Dưới nuôi cá lồng, trên thả vịt trời thu lời hàng tỷ

Nhờ biết phát huy tiềm năng mặt nước trên vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, mô hình nuôi cá lồng, vịt trời của ông Lò Văn Khặn, bản Co Trặm, xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) cho thu nhập trên 1 tỷ đồng mỗi năm.

Dưới nuôi cá lồng, trên thả vịt trời
Đàn vịt trời của gia đình ông Lò Văn Khặn.

Bứt phá từ con số… không.

Là hộ dân thuộc diện tái định cư thủy điện Sơn La của xã Chiềng Bằng, khi đến nơi ở mới gia đình ông Khặn gặp không ít khó khăn bởi đất sản xuất ít mà ông thì chỉ quen với nương, vườn. Cũng bởi trình độ canh tác trước đây lạc hậu, nên kinh tế gia đình ông Khặn luôn túng bí.

 nuôi cá thả vịt trời

Vợ chồng ông Lò Văn Khặn bản Co Trặm, xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) kéo lưới, kiểm tra đàn cá lồng.

Nay về nơi ở mới, nhìn ra quanh nhà sóng nước mênh mông, cách ăn, ở, đi lại…đều phải thay đổi nên ông Khặn lo lắm. “Hàng ngày, nhìn vài hộ dân bơi cái thuyền nhỏ, đi đánh bắt cá lẻ tẻ trên sông, bữa đói bữa no làm tôi lo sốt vó. Mình là chủ hộ, nếu để gia đình khó khăn thì yên lòng sao được ? “ – ông Khặn tâm sự.

Sau nhiều ngày trăn trở, ông Khặn đi tới quyết định: “Ở bên sông nước thì phải kiếm ăn từ sông nước. Cái lòng hồ thủy điện mênh mông này sẽ là nguồn sống, là cơ hội làm giàu…”. Nghĩ như vậy và ông bắt tay vào làm. Thời gian đầu, ông Khặn đầu tư sắm thuyền chài, lưới; tập bơi thuyền và đánh bắt cá cho quen với nghề sông nước. Sau đó ông đăng ký tham dự những lớp tập huấn về nuôi cá lồng của Hội Nông dân, Trung tâm Khuyến nông huyện Quỳnh Nhai tổ chức.

Năm 2010,  ông Khặn được dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La hỗ trợ nuôi thử nghiệm 1 lồng cá đầu tiên ở vùng lòng hồ sông Đà. “Lứa cá đầu tiên cho thu hoạch hơn 600 kg, bán với giá 100.000 đồng/kg, trừ chi phí cũng lãi được gần 50 triệu đồng. Món tiền ấy khiến cả nhà mừng đến phát…khóc” – ông Khặn kể.

Quỹ của Hội giúp tăng tốc

Thấy nuôi cá lồng hiệu quả cao gấp nhiều lần so với nuôi lợn, nuôi gà, năm 2012, ông Khặn vay thêm 30 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ nông dân của Hội Nông dân huyện Quỳnh Nhai để làm làm thêm 4 lồng cá nữa. Ngoài 2 giống cá rô phi và trắm cỏ trước đây, ông nuôi thêm 2 giống mới là cá lăng và cá nheo- 2 loài cá có giá trị kinh tế cao.

 nuôi cá thả vịt trời 1

Vụ thu hoạch năm 2012, ông đạt 1 tấn cá/1 lồng, lãi hơn 150 triệu đồng. Thấy hiệu quả rõ rệt, năm 2014 ông Khặn mạnh dạn tăng số lượng lên đến 35 lồng và đạt mức thu nhập bình quân hơn 700 triệu đồng/năm từ nuôi cá.

 mô hình nuôi cá thành công

Toàn cảnh khu vực vùng nước hồ thủy điện Sơn La-nơi vợ chồng ông Lò Văn Khặn nuôi 35 lồng cá, 5.000 con vịt trời.

Thấy tiềm năng mặt nước còn lớn, lại sẵn vốn dư dả, ông Khặn tiếp tục  làm chuồng trại để nuôi vịt trời, kết hợp với đầu tư máy ấp trứng. Chỉ sau 2 năm đầu tư, đến nay đàn vịt của gia đình ông đã tăng lên 5.000 con. “Nuôi vịt trời  trên vùng lòng hồ rất thuận lợi. Vịt ít bệnh, nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào nên rất lãi. Tôi làm vó bè đánh bắt cá nhỏ, trộn với nông sản sẵn có quanh vùng như ngô, sắn làm thức ăn cho vịt nên vịt nhanh lớn lắm. Tôi còn ấp trứng vịt trời để bán con giống cho các hộ trong vùng” – ông Khặn thổ lộ.

