao với Trung Quốc cũng ảnh hưởng đến thủy sản Việt Nam

Tối 14/4/2025, lãnh đạo UBND thành phố Cần Thơ họp với các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi chính sách thuế của Mỹ. Một doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cho rằng, Mỹ áp thuế 145% với hàng hóa Trung Quốc cũng ảnh hưởng đến thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:11 17/04/2025

Chính sách phát triển xanh chuỗi tôm nước lợ

Chiến lược của ngành tôm nước lợ hiện nay là xanh hóa chuỗi sản xuất, đã được định hướng trong nhiều chính sách nhà nước những năm qua với các giải pháp thúc đẩy cụ thể. Thông tin từ Cục Thủy sản và Kiểm ngư cho cái nhìn khá đầy đủ về vấn đề này.

Ao nuôi tôm
• 10:40 08/04/2025

Thị trường tôm cảnh báo và giải pháp phát triển năm 2025

Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường thuộc Bộ NN&MT vừa cho biết những cảnh báo cùng yêu cầu của thị trường xuất khẩu tôm hiện nay, từ đó đặt ra các giải pháp để phát triển trong năm 2025.

Thu tôm
• 10:00 04/04/2025

Lườn cá hồi: Tốt hay hại cho sức khỏe người tiêu dùng

Lườn cá hồi, phần thịt bụng béo ngậy, mềm mại, luôn được bà con Việt Nam yêu thích trong các bữa ăn gia đình hay nhà hàng sang trọng. Với hương vị đậm đà, lườn cá hồi không chỉ ngon mà còn giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn liệu phần này có thực sự tốt cho sức khỏe hay tiềm ẩn rủi ro?

Lườn cá hồi
• 14:36 27/04/2025

Cộng đồng mạng thích thú trước món cua Dương Quá độc lạ

Gần đây, cộng đồng mạng (CĐM) không khỏi xôn xao khi một món ăn độc đáo, "cua cùi," trở thành chủ đề nóng được chia sẻ rầm rộ. Với tên gọi nghe có vẻ lạ lẫm, món cua này đã khiến không ít người ngạc nhiên bởi không chỉ là món ăn độc đáo mà còn chứa đựng một câu chuyện thú vị và đầy bất ngờ.

Cua
• 14:36 27/04/2025

Siết chặt quản lý khai thác thủy sản năm 2025

Việt Nam là một trong những quốc gia ven biển có ngành thủy sản phát triển mạnh mẽ tại khu vực Đông Nam Á.

Tàu cá
• 14:36 27/04/2025

Ảnh hưởng của bọt khí siêu nhỏ lên tôm thẻ chân trắng

Nuôi tôm tại Việt Nam đối mặt với thách thức lớn từ bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Nghiên cứu này đánh giá tiềm năng ứng dụng công nghệ bong bóng nano oxy và ozone trong kiểm soát bệnh, thông qua thí nghiệm so sánh hiệu quả giữa bong bóng thường và bong bóng nano trên tôm thẻ chân trắng. Mục tiêu nhằm tìm giải pháp thay thế kháng sinh, cân bằng giữa hiệu quả diệt khuẩn và an toàn cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:36 27/04/2025

Tình hình nuôi trồng và quy hoạch thủy sản Việt Nam năm 2025

Ngành thủy sản Việt Nam từ lâu đã đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn tạo ra hàng triệu việc làm và đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, trước những thách thức của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, và yêu cầu ngày càng cao từ các thị trường quốc tế, ngành thủy sản nói chung và lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói riêng đang đứng trước yêu cầu phải chuyển đổi mạnh mẽ theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 14:36 27/04/2025
Some text some message..