Dùng vi khuẩn từ vi tảo để ức chế bệnh hoại tử gan tụy

Sử dụng vi tảo Picochlorum sp. cộng sinh với một số vi khuẩn biển giúp ức chế vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy.

hoại tử gan tụy
Hoại tử gan tụy là một nỗi lo lớn với người nuôi tôm.

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND – acute hepatopancreatic necrosis disease) thường xảy ra trên các ao nuôi tôm, bệnh phát triển nhanh, bắt đầu từ khoảng ngày thứ 8 sau khi thả nuôi, và tỷ lệ tôm chết cao nhất xảy ra trong 20 đến 30 ngày đầu tiên (lên đến 100%) trong quần thể tôm thẻ chân trắng và tôm sú, gây những tổn thất kinh tế nặng nề cho người nuôi.

Bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm được gây ra do chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus có chứa các gen quy định độc tố PirA và PirB, cho đến nay vẫn chưa có một biện pháp phòng trị nào thực sự hiệu quả. 

Chi Picochlorum sp. (Trebouxiophyceae, Chlorophyta) được biết đến là một loại vi tảo lục, kích thước nhỏ, đơn bào, có khả năng tạo ra lipid nội bào cao và có thể tăng trưởng mạnh trong các điều kiện môi trường nuôi cấy bất lợi. Picochlorum giàu lipid, protein và nhiều acid béo không bão hòa, là một vi tảo tiềm năng cho các ứng dụng sinh học và nhiên liệu sinh học. Picochlorum sp. còn được biết đến với hàm lượng cao carotene, acid amin và lipid giàu acid béo thiết yếu, tiềm năng cho sự sản xuất thực phẩm chức năng và dược phẩm. 


Cấu trúc tế bào của Picochlorum sp.

Vi tảo Picochlorum sp. có hàm lượng lipid tổng cao giàu acid béo thiết yếu, omega-3 và omega-6 được xem như một nguyên liệu đầy hứa hẹn cho dinh dưỡng của con người, nuôi trồng thủy sản và sản xuất nhiên liệu sinh học. Picochlorum sp. có khả năng tăng trưởng mạnh và tích lũy lipid cao trong các điều kiện nuôi cấy khác nhau. Ngoài ra, vi tảo còn là nguồn thức ăn cho động vật phù du, ấu trùng cá, tôm thẻ chân trắng… giúp phát triển ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản, có khả năng xử lí nguồn nước và khí thải, giúp giảm thiểu các vấn đề ô nhiễm môi trường.

Thêm nữa hoạt động chống Vibrio của vi tảo Picochlorum sp. bắt nguồn từ mối quan hệ cộng sinh với một số vi khuẩn biển vì vậy nghiên cứu phân lập một số chủng Labrenzia, MuricaudaArenibacter nuôi cấy để tăng cường đáng kể tác dụng ức chế Vibrio.

Nghiên cứu này so sánh khả năng kìm hãm kìm hãm sự phát triển V. parahaemolyticus. vi khuẩn phân lập từ tảo Picochlorum sp., chia thành các nhóm thí nghiệm khác nhau: Labrenzia sp., Muricauda sp., Arenibacter sp. và tổng 3 loại vi khuẩn này.

Thí nghiệm 1 được thực hiện bằng phương pháp cho ăn: Labrenzia sp, Muricauda sp, Arenibacter sp và tổng 3 loại vi khuẩn ở các nồng độ 0%, 0.2%, 0.5%, 0.8% trong vòng 20 ngày sau đó cảm nhiễm với vi khuẩn Vibrio và xác định tỷ lệ sống của tôm.

Thí nghiệm 2 bằng phương pháp ngâm: Tôm được ngâm với vi khuẩn tương tự như ở thí nghiệm 1 với các nồng độ từ 0, 10, 50, 100ml và sau đó cảm nhiễm với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus và xác định tỷ lệ sống của tôm.

Qua thí nghiệm cho thấy vi tảo Picochlorum sp. cộng đồng vi khuẩn bao gồm Labrenzia sp, Muricauda sp và Arenibacter sp ức chế đáng kể sự tăng trưởng của vi khuẩn V. parahaemolyticus. Đồng thời các chỉ tiêu miễn dịch như hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu cho thấy sự gia tăng ở nghiệm thức này. Qua đó, cho thấy bổ sung cộng đồng vi khuẩn có khả năng kích thích miễn dịch giúp tăng cường sức đề kháng chống lại vi khuẩn V. parahaemolyticus.

