Đồng Tháp: Rộn ràng săn đặc sản mùa nước nổi

Hiện trên các địa phương đầu nguồn của tỉnh Đồng Tháp như huyện Hồng Ngự, Tân Hồng, thị xã Hồng Ngự, nước lũ đã về và cao hơn so với trung bình nhiều năm. Con nước về sớm mang lại niềm vui cho người dân nơi đây sau bao năm 'ngóng lũ', bởi lẽ, nguồn thuỷ sản chỉ có trong mùa nước nổi cũng đã xuất hiện.

Đồng Tháp: Rộn ràng săn đặc sản mùa nước nổi
Cá linh non được bán giá rất cao từ 250.000 đến 300.000 đồng/kg.

Có nhiều năm kinh nghiệm làm nghề đóng đáy (một loại ngư cụ đánh bắt cá linh), anh Hồ Văn Thiện, ngụ xã Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự cho biết, cá linh là một trong những đặc sản rất riêng của các vùng thượng nguồn mỗi mùa lũ về.

Vào đầu tháng 7, cá linh đã xuất hiện nhưng còn rất nhỏ, người dân cũng không khai thác. Vào thời điểm giữa và cuối tháng 7, cá bắt đầu phát triển, không khí đánh bắt và mua bán cá linh non của ngư dân ở nơi đây nhộn nhịp hẳn lên.

Anh Thiện nói thêm, cá linh từ thượng nguồn đổ về, chúng vừa đi vừa lớn, vừa sinh sản. Con nước càng dâng cao, cá linh sẽ càng nhiều. Cá linh cũng được chia làm nhiều loại như: linh rìa, linh ống, linh cám…

Theo một tiểu thương ở chợ thị xã Hồng Ngự, cá linh đầu mùa và là cá tự nhiên nên thịt ngọt, được khách hàng ưa chuộng. Thời điểm hiện tại cá ít nên giá dao động từ 250.000 - 300.000 đồng/kg.

Ngoài cá linh non đầu mùa, người dân làm nghề đặt lợp cua theo con nước cũng kiếm được nguồn thu nhập khá trong mùa nước nổi.

Anh Trương Thanh Việt, xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự cho biết, mỗi ngày vợ chồng anh đặt khoảng 200 cái lợp, thu hoạch 30 - 40 kg cua. Với mức giá trung bình từ 22.000 - 25.000 đồng/kg, bình quân 2 vợ chồng thu nhập cũng từ 600.000 - 800.000 đồng/ngày. 

đan lợp, ca linh, cua đồng, đặc sản mùa lũ

Đan lợp cua tại một hộ dân ở thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.

Theo kinh nghiệm của ngư dân, cua đồng miền Tây thường có nhiều nhất từ khoảng tháng 7 đến tháng 11. Những năm nước ít, lượng cua khan hiếm và ngược lại, những năm lũ lớn lượng cua cũng theo đó dồi dào. Hiện do nước đổ về chưa nhiều và lượng nước chạy đồng còn thấp nên hầu hết người làm nghề này phải đi đặt lợp cua ở các cánh đồng giáp biên.

Một chủ vựa thu mua cua đồng ở xã Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự cho biết, do mới bắt đầu mùa lũ nên sản lượng cua ít, cua nhiều nhất là vào khoảng tháng 9, 10. Hiện tại, trung bình mỗi ngày, vựa chỉ thu mua được từ 5 - 6 tấn cua đồng, giá cua vẫn ổn định; trong đó, giá càng cua đang ở mức từ 140.000 - 150.000 đồng/kg, tăng 10.000 - 20.000 đồng/kg so với thời điểm cùng kỳ năm 2016.

Ông Trần Phước Lộc, Trưởng phòng Kinh tế thị xã Hồng Ngự cho biết, ngoài việc tẩy rửa đồng ruộng, mang lại lượng phù sa cho đất đai, lũ xuất hiện cũng là điều phù hợp với quy luật tự nhiên của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Đồng thời, cũng tạo được nguồn lợi thuỷ sản, công ăn việc làm, cải thiện thu nhập của người dân.

Ông Lộc cho biết, chỉ riêng tại thị xã Hồng Ngự, năm 2016, ước tính sản lượng đánh bắt tự nhiên chiếm 1/5 so với sản lượng nuôi trồng thuỷ sản, tương đương gần 400 - 450 tấn/năm và chủ yếu tập trung vào mùa lũ.

Tuy nhiên, ông Lộc cũng nhấn mạnh, để vừa đảm bảo sinh kế cho người dân vùng lũ, vừa bảo tồn được nguồn thuỷ sản trong tự nhiên, địa phương đã tổ chức tuyên truyền, khuyến cáo ngư dân hướng đến việc khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản; sử dụng phương tiện, phương thức và công cụ đánh bắt thuỷ sản nằm trong danh mục cho phép.

Đồng thời, có kế hoạch tuần tra, kiểm tra các phương tiện đánh bắt thủy sản nhằm hạn chế tình trạng sử dụng các loại ngư cụ trái phép, theo đó sẽ xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm.

Báo Tin Tức/TTXVN
Đăng ngày 27/07/2017
Chương Đài
Đánh bắt

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 12:34 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của nhật bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:34 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 12:34 25/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 12:34 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 12:34 25/04/2024