Đừng để “con sâu” làm “rầu” nồi canh!

Trong khi từ các cơ sở sản xuất đến ngành chức năng của tỉnh đã và đang ra sức xây dựng “thương hiệu” tôm giống Ninh Thuận với chất lượng cao khi cung cấp đến tay người nuôi để ngày càng mở rộng thị trường vốn còn rất nhiều tiềm năng này thì ngược lại có một số người lợi dụng “thương hiệu”, làm giả các nhãn mác tôm giống của tỉnh để trà trộn giống kém chất lượng bán cho người nuôi để thu lợi…

Đừng để “con sâu” làm “rầu” nồi canh!
Thương hiệu tôm giống Ninh Thuận được nhiều người biết đến. Nguồn: Minh Thịnh Post

Cụ thể là, mới đây Tổng cục Thủy sản đã tiến hành thanh tra đột xuất 17 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống tôm nước lợ tại hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Kết quả thanh tra cho thấy có 3/6 cơ sở không cung cấp được các giấy tờ về điều kiện cơ sở; kiểm dịch tôm giống. Có 3/6 cơ sở không xuất trình được các giấy tờ liên quan đến nguồn gốc, xuất xứ số tôm sú giống đang nuôi giữ. Có 3/6 cơ sở không thực hiện việc kiểm dịch trước khi đưa tôm giống ra thị trường; không xét nghiệm bệnh trước khi cho sinh sản; không thực hiện ghi chép hồ sơ trong quá trình sản xuất, kinh doanh giống theo quy định. Có 3/6 cơ sở chưa kiểm tra điều kiện SXKD theo quy định tại Thông tư 45/2014 của Bộ NN – PTNT…

Ngoài ra, theo kết luận thanh tra, có 11 cơ sở “ma”- không có tên theo địa chỉ đăng ký. Trong số này có đến 7 cơ sở trên địa bàn tỉnh, gồm 5 cơ sở “đứng chân” tại Ninh Hải có thể điểm tên: Cơ sở sản xuất Bình Long (Lâm Ngọc Bình), địa chỉ: Mỹ Tường, Nhơn Hải,; Công ty TNHH MTV Đại Việt, địa chỉ: Khánh Hội, Tri Hải; Công ty TNHH Giống thuỷ sản Giáng Ngọc; địa chỉ: Mỹ Tường, Nhơn Hải; Công ty TNHH Tôm giống Ninh Thuận, địa chỉ: Mỹ Tường, Nhơn Hải; Công ty TNHH giống thuỷ sản Phát Phú, địa chỉ: Mỹ Tường, Nhơn Hải. Phan Rang-Tháp Chàm có 2 cơ sở đều có địa chỉ ở Phú Thọ là  Tôm giống Bảo Trân; Tôm giống Thiên Phú Thịnh. Đoàn thanh tra cho rằng các cơ sở này chỉ thu gom tôm giống không rõ nguồn gốc, đưa ra thị trường và không thực hiện bất kỳ một hoạt động kiểm tra, kiểm soát nào… Như vậy một lượng lớn tôm giống không đảm bảo chất lượng hàng ngày vẫn được vận chuyển và thả nuôi tại các tỉnh.

Tỉnh Ninh Thuận đã và đang nỗ lực thực hiện mục tiêu xây dựng tỉnh nhà trở thành Trung tâm sản xuất giống của cả nước theo tinh thần Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 26-10-2016 của Tỉnh ủy (khóa XIII) về “Phát triển kinh tế biển giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo”. Theo thống kê toàn tỉnh hiện có trên 520 cơ sở sản xuất giống thủy sản, trong đó chủ yếu vẫn là sản xuất tôm giống với trên 450 cơ sở. Chỉ tính trong năm 2016, các cơ sở đã cung cấp cho thị trường nuôi trên 21 tỷ con giống, trong số này chủ lực vẫn là giống tôm thẻ chân trắng với tổng sản lượng trên 17 tỷ con. Riêng 4 tháng đầu năm nay, các cơ sở cũng đã cung cấp cho người nuôi trên 9,4 tỷ con tôm giống, tăng 41,1% so cùng kỳ năm trước.

