Ếch tiến hóa nhờ tiểu hành tinh khiến khủng long tuyệt chủng

Một nghiên cứu khoa học cho thấy sự đa dạng lớn của loài ếch ngày nay là kết quả từ vụ va chạm giữa Trái Đất với một tiểu hành tinh khiến loài khủng long tuyệt chủng.

Ếch tiến hóa nhờ tiểu hành tinh khiến khủng long tuyệt chủng
Ếch Hyla sanchiangensis ở miền đông Trung Quốc là hậu duệ của 1 trong 3 loài ếch đã vượt qua sự tuyệt chủng hàng loạt trên Trái Đất vào 66 triệu năm trước để phát triển trên toàn thế giới. Ảnh: Peng Zhang.

Nghiên cứu mới cho thấy quần thể ếch đã bùng nổ sau sự kiện tuyệt chủng cách đây 66 triệu năm. Điều này dường như mâu thuẫn với những bằng chứng trước đây cho thấy nguồn gốc cổ xưa của nhiều nhóm ếch chính.

Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Science, khoảng 90% loài ếch ngày nay tiến hóa từ 3 loài ếch sống sót sau sự kiện này.

Ếch là một trong những nhóm động vật có xương sống đa dạng nhất với hơn 6.700 loài được phát hiện. Tuy nhiên, việc thiếu dữ liệu di truyền đã cản trở nỗ lực theo dõi tiến trình tiến hóa của chúng.

Sự đa dạng hóa ấn tượng của ếch dường như đã xảy ra sau vụ va chạm giữa tiểu hành tinh với khu vực hiện là rìa bán đảo Yucatan ở Mexico.

Phát ra năng lượng nhiều hơn 1 tỷ lần so với một quả bom nguyên tử, vật thể ngoài hành tinh này đã quét sạch 3/4 sự sống trên Trái Đất. Tuy nhiên, nó dường như lại tạo ra bước tiến hóa cho loài ếch.

Các nhà khoa học đã lấy mẫu 95 gen từ ADN của 156 loài ếch. Sau đó họ kết hợp dữ liệu này với thông tin di truyền từ 145 loài nữa để tạo ra "phả hệ" chi tiết của ếch dựa trên các mối quan hệ di truyền của chúng.

David Blackburn, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Florida, đồng tác giả nghiên cứu, giải thích trên BBC: "Ếch đã xuất hiện cách đây khoảng 200 triệu năm. Tuy nhiên, nghiên cứu này cho thấy chỉ đến khi khủng long tuyệt chủng, sự đa dạng hóa của loài ếch mới bùng nổ dẫn tới việc hình thành phần lớn các loài ếch mà chúng ta thấy ngày nay".

Tiến sĩ Blackburn cho biết tốc độ đa dạng hóa của ếch đa sau vụ va chạm cho thấy những loài sống sót có lẽ đã lấp đầy các khoảng trống sinh thái mà những loài khác bỏ lại.

Zing.VN
Đăng ngày 04/07/2017
Tuyết Mai
Sinh học

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Lợi ích của việc ứng dụng nông nghiệp tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản

Nông nghiệp tuần hoàn là một phương thức sản xuất nông nghiệp mà các nguồn tài nguyên, vật liệu và chất thải được tái sử dụng và tái chế để tạo ra một hệ thống nông nghiệp bền vững, giảm thiểu tác động đến môi trường.

Tạt vi sinh
• 05:16 07/10/2024

Tôm hùm Bình Ba: Niềm tự hào của vùng biển Khánh Hòa

Tôm hùm đảo Bình Ba, Khánh Hòa là một đặc sản biển nổi tiếng với hương vị tươi ngon, thịt chắc và giàu dinh dưỡng. Được nuôi trồng trong môi trường biển trong lành, tôm hùm Bình Ba không chỉ thu hút du khách mà còn đóng góp quan trọng vào kinh tế địa phương, giúp đảo này trở thành "Quốc đảo tôm hùm" của Việt Nam.

Quốc đảo tôm hùm
• 05:16 07/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 05:16 07/10/2024

Khuyến cáo bảo vệ các lĩnh vực thủy sản khi có bão

Từ tháng 10-12/2024, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, có khả năng xuất hiện bão trên biển Đông xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình hàng năm (4,5 cơn bão) và đổ bộ vào đất liền cao hơn trung bình hàng năm (1,9 cơn bão), tập trung ở Trung Bộ và phía Nam. Mùa mưa ở Nam Bộ có thể đến nửa cuối tháng 12/2024 mới kết thúc, muộn hơn bình thường. Bão gây mưa to, sóng biển cao ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng, khai thác thủy sản và chuyên gia khuyến cáo một số biện pháp bảo vệ.

Ao nuôi
• 05:16 07/10/2024

Cá ngọc trai và chiếc “hầm trú ẩn” lạ kỳ

Thế giới đại dương không chỉ là phần không gian bí ẩn đối với con người mà những sinh vật biển với sở thích, tập tính quái dị cũng thu hút chúng ta tìm hiểu không kém. Chẳng hạn như câu chuyện “cộng sinh” kỳ lạ giữa cá ngọc trai và hải sâm dưới đây.

Cá ngọc trai
• 05:16 07/10/2024
Some text some message..