Dùng bột thuốc lá diệt tạp trước khi thả nuôi

Cục trưởng Cục Quản lý Thuốc lá Quốc gia Philippines (NTA) Edgardo D. Zaragoza cho biết, Philippines đã tiến hành một chiến dịch quảng bá thuốc lá mới không phải để hút mà để sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.

bot thuoc la cho thuy san
Bột thuốc lá chứa nicotine có khả năng diệt các loài gây hại cho cá mà không ảnh hưởng tới sinh trưởng của cá

Có lợi cho nuôi trồng thủy sản

Nhóm các nhà khoa học của Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC) ở Tigbauan, Iloilo, Philippines đã thực hiện một nghiên cứu mới, sử dụng bột thuốc lá phát triển như một molluscicide để kiểm soát ốc và các động vật ăn thịt khác trong ao cá. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bột thuốc lá chứa nicotine có khả năng diệt các loài gây hại cho cá mà không ảnh hưởng tới sinh trưởng của cá bởi chất nicotine sẽ tan biến sau 2 - 3 ngày. Ngoài ra, chất này còn giúp cải thiện môi trường nước và thúc đẩy sự phát triển của các loài tảo là thức ăn của cá.

Phương pháp mới này được cho là sẽ thay đổi tập quán nuôi cá từ xưa đến nay ở Philippines và cũng là một trong những nỗ lực tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế trong nuôi trồng thủy sản, đồng thời hưởng ứng chiến dịch toàn cầu về không hút thuốc lá của Chính phủ Philippines.

Thân thiện với môi trường

Edgardo D. Zaragoza cho biết, vì bột thuốc lá có khả năng phân hủy dễ dàng và thân thiện với môi trường nên đây được xem là một lựa chọn thay thế cho các hóa chất độc hại vốn để lại tác hại tới môi trường. Về lâu dài, sản phẩm này dự định được thay thế cho các hóa chất cấm, có độc tính cao, chất cyanide, các hóa chất vô cơ,... được sử dụng trong việc chuẩn bị hoặc khử trùng các ao nuôi cá trước khi thả giống.

Trong vòng 6 tháng tới, gần 400 người nuôi cá tại một số ao nuôi ở  Bulacan, Pampanga, Bataan, Pangasinan and Ilocos Sur sẽ áp dụng phương pháp mới này để tiêu diệt các loài động vật thân mềm và các loài gây hại khác cho cá.

Ngoài SEAFDEC, các tổ chức khác như Trường Thủy sản Iloilo, Hội đồng Phát triển và Nghiên cứu Nông Lâm nghiệp và Tài nguyên thiên nhiên Philippines (PCARRD), Cục Nghề cá và Tài nguyên Thủy sản (BFAR) cũng đã tham gia đánh giá về kết quả của nghiên cứu này

TSVN
Đăng ngày 01/10/2012
Kỹ thuật

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 11:03 26/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 10:29 23/12/2024

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 07:12 27/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 07:12 27/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 07:12 27/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:12 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 07:12 27/12/2024
Some text some message..