Nêu ra con số trên để thấy rằng sản xuất con giống thủy sản nói chung, tôm giống nói riêng đã ngày càng khẳng định được vị thế trên thị trường, theo tính toán đến nay tôm giống của tỉnh đã chiếm không dưới 25% thị phần của cả nước (chủ yếu vẫn là cung cấp cho các tỉnh phía Nam), đồng thời cũng đã góp phần tạo việc làm thường xuyên cho trên 14.500 lao động nuôi và sản xuất giống thủy sản. Theo các chuyên gia, nếu so sánh điều kiện để sản xuất giống chất lượng cao với các nơi trong và ngoài tỉnh thì khu vực xã An Hải vẫn là vùng “đất hứa” do thuận lợi về môi trường mà không phải nơi nào cũng có được điều kiện như vậy…

Việc làm gian dối của các doanh nghiệp "xấu"  đã được cảnh báo nhưng ngành chức năng của tỉnh chưa kịp thời có biện pháp xử lý dẫn đến bức xúc đối với những cơ sở làm ăn chân chính. Tin rằng, qua sự việc nêu trên những cơ sở vi phạm sẽ bị xử lý đúng mức để trả lại niềm tin của người nuôi tôm đối với chất lượng tôm giống của tỉnh. Đừng để chỉ có vài “con sâu” mà làm “rầu” cả nồi canh!.

Báo Ninh Thuận
Đăng ngày 25/05/2017
TD
Doanh nghiệp

Giải pháp hồi phục nhanh chóng sức khỏe tôm, cá sau khi nhiễm bệnh

Để tôm cá nhanh chóng hồi phục sức khỏe thì Khoáng chất và Vitamin chính là chìa khóa để giải quyết bài toán hóc búa này

khoáng cho tôm
• 13:00 09/03/2022

Hội chứng zoea 2 – Thách thức của các trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei

Nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển kéo theo mức độ thâm canh hóa và thương mại hóa tăng nhanh làm dịch bệnh dễ bùng phát. Dịch bệnh là thách thức lớn đối với các trại sản xuất tôm giống, đặc biệt các bệnh liên quan vi khuẩn có hại như bệnh phát sáng, gây ra thiệt hại kinh tế nghiêm trọng đối với các trại giống (Austin and Zhang, 2006). Gần đây, nhiều trại sản xuất giống tôm thẻ trên thế giới, đặc biệt ở khu vực châu Á trong đó có nước ta đã gặp phải vấn đề về tỷ lệ sống thấp ở giai đoạn zoea 2 do sự suy yếu của ấu trùng trong quá trình lột xác.

Elanco
• 10:34 27/12/2021

Người tìm ra nguyên nhân gây bệnh EMS - Donald Lightner vừa qua đời

Ông Donald Lightner – Nhà nghiên cứu bệnh học thủy sản tìm ra nguyên nhân bệnh EMS, đã qua đời ở tuổi 76 vào ngày 5/5/2021 tại Tucson, Arizona, Mỹ.

Donald Lightner
• 11:08 14/05/2021

Dịch "đốm trắng" bùng khiến người nuôi tôm lao đao

Chưa xuống giống hết diện tích theo kế hoạch thì vụ nuôi xuân hè 2021, hàng chục ha tôm nuôi của huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã bị thiệt hại do bệnh đốm trắng.

Bệnh đốm trắng.
• 09:50 14/05/2021

Vĩnh Hoàn (VHC) lợi nhuận quý 4 vượt kỳ vọng: Bí quyết từ đâu?

Vĩnh Hoàn (VHC) vừa gây bất ngờ khi lợi nhuận quý 4/2024 vượt xa dự báo, theo Vietstock (10/2/2025). Doanh thu năm 2024 của doanh nghiệp này vượt mốc 10.000 tỷ đồng, lần thứ 3 liên tiếp khẳng định vị thế dẫn đầu ngành cá tra Việt Nam. Lợi nhuận ấn tượng, doanh thu chạm đỉnh – điều gì đã giúp VHC làm nên kỳ tích? Cùng khám phá bí quyết nhé!

