Đồng Tháp: Tăng cường công tác kiểm dịch động vật thủy sản

Trong năm 2012, toàn tỉnh Đồng Tháp có khoảng 4.200ha thủy sản nuôi, sản lượng hơn 48.000 tấn. Tình hình dịch bệnh xuất hiện rải rác ở một số địa phương với các bệnh chủ yếu như: bệnh gan thận mủ trên cá da trơn, bệnh đục cơ trên tôm, các bệnh nhiễm khuẩn và nhiễm ký sinh trùng trên đàn thủy sản nuôi. Tuy nhiên, nhờ công tác lấy mẫu giám sát dịch bệnh đã tìm ra nguyên nhân gây bệnh, kịp thời cảnh báo và hướng dẫn người dân phòng trị hiệu quả không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng.

Tăng cường công tác kiểm dịch giúp cho nghề nuôi thủy sản của tỉnh phát triển
Tăng cường công tác kiểm dịch giúp cho nghề nuôi thủy sản của tỉnh phát triển

Năm 2013, nhằm chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh cho thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh, Sở NN&PTNT sẽ đẩy mạnh việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân, chủ cơ sở nuôi về các loại bệnh thủy sản, cách nhận diện và phương pháp phòng trị bệnh. 

Tập huấn, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thú y, các hộ nuôi trồng thủy sản về kỹ thuật, năng lực thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Xây dựng hệ thống giám sát dịch bệnh từ tỉnh đến cơ sở, phát hiện sớm, chính xác, theo dõi diễn biến dịch bệnh.

Thực hiện các biện pháp khống chế dịch bệnh nguy hiểm trên đàn thủy sản nuôi một cách đồng bộ, nhanh gọn, triệt để; vệ sinh tiêu độc khử trùng, khoanh vùng kiểm soát chặt chẽ ổ dịch. Ngành thú y cũng khuyến cáo chủ cơ sở và người dân khi phát hiện thủy sản nghi nhiễm bệnh hoặc chết bất thường phải khẩn trương thông tin, báo cáo để cơ quan thú y cử cán bộ kỹ thuật đến kiểm tra, hướng dẫn cách xử lý.

Bên cạnh đó, ngành thú y sẽ tăng cường công tác kiểm dịch động vật thủy sản; tổ chức xử lý động vật thủy sản mang mầm bệnh nguy hiểm, định kỳ thu mẫu tôm, cá, kiểm tra diễn biến các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đề xuất các giải pháp phòng trị; định kỳ thu mẫu nước kiểm tra các chỉ số môi trường nước; đột xuất tiến hành thu mẫu thủy sản nuôi kiểm tra khi có dịch bệnh xảy ra.

Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản, vùng nuôi trồng thủy sản theo hình thức công nghiệp, các cơ sở kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học. Các cơ sở sản xuất giống thủy sản phải thực hiện khai báo kiểm dịch giống bố, mẹ với cơ quan thú y không quá 2 ngày sau khi vận chuyển về cơ sở sản xuất giống và con giống trước khi xuất bán.

http://thuysanvietnam.com.vn/
Đăng ngày 28/11/2012
AQ (Theo Báo Đồng Tháp)
Dịch bệnh

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 10:03 26/11/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 09:59 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 09:59 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 09:59 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 09:59 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:59 27/11/2024
Some text some message..