Dòng chế phẩm sinh học mới – triển vọng cho nghề nuôi động vật có vỏ

Chế phẩm sinh học hiện đã trở nên phổ biến trong ngành nuôi trồng thủy sản như là một giải pháp thay thế thân thiện với môi trường hơn so với việc dùng kháng sinh và các chất kháng khuẩn trong việc phòng bệnh. Chế phẩm sinh học được ứng dụng trong sản xuất sữa chua và các thực phẩm khác để tăng cường hệ tiêu hóa và nâng cao sức khỏe cho con người. Trong các trại sản xuất giống thủy sản, chế phẩm sinh học cũng được áp dụng nhằm tăng tỷ lệ sống, cải thiện dinh dưỡng và phòng bệnh cho vật nuôi. Các nhà nghiên cứu tại phòng thí nghiệm Milford của Cục Khí quyển và Hải Dương học Mỹ (NOAA) đã chứng minh rằng các vi khuẩn xuất hiện tự nhiên, được tách ra từ hệ tiêu hóa của hàu trưởng thành (Crassostrea virginica) và các con điệp (Argopecten irradians irradians) có thể được sử dụng như một dòng chế phẩm sinh học trong sản xuất hàu giống.

chế phẩm sinh học mới
Ảnh minh họa

Hai nghiên cứu liên quan khác được công bố trên tạp chí Journal of Shellfish Research đã chỉ ra rằng một chủng vi sinh vật có lợi khác,  OY15, đã giúp nâng cao tỷ lệ sống của ấu trùng trong hai tuần đầu tiên, giai đoạn quan trọng nhất trong giai đoạn phát triển của ấu trùng. Ông Gary Wikfors, đồng tác giả của hai nghiên cứu trên cho biết, chúng tôi hy vọng, dòng vi khuẩn có lợi này sẽ mang lại lợi ích cho ngành sản xuất động vật có vỏ. Tại các trại giống thương mại, các ấu trùng động vật có vỏ có tỷ lệ sống trong hai tuần đầu rất thấp, vì vậy nghiên cứu này là một bước tiến quan trọng trong ngành sản xuất động vật có vỏ.

Hiện nay, nguồn giống từ tự nhiên ngày càng bị thu hẹp do mất môi trường sống, ô nhiễm, biến đổi khí hậu và các tác nhân khác. Do vậy, các trại giống có nhiệm vụ là sản xuất ra các con giống để bổ sung nguồn lợi tự nhiên. Trong các trại sản xuất giống động vật có vỏ, các vi khuẩn gây bệnh như Vibrio là một trong các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tỷ lệ chết của các ấu trùng hàu, đặc biệt trong giai đoạn đầu của phát triển ấu trùng. Điều này đã gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi thương mại cũng như ngành sản xuất động vật có vỏ, chiếm khoảng 25% tổng giá trị nuôi trồng thủy sản thế giới.

Mặc dù các chất kháng sinh vẫn được sử dụng để điều trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản ở nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên, việc lạm dụng chất kháng sinh có thể dẫn đến sự kháng thuốc của các vi khuẩn gây bệnh. Do vậy, chế phẩm sinh học ngày càng được sử dụng rộng rãi trong việc cải thiện dinh dưỡng, tăng cường hệ tiêu hóa và phòng trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản.

Do nhu cầu đối với các sản phẩm thủy sản thân thiện với môi trường ngày càng tăng, việc sử dụng chế phẩm nhằm phòng bệnh và cải thiện dinh dưỡng trong nuôi động vật có vỏ cũng ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà sản xuất thủy sản. Một số các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự phát triển chế phẩm sinh học có thể được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản là một quá trình đòi hỏi nghiên cứu cơ bản và các thử nghiệm thực tiễn.

Ông Diane Kapareiko, một nhà vi trùng học ở phòng thí nghiệm Milford cho biết, mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm phân lập và đánh giá một dòng vi khuẩn có lợi mới mà khi kết hợp vi khuẩn có lợi này với thức ăn trong cái trại sản xuất giống động vật có vỏ có thể cải thiện đáng kể tỷ lệ sống của ấu trùng. Ngoài ra, nghiên cứu còn thử nghiệm sự tác động của dòng vi khuẩn có lợi đến tỷ lệ sống của ấu trùng hàu trong hai tuần đầu. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thận trọng, từng bước một để phát hiện dòng vi khuẩn có lợi tốt nhất. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi tiếp xúc với vi khuẩn có lợi OY15, ấu trùng hàu đạt tỷ lệ sống cao nhất.

Các nhà khoa học ở Milford đã phân lập 26 vi khuẩn có lợi từ hàu và điệp, trong đó 16 vi khuẩn có lợi này chứng minh có hiệu quả trong việc ngăn chặn mầm bệnh thuộc dòng vi khuẩn Vibrio (B183) trên ấu trùng động vật có vỏ. Các thức ăn vi tảo này cho thấy rằng dòng vi khuẩn có lợi này sẽ  ngăn chặn hiệu quả nhất sự phát triển của mầm bệnh, do vậy có thể đảm bảo tỷ lệ sống của ấu trùng hàu.

Nghiên cứu đã tập trung vào giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình phát triển của ấu trùng, giai đoạn có tỷ lệ chết cao nhất. Dòng vi khuẩn có lợi OY15 đã có ảnh hưởng tích cực đến tỷ lệ sống của ấu trùng hàu, đến sự phát triển của thực vật phù du, được dùng làm thức ăn cho ấu trùng và ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của hàu trong các điều kiện nuôi ấu trùng thử nghiệm.

Nghiên cứu cũng khẳng định việc sử dụng vi khuẩn có lợi xuất hiện một cách tự nhiên đã giúp các ấu trùng hàu chống lại các vi khuẩn gây bệnh và nâng cao tỷ lệ sống. Các kết quả của nghiên cứu có thể được áp dụng trong việc phân lập các vi khuẩn có lợi đối với các ứng dụng nuôi tương tự và tạo nền tảng cho việc phát triển thực phẩm chức năng dùng trong các trại sản xuất giống động vật có vỏ, kết hợp với chế phẩm sinh học.

Fistenet.gov.vn
Đăng ngày 16/08/2013
Giáng Hương
Kỹ thuật

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 10:00 17/01/2025

Các biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm

Đối với người nuôi tôm, việc xử lý nước nuôi tôm là rất quan trọng. Khi nguồn nước trong ao luôn sạch, sẽ giúp cho tôm khỏe mạnh, mau lớn và phòng tránh được rất nhiều loại bệnh. Sau đây là biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm vào ao nuôi.

Xử lý nước
• 11:39 15/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:23 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 09:44 14/01/2025

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 18:11 22/01/2025

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 18:11 22/01/2025

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 18:11 22/01/2025

Vai trò dinh dưỡng của thủy sản trong bữa ăn hằng ngày và lợi ích bất ngờ

Thủy sản từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ ăn của nhiều gia đình. Với sự phong phú về chủng loại và giá trị dinh dưỡng, các món ăn từ thủy sản không chỉ ngon miệng mà còn mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe.

Thủy sản
• 18:11 22/01/2025

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:11 22/01/2025
Some text some message..