Ông Khặm ngồi tính toàn, trừ mọi chi phí, thu nhập ròng từ nuôi cá, nuôi vịt trời mỗi năm của gia đình ông năm 2016 đạt trên 1 tỷ đồng.

Ông Khặn còn tạo điều kiện cho 6 hộ nông dân trong bản có việc làm thường xuyên, thu nhập từ 3-4 triệu đồng/người/tháng. Nhiều hộ khó khăn muốn nuôi vịt trời, nuôi cá cũng được ông Khặn hỗ trợ con giống, kinh nghiệm chăn nuôi và tiêu thụ luôn sản phẩm cho. Ông Khặm bảo: “Cái Hội Nông dân đã giúp tôi làm giàu nên tôi cũng phải có trách nhiệm giúp hội viên, nông dân của cái Hội đó cùng tiến bộ. Cả bản hết nghèo, cả xã hết nghèo thì mình cũng vui hơn…”

Báo Dân Việt
Đăng ngày 08/06/2017
Quốc Định
Nuôi trồng

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

Xu hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản

Ngoài việc tập trung nguồn lực với các đối tượng nuôi chủ lực thì hiện nay ngành nuôi trồng thủy sản cũng phát triển đa dạng hóa đối tượng nuôi nhằm khai thác tốt diện tích mặt nước, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân, phù hợp với điều kiện địa phương.

Tôm thẻ
• 10:00 25/09/2023

Giải pháp dựa vào thiên nhiên để quản lý nước thải nuôi tôm

Theo một dự án nghiên cứu mới, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể được sử dụng hiệu quả trong chiến lược xử lý nước thải cho ngành nuôi tôm.

Ao tôm
• 11:03 22/09/2023

Dư lượng kháng sinh tồn tại lớn trong tôm

Sử dụng kháng sinh bừa bãi trong nuôi tôm là tình trạng sử dụng kháng sinh không đúng cách, không đúng chỉ định của bác sĩ thú y, hoặc sử dụng kháng sinh quá liều. Tình trạng này đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe con người, môi trường và ngành nuôi tôm.

Kháng sinh
• 15:23 21/09/2023

Thực trạng chênh lệch giá thức ăn nuôi tôm

Hộ nuôi tôm nhỏ lẻ tiếp cận giá thức ăn tại đại lý cao gấp 2 đến 3 lần so với giá của nhà sản xuất, gây ra nhiều khó khăn cho bà con nông dân.

Thức ăn tôm
• 17:23 19/09/2023

Độc cấp tính của thuốc trừ sâu Padan 95SP đến tỷ lệ sống của cá chép

Nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong kinh tế Việt Nam. Trong trồng trọt, con người đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để trừ dịch hại, chủ yếu là thuốc bảo vệ thực vật. Nhóm thuốc có gốc lân hữu cơ và Carbamate được người dân sử dụng thường xuyên trong canh tác lúa ở ĐBSCL.

Cá chép
• 20:22 26/09/2023

Bình Định: Tập huấn ứng dụng công nghệ trong câu tay cá ngừ đại dương

Sáng ngày 25.9, tại UBND phường Tam Quan Nam (TX Hoài Nhơn), Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã Hoài Nhơn phối hợp với Trung tâm khuyến nông tổ chức tập huấn “Quy trình ứng dụng công nghệ nano ni tơ trong bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu câu”.

Cá ngừ đại dương
• 20:22 26/09/2023

Nuôi tôm thiếu vốn chuyển đổi mô hình nuôi hiện đại

Nhiều người nuôi tôm nước lợ nỗ lực chuyển đổi mô hình, tuy nhiên, gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Thực tế ở tỉnh Sóc Trăng có nhiều diện tích nuôi tôm lót bạt tuần hoàn và cũng hy vọng thời gian tới khó khăn phần nào được giải quyết khi tín hiệu mới đang mở ra.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:22 26/09/2023

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 20:22 26/09/2023

Bình Định tiếp tục tăng cường công tác phối hợp phòng chống khai thác IUU

Trong thời gian gần đây, các lực lượng chức năng: Hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư của một số nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Brunei, Philippin… đã gia tăng số lượng tàu tuần tra, tăng tần suất các hoạt động truy quét, tuần tra, giám sát trên biển và xử lý kiên quyết, cứng rắn đối với các tàu cá nước ngoài hoạt động đánh bắt trên vùng biển của họ và các vùng biển chồng lấn, vùng biển giáp ranh và có tranh chấp với nước ta.

Tàu cá
• 20:22 26/09/2023