Dự báo bão số 2 chưa chính xác?

Theo dõi qua các trang dự báo quốc tế, ngay ngày đầu tiên áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, đã có dự báo khác nhau về hướng đi của bão.

đê kè biển
Một số đoạn thân đê kè biển khu vực huyện đảo Cát Hải và quận Đồ Sơn bị sóng khoét sâu gây sạt lở nghiêm trọng - Ảnh: Thân Hoàng

Cụ thể ngày 21-6, trang dự báo của Nhật Bản và Hàn Quốc đều nhận định bão di chuyển theo hướng bắc và khả năng sẽ đổ bộ vào khu vực tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc).

Trang dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn trung ương cũng có nhận định gần giống với hai trang dự báo trên.

Trong khi đó, trang dự báo của Hong Kong và Đài Loan cho rằng bão đi chếch về phía nam theo hướng tây tây bắc và dự báo bão sẽ đổ bộ vào khu vực bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc), sau đó tiếp tục dự báo hướng bão thay đổi đi qua giữa khu vực bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam.

Riêng trang dự báo của Trung Quốc cho rằng bão số 2 đi qua đảo Lôi Châu và đi vào khu vực biên giới Việt - Trung.

Đến ngày 22-6, đồng loạt các trang dự báo cùng nhận định bão số 2 tiếp tục di chuyển lệch về phía nam, xuyên qua đảo Hải Nam (Trung Quốc) vào khu vực Vịnh Bắc bộ Việt Nam sau đó ngoặt lên hướng bắc và có khả năng đổ bộ vào khu vực tỉnh Quảng Ninh và đi vào khu vực biên giới Việt - Trung rồi tan dần.

Cùng ngày Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương nhận định có hai xu hướng: một là bão hướng vào khu vực phía nam các tỉnh đồng bằng Bắc bộ như Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, hai là bão sẽ đổ bộ vào các tỉnh Hải Phòng đến Quảng Ninh và mở rộng vùng ảnh hưởng trực tiếp của bão có từ Thanh Hóa đến Quảng Ninh.

Đến ngày 23-6, khi bão đã đi qua đảo Hải Nam vào khu vực Vịnh bắc bộ (gần bờ), lúc này các trang dự báo cùng nhận định bão sẽ đổ bộ vào các tỉnh phía đông Bắc bộ mà trọng tâm là Thái Bình - Hải Phòng.

Theo ông Lê Thanh Hải, phó giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, các dự báo của Trung tâm đều có sai số nằm trong phạm vi cho phép. Cụ thể bản tin dự báo bão 24 giờ có mức sai số trung bình 120km (so với tâm bão), bản tin dự báo 48 giờ mức sai số lên 240km và 72 giờ sai số lên đến 360km. Vì vậy bản tin dự báo càng gần mức độ chính xác càng cao, còn dự báo trong 48-72 thường mang tính chất tham khảo vì diễn biến của bão có thể còn thay đổi. Các dự báo của Trung tâm về bão số 2 đều có sai số thấp hơn mức sai số trung bình trên.

Giải thích về nhận định ban đầu bão đổ bộ vào khu vực đảo Lôi Châu nhưng sau đó chệch dần về phía Nam đi vào Vịnh Bắc bộ và ngược lên các tỉnh Thái Bình - Hải Phòng, ông Hải cho biết do sự tác động của lưỡi cao cận nhiệt đới đẩy hướng di chuyển của bão chếch về nam thay vì bắc như ban đầu. Lưỡi cao cận nhiệt đới này thay đổi từng ngày nên công tác dự báo cũng phải bám sát điều chỉnh theo.

Ông Lê Văn Thảo - nguyên Trưởng phòng dự báo hạn ngắn Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương: Dự báo bão số 2 nằm trong sai số cho phép

Cơn bão số 2 vừa rồi, tôi thấy dự báo được khả năng ảnh hưởng và nằm trong sai số cho phép. Thông thường dự báo 24 tiếng sai số tâm bão trên dưới 100km, còn 48 tiếng sai số 200-300km.

Hiện nay, bão càng vào bờ càng có số liệu quan trắc nhiều hơn nên dễ phát hiện bão dịch chuyển lên hay xuống. Nhưng để thống kê trong khoảng 10 năm lại đây, bão di chuyển phức tạp hơn thì cũng chưa ai khẳng định. Một phần là những năm gần đây chúng ta có phương tiện hiện đại nên có những quan trắc tỉ mỉ hơn và thấy đường đi của bão phức tạp hơn.

Tuổi Trẻ
Đăng ngày 25/06/2013
QUANG KHẢI - TUẤN PHÙNG
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Những loài cá cảnh có hành vi kỳ lạ

Trong thế giới cá cảnh đa dạng và phong phú, những loài cá sở hữu ngoại hình độc đáo hoặc hành vi khác thường luôn có sức hút đặc biệt.

Cá cảnh
• 14:41 29/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 14:41 29/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 14:41 29/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 14:41 29/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 14:41 29/12/2024
Some text some message..