Đừng để người nuôi cá tra “bó gối” nhìn ao

Đầu tư nuôi 1 hecta cá tra cho sản lượng 300 tấn, người dân cần vốn đầu tư trên 6 tỷ đồng, nhưng ngân hàng cho vay thế chấp hơn 1 tỷ đồng, chưa đủ mua cá giống. Đã vậy, người nuôi còn bức xúc trước việc “chiếm dụng vốn” của doanh nghiệp. Trước thực trạng này, không ít nông dân miền Tây ngồi “bó gối” nhìn ao chứ không có vốn nuôi cá...

Người nuôi cá khát vốn

Chính sách “siết chặt” vốn vay của ngân hàng vô tình bóp nghẹt khả năng đầu tư của người nuôi cá tra - ngành thủy sản xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam. Theo ước tính của ông Dương Ngọc Minh, phó chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), chủ tịch Ủy ban cá nước ngọt, để đầu tư nuôi 1 ha cá tra, chỉ tính riêng vốn cá giống lên mức 1,4 tỷ đồng, các chi phí khác như thức ăn, thuốc thú y… cần trên 6 tỷ đồng. Với số vốn không nhỏ, thời gian nuôi dài 8 - 10 tháng trong khi mức cho vay đối với nông dân quá ít, lại là vốn vay ngắn hạn (6 - 9 tháng) thì người dân không thể lo nổi. Trong năm 2012, để có sản lượng theo chỉ tiêu 1,3 triệu tấn thì cần nguồn vốn khoảng 26.000 tỷ đồng. Điều này trở thành nỗi lo lớn không chỉ riêng nông dân mà cả ngành nuôi cá tra.

Tổng cục thủy sản cho biết, để phát triển sản xuất, người nuôi rất cần vay nguồn vốn với lãi suất ưu đãi của Chính phủ với mức đầu tư 6 - 10 tỷ đồng/ha. Nhưng do tài sản đã thế chấp ngân hàng nên không đủ điều kiện tiếp cận với nguồn vốn vay dẫn đến nhiều hộ nuôi không có vốn để thả lại cá. Hiện tượng treo hồ ao nuôi còn phổ biến ở một số địa phương tập trung vào các hộ nuôi cá tra nhỏ lẻ. Người dân thiếu vốn nhưng không ít trường hợp gặp doanh nghiệp “mượn vốn của nông dân” bằng cách thu mua cá của dân nhưng chậm thanh toán từ 1 - 2 tháng, có khi đến 3 tháng. Ông Lê Chí Bình, phó chủ tịch Hiệp hội thủy sản An Giang cho rằng, người nuôi cá bức xúc nhưng chưa có biện pháp xử lý một số doanh nghiệp chiếm dụng vốn. Nếu đưa ra tòa thì phải chờ 3 - 6 tháng, và lại phải chờ thi hành án. Hình thức này chiếm dụng vốn, ảnh hưởng đến lợi ích và hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi thủy sản xuất khẩu.

Ngoài ra, hoạt động nuôi cá tra còn gặp nhiều khó khăn do giá vật tư đầu vào còn tăng cao làm cho giá thành sản xuất nguyên liệu cao, trong khi đó giá bán nguyên liệu không ổn định (có thời điểm thấp hơn giá thành sản xuất) làm cho người nuôi nhỏ lẻ không có lãi hoặc bị thua lỗ. Chất lượng cá giống giảm báo động, dẫn đến hiệu quả nuôi chưa cao, thể hiện tỷ lệ ươm từ cá bột lên cá giống chỉ đạt khoảng 10%, tốc độ tăng trưởng trong quá trình nuôi thương phẩm chậm, bệnh xuất hiện nhiều hơn. Nguyên nhân chính do chất lượng đàn cá bố mẹ bị thoái hóa, lai cận huyết, cạnh tranh thiếu lành mạnh nên các cơ sở sản xuất cá bột cho đẻ ép, đẻ non và đẻ nhiều lần trong năm. Tổng cục thủy sản vừa cảnh báo, hiện nay hầu hết các cơ sở sinh sản nhân tạo cá bột đều sử dụng thuốc kích dục không rõ nguồn gốc được nhập từ Trung Quốc gây ảnh hưởng đến chất lượng cá bột các giống.