Khi dùng với vi tảo cộng sinh với cả 3 vi khuẩn trên, cả việc cho ăn (0,8% trọng lượng cơ thể tôm / ngày) và ngâm (10 ml/ 30L nước bể/ngày) đều mang lại hiệu quả bảo vệ, do đó chứng minh rằng bổ sung có tiềm năng để cải thiện kiểm soát AHPND. Trong hai phương pháp, phương pháp cho ăn phù hợp hơn với nuôi tôm lớn ngoài trời, trong khi ngâm được tìm thấy là phù hợp cho nuôi tôm hậu ấu trùng trong nhà.

Đăng ngày 17/04/2020
NHƯ HUỲNH Lược dịch
Kỹ thuật
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

An toàn trong sử dụng thiết bị nuôi tôm

Để không ngừng phát triển, theo kịp sự tiến bộ của thế giới thì việc ứng dụng các thiết bị công nghệ trong nuôi tôm hầu như không thể thiếu nhằm đẩy mạnh năng suất, gia tăng giá trị kinh tế.

Ao nuôi tôm
• 10:16 25/04/2023

Hướng dẫn một số giải pháp kỹ thuật nuôi cá chim vây vàng trong lồng

Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii) sống ở biển, có tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng chống chịu với môi trường tốt, có thể nuôi với nhiều hình thức như: lồng bè, ao đầm.

Cá chim vây vàng
• 11:31 19/04/2023

Quy trình nuôi tôm hiệu quả cho người mới bắt đầu (Phần 2)

Kỹ thuật nuôi tôm là cụm từ nhiều người tìm kiếm vì đây là các bước quan trọng quyết định đến năng suất của tôm thẻ.

Tôm thẻ
• 10:33 31/03/2023

Quy trình nuôi tôm hiệu quả cho người mới bắt đầu (Phần 1)

Những năm gần đây, nghề nuôi tôm của Việt Nam đang có những bước tiến rõ rệt trên bản đồ xuất khẩu ra toàn thế giới. Chính vì thế, hiểu rõ những cách cơ bản để nuôi tôm sao cho phù hợp, đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao luôn là bài toán quan trọng đối với nhiều hộ nuôi tôm hiện nay.

Ao nuôi
• 10:25 30/03/2023

Di dời đàn cá tra dầu nặng hàng tạ, lớn nhất miền Tây

Ban quản lý Khu du lịch Can Tho Eco Resort vừa di dời đàn cá tra dầu từ ao nuôi qua hồ cảnh quan. Những con cá tra dầu nặng tới hàng trăm kg gây chú ý và thích thú với nhiều du khách.

Cá tra dầu
• 19:43 02/06/2023

Lúng túng xác định chủng loại cá tầm nhập khẩu: Cá nội đang bị bóp nghẹt

Sau 4 lần Chính phủ ra chỉ đạo xử lý tình trạng cá tầm ngoại cách đây hơn 2 năm, đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Tài chính vẫn chưa thể xác định được giống và chủng loại cá tầm nhập khẩu.

Cá tầm
• 19:43 02/06/2023

Bình Định: Tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản từ vùng khơi đến ven bờ

Hiện nay, cường lực khai thác thủy sản ngày càng tăng, nguồn lợi thủy sản có dấu hiệu suy giảm mạnh, nhiều loài hải sản có nguy cơ cạn kiệt.

Môi trường biển
• 19:43 02/06/2023

Sản xuất sinh khối từ tảo biển

Tảo là loài có vai trò quan trọng đối với các vấn đề về môi trường nhờ khả năng hấp thụ khí CO2 và giảm thiểu lượng khí metan sản sinh trong chăn nuôi.

Rong biển
• 19:43 02/06/2023

Thích ứng kịp thời với thay đổi thị trường thủy sản

Giá trị xuất khẩu thủy sản thu về 3,47 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, giảm đến 25,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của Bộ NN&PTNT, con số này không có ý nghĩa quá tiêu cực, bởi ngành thủy sản Việt Nam đã có sự tăng trưởng đột phá trong năm 2022.

Chế biến tôm
• 19:43 02/06/2023