Đua nhau “ăn” đất

Sai phạm trong quản lý đất đai của một số cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Long đã tạo kẽ hở giúp doanh nghiệp trục lợi hàng trăm tỉ đồng

đất dự án, công ty Vĩnh Long
Khu vực đất dự án mà Công ty Vĩnh Long chuyển nhượng cho công ty khác để hưởng lợi

Đất bãi bồi ở Vĩnh Long có tiềm năng rất lớn để nuôi cá, làm du lịch sinh thái… Chính vì thế, nhiều doanh nghiệp, cá nhân đã tìm cách “xí” phần. Vừa qua, thanh tra Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) tỉnh Vĩnh Long đã phát hiện hàng loạt vụ sai phạm về việc sử dụng trái phép đất bãi bồi để thu lợi bất chính.

Ngồi không hưởng lợi hàng trăm tỉ đồng

Năm 2006, Công ty TNHH Thương mại Thủy sản Vĩnh Long (Công ty Vĩnh Long) lập dự án đầu tư khu du lịch sinh thái Mekong - Đồng Phú kết hợp nuôi trồng thủy sản tại xã Đồng Phú, huyện Long Hồ trên phần đất bãi bồi gần 140 ha. Ban đầu, công ty trúng đấu giá thuê gần 40 ha đất bãi bồi với số tiền gần 7,5 tỉ đồng.

Sau đó, UBND tỉnh Vĩnh Long giao tiếp gần 100 ha bãi bồi liền kề với giá hơn 39,7 tỉ đồng có thu tiền sử dụng đất trong 50 năm để công ty đầu tư theo dự án đã được phê duyệt. Khi tiếp nhận khu đất, Công ty Vĩnh Long đã cho đào 50 ao nuôi cá, xây 2 nhà kho và 1 nhà máy chế biến thức ăn thủy sản.

Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện trong các hạng mục công trình đã được phê duyệt của dự án không có nhà máy chế biến thức ăn thủy sản. Trong khi đó, ngày 28-10-2011, Công ty Vĩnh Long ký hợp đồng cho Công ty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam thuê lại quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trên diện tích hơn 90,4 ha, với giá hơn 233,8 tỉ đồng.

Như vậy, Công ty Vĩnh Long chỉ ngồi không nhưng hưởng khoản chênh lệch hơn 194 tỉ đồng! Sau khi thuê đất, Công ty C.P Việt Nam đã xây nhiều nhà kho, cơ sở vật chất để sản xuất, nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu.

Sở TN-MT tỉnh Vĩnh Long đã kiến nghị UBND tỉnh buộc Công ty Vĩnh Long chấm dứt hợp đồng cho thuê lại đất trúng thầu làm dự án. Ngoài ra, cơ quan này còn đề nghị nếu Công ty Vĩnh Long không đủ năng lực thực hiện tiếp dự án hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất thì phải giao lại để sở lập thủ tục trình UBND tỉnh ban hành quyết định thu hồi.

Cuối năm 2012, UBND tỉnh Vĩnh Long đã có văn bản yêu cầu Công ty Vĩnh Long chấm dứt ngay hành vi cho thuê trái phép phần đất được giao thực hiện dự án tại xã Đồng Phú trong thời hạn 3 tháng.

Lấn chiếm rồi… cho thuê

Năm 2009, UBND và Phòng TN-MT huyện Long Hồ cho ông Phạm Hoàng Nam (ngụ xã Tân Lộc, huyện Tam Bình - Vĩnh Long) thuê 10 ha đất bãi bồi tại xã Đồng Phú trong vòng 20 năm với giá 1 triệu đồng/ha/năm để thực hiện dự án nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái. Ông Nam đã tự ý lấn chiếm hơn 12,3 ha đất bãi bồi xung quanh.

Sau đó, ông Nam chuyển nhượng toàn bộ dự án trên diện tích 20 ha đất cho Công ty Chế biến thực phẩm thương mại Ngọc Hà với giá 1,2 tỉ đồng/ha. Tính ra, 10 ha đất lấn chiếm giúp ông này thu lợi trái phép 12 tỉ đồng.

Trong 3 năm, ông Nam đã lấn đất, thu lợi bất chính nhưng các ngành chức năng “không phát hiện” dù Phòng TN-MT vẫn kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần. Đến tháng 7-2012, Thanh tra Sở TN-MT Vĩnh Long mới phạt ông Nam 65 triệu đồng về hành vi lấn chiếm 12,3 ha đất bãi bồi.

Ông Lê Phi Long, Phó Chủ tịch UBND huyện Long Hồ, lý giải: “Phòng TN-MT không được trang bị thiết bị chuyên môn nên việc quản lý đất bãi bồi rất khó khăn”. Theo ông Bùi Minh Quận, Chủ tịch UBND huyện Long Hồ, huyện đã lập đoàn công tác để nắm tình hình, sau đó sẽ trình UBND tỉnh xin ý kiến xử lý việc ông Nam tự ý chuyển nhượng đất trái phép.

Thu hồi nhưng không xử lý

Liên quan đến tình trạng thiếu trách nhiệm trong quản lý, sử dụng đất bãi bồi, mới đây, Thanh tra Nhà nước tỉnh Vĩnh Long đã đề nghị kiểm điểm, xử lý chủ tịch UBND, trưởng Phòng TN-MT và trưởng Phòng Tài chính Kế hoạch huyện Long Hồ theo từng giai đoạn (từ năm 2006-2011).
Trước đó, năm 2004, UBND huyện Long Hồ giao khu đất gần 96.700 m2 tại xã Đồng Phú cho 18 hộ dân để nuôi trồng thủy sản nhưng họ lại cho ông Hồ Ngọc Phước (chủ tịch UBND xã) thuê lại trong 10 năm để lấy tiền lời. Sau đó, UBND huyện ra quyết định thu hồi phần đất này nhưng không xử lý dứt điểm, gây thất thoát ngân sách Nhà nước trên 1,7 tỉ đồng.

 

Người lao động
Đăng ngày 08/04/2013
ca linh
Môi trường

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Bảo vệ, phòng chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Bão lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Ao tôm
• 10:02 31/10/2024

Nguồn nước ở khu nuôi ô nhiễm nghiêm trọng

Ô nhiễm nguồn nước trong khu vực nuôi tôm đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng và ngày càng gây lo ngại cho nhiều người nuôi tôm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm mà còn làm giảm năng suất, tăng chi phí nuôi và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi.

Nước ô nhiễm
• 09:49 30/10/2024

Giải pháp kiểm soát giá giống thủy sản sau bão

Sau mỗi cơn bão, việc kiểm soát giá giống thủy sản trở thành vấn đề nóng, khi giá cả thường tăng cao do tình trạng đầu cơ và nguồn cung bị gián đoạn.

Nuôi tôm thẻ
• 09:47 24/10/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 03:34 09/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 03:34 09/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:34 09/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 03:34 09/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 03:34 09/11/2024
Some text some message..