Tháo gỡ cho vụ nuôi năm 2012

Ông Phạm Anh Tuấn, phó tổng cục trưởng Tổng cục thủy sản cho biết, vụ nuôi năm 2012 khoảng 5.500 - 6.000 ha (tăng giảm tùy tín hiệu thị trường), sản lượng 1,2 - 1,5 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu dự kiến 1,85 - 2 tỷ USD. Điều đáng lưu ý là 100% cơ sở nuôi cá tra được đánh số, đăng ký nuôi cá tra có điều kiện và thực hiện truy xuất nguồn gốc. Và có 60% diện tích nuôi được cấp chứng chỉ tiên tiến (VietGap, GlobalGAP, SQF1000CM, ASC…). Để đáp ứng nguồn giống 2,5 - 2,6 tỷ con, ngành thủy sản khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất giống cá tra chất lượng. Vụ nuôi mới dự kiến không ít khó khăn, theo đề nghị Tổng cục thủy sản, Vasep phối hợp địa phương có kế hoạch tổ chức lại sản xuất đối với các hộ nuôi cá tra với quy mô nhỏ lẻ thành tổ đội sản xuất, gắn với doanh nghiệp tiêu thụ. Xúc tiến nhanh việc thành lập Hiệp hội cá tra Việt Nam. Chú ý nuôi rải vụ trong khung mùa vụ, khuyến khích doanh nghiệp chế biến xây dựng các dự án phát triển vùng nguyên liệu thông qua các loại hình liên kết (nuôi gia công, hợp đồng tiêu thụ cá theo hình thức đặt cọc trước, hợp đồng tiêu thụ cá theo hình thức ứng vốn trước…) nhằm giảm bớt rủi ro. Về vốn, địa phương triển khai Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 9/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ áp dụng VietGAP trong nuôi trồng thủy sản. Ngân hàng nhà nước chủ trì phối hợp với Bộ NN&PTNT và các địa phương lập đoàn kiểm tra, rà soát việc vay vốn theo các quyết định của Thủ tướng, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc về vay vốn tại cơ sở.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát lưu ý, năm 2012 tập trung nâng cao chất lượng, giá trị cho cá tra Việt Nam duy trì và mở rộng thị trường. Về vốn, đề nghị ngân hàng nhà nước có giải pháp cụ thể tạo điều kiện vốn cho người nuôi cá và doanh nghiệp. Đồng thời kiến nghị Bộ tài chính xem xét hoàn thuế VAT cho người nuôi cá. Các ngành chức năng giám sát và bảo đảm chất lượng cá giống, vật tư, thức ăn cho người nuôi.

KHPT
Đăng ngày 18/02/2012
PHƯƠNG DUY
Nuôi trồng

Biết kháng sinh gây hại nhưng người nuôi vẫn bất chấp?

Việc người nuôi tôm hiện nay vẫn bất chấp sử dụng kháng sinh mặc dù biết rõ tác hại đã trở thành vấn đề nhức nhối. Kháng sinh, dù mang lại hiệu quả tạm thời trong việc điều trị bệnh, nhưng hệ quả lâu dài lại vô cùng tiêu cực. Không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, tôm nhiễm kháng sinh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn ngành nuôi tôm, khiến giá trị kinh tế giảm sút và cản trở sự phát triển bền vững. Tại sao người nuôi lại biết rõ những rủi ro nhưng vẫn tiếp tục hành vi này?

Kháng sinh
• 10:29 18/10/2024

Mô hình nuôi ghép đang sốt trở lại

Mô hình nuôi ghép thủy sản đang trở lại mạnh mẽ nhờ khả năng tối ưu hoá diện tích canh tác và giảm thiểu rủi ro trong nuôi trồng thủy sản.