Chế biến thủy sản
• 09:49 21/03/2025

Camimex Group (CMX) hợp tác với Hàn Quốc: Bước đột phá cho thủy sản Việt Nam tại Châu Á

Ngành thủy sản Việt Nam vừa đón một tin khi Camimex Group (CMX) bắt tay với Hàn Quốc để đưa sản phẩm ra thị trường Châu Á. Không chỉ dừng lại ở tôm, doanh nghiệp này còn mở rộng sang chế biến cá, đánh dấu một bước chuyển mình mạnh mẽ.

Chế biến thủy sản
• 09:38 20/03/2025

Hàng trăm doanh nghiệp hàng đầu hội tụ tại VietShrimp 2025 cùng kiến tạo vì ngành thủy sản xanh

Vietshrimp 2025 dự kiến chào đón hàng chục nghìn khách tham quan chuyên ngành, tạo nên không gian gian giao thương uy tín và chất lượng trong cộng đồng ngành thủy sản đặc biệt là lĩnh vực nuôi tôm tại Việt Nam.

Vietshrimp 2025
• 11:46 18/03/2025

Minh Phú (MPC) đối mặt lỗ kỷ lục: Liệu thị trường nội địa có là cứu cánh cho vua tôm?

Minh Phú (MPC), biểu tượng "vua tôm" của ngành thủy sản Việt Nam, từ lâu đã ghi dấu ấn với vị thế dẫn đầu trong xuất khẩu tôm, mang sản phẩm chất lượng đến hàng chục quốc gia.

Chế biến thủy sản
• 10:35 18/03/2025

Khẩn cấp tìm kiếm 4 ngư dân mất tích sau vụ chìm tàu ở Quảng Nam

Chiều 21-3, chính quyền huyện Núi Thành (Quảng Nam) xác nhận một tàu chụp mực của ngư dân địa phương đã bị chìm trên biển, khiến một người tử vong và bốn người mất tích. Hiện công tác tìm kiếm cứu nạn đang được triển khai khẩn cấp.

Tàu bị nạn
• 20:59 24/03/2025

Các phương pháp đánh bắt thủy sản bền vững và thân thiện với môi trường

Trong bối cảnh nguồn lợi thủy sản toàn cầu đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt do khai thác quá mức, việc áp dụng các phương pháp đánh bắt bền vững và thân thiện với môi trường trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Tàu cá
• 20:59 24/03/2025

Tôm càng giống toàn đực: Lợi hay hại

Trong những năm gần đây, việc nuôi tôm càng xanh toàn đực đang trở thành xu hướng được nhiều hộ nuôi trồng thủy sản quan tâm. Tuy nhiên, việc sử dụng tôm càng giống toàn đực liệu có thực sự mang lại lợi ích như mong đợi hay tiềm ẩn những rủi ro cần cân nhắc?

Tôm càng đực
• 20:59 24/03/2025

Một số bệnh nguy hiểm trên tôm có thể từ tôm bố mẹ

Trong nghề nuôi tôm, việc hiểu rõ các bệnh nguy hiểm có thể truyền từ tôm bố mẹ sang tôm con là vô cùng quan trọng. Những bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn tôm mà còn gây thiệt hại kinh tế đáng kể. Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số bệnh nguy hiểm thường gặp và cách phòng ngừa hiệu quả.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:59 24/03/2025

Lưu ý một số nguyên tắc sử dụng chế phẩm sinh học

Việc tối ưu hoá quy trình sản xuất không chỉ đảm bảo nâng cao năng suất, mà còn giảm thiểu tác động môi trường. Trong đó, chế phẩm sinh học đã trở thành một giải pháp đáng tin cậy, giúp kiểm soát môi trường nuôi, hạn chế mầm bệnh, và tăng cường sức khỏe cho đối tượng nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:59 24/03/2025
Some text some message..