Nuôi ghép
• 11:08 17/10/2024

Xóa đói giảm nghèo bằng ba ba núi

Xóa đói giảm nghèo bằng nuôi ba ba núi (còn gọi là ba ba đá hoặc ba ba rừng) là một mô hình kinh tế đầy tiềm năng ở nhiều vùng nông thôn và miền núi Việt Nam. Đây là loài ba ba được ưa chuộng vì giá trị kinh tế cao nhờ thịt ngon, bổ dưỡng, và được sử dụng trong y học cổ truyền. Việc nuôi ba ba núi không chỉ giúp tăng thu nhập cho các hộ gia đình mà còn tạo ra cơ hội việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững.

Baba núi
• 10:29 17/10/2024

Hiệu quả nuôi tôm kết hợp rong biển ở ĐBSCL

Mấy năm thực nghiệm nghiên cứu nuôi tôm kết hợp trồng rong biển ở Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, các nhà khoa học ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ vừa cho biết kết quả rất tốt.

Rong nho
• 09:49 17/10/2024

Đảo thiên đường Quan Lạn: Du lịch biển và khám phá "vàng ròng" của Quảng Ninh

Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, Quan Lạn còn nổi tiếng với đặc sản sá sùng - loài hải sản quý hiếm được mệnh danh là "vàng ròng" của vùng biển. Sá sùng không chỉ là nguyên liệu bổ dưỡng trong ẩm thực mà còn có giá trị kinh tế cao, góp phần tạo nên sự phong phú và độc đáo cho du lịch ẩm thực tại đảo.

Đảo Quan
• 00:28 20/10/2024

Thực trạng và hướng phát triển bền vững nuôi cá biển

PGS.TS Phạm Đức Hùng ở Viện Nuôi trồng Thủy sản thuộc Trường Đại học Nha Trang phân tích thực trạng nuôi cá biển hiện nay, từ con giống đến các đối tượng và hình thức nuôi còn nhiều hạn chế, từ đó đề xuất hướng phát triển bền vững.

Cá biển
• 00:28 20/10/2024

Biết kháng sinh gây hại nhưng người nuôi vẫn bất chấp?

Việc người nuôi tôm hiện nay vẫn bất chấp sử dụng kháng sinh mặc dù biết rõ tác hại đã trở thành vấn đề nhức nhối. Kháng sinh, dù mang lại hiệu quả tạm thời trong việc điều trị bệnh, nhưng hệ quả lâu dài lại vô cùng tiêu cực. Không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, tôm nhiễm kháng sinh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn ngành nuôi tôm, khiến giá trị kinh tế giảm sút và cản trở sự phát triển bền vững. Tại sao người nuôi lại biết rõ những rủi ro nhưng vẫn tiếp tục hành vi này?

Kháng sinh
• 00:28 20/10/2024

Nhìn bọt có thể đoán được môi trường ao nuôi đang tốt hay xấu hay không?

Nhìn vào hiện tượng bọt trong ao nuôi tôm có thể cung cấp một số thông tin hữu ích về tình trạng môi trường nước, từ đó giúp người nuôi đánh giá xem môi trường ao đang ở trạng thái tốt hay xấu. Tuy nhiên, việc đánh giá này cần phải dựa vào các quan sát kỹ lưỡng và kết hợp với các yếu tố khác, vì hiện tượng bọt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Bọt ao nuôi
• 00:28 20/10/2024

Thuật ngữ “chống bán phá giá” trong xuất khẩu tôm

Vào tháng 10 năm 2023, quan hệ xuất khẩu tôm giữa Indonesia và Hoa Kỳ đã trải qua căng thẳng do cáo buộc vi phạm chống bán phá giá do Hoa Kỳ đưa ra. Không chỉ Indonesia, cáo buộc này cũng ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ. Vậy, thuật ngữ chống bán phá giá trong xuất khẩu tôm chính xác là gì?

Tôm thẻ
• 00:28 20/10/2024
Some text some message..