EU ban hành ngưỡng dư lượng thủy ngân mới trong thủy sản

Doanh nghiệp Việt Nam cần tuân thủ quy định mới mà EU vừa ban hành về dư lượng thủy ngân có trong thủy sản, dao động từ 0,3 đến 1μg/kg, tùy loại sản phẩm.

xuất khẩu thủy sản
Từ đầu tháng 5/2022, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang EU cần lưu ý quy định mới dư lượng thủy ngân. Ảnh: An Hạ

Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU cho biết, Ủy ban châu Âu vừa ban hành quy định số 2022/617, thay thế quy định 1881/2006 về dư lượng tối đa của thủy ngân trong thủy sản và muối.

Theo đó, dư lượng thủy ngân có trong thủy sản dao động từ 0,3 đến 1μg/kg, tùy loại sản phẩm. Dư lượng thủy ngân trong muối tối đa là 0, 1μg/kg. Đối với các sản phẩm đã có mặt trên thị trường, sản phẩm sẽ được tiêu thụ đến hết hạn sử dụng của sản phẩm. Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản và muối cần lưu ý quy định mới của EU, có hiệu lực từ ngày 3/5/2022.

EU là một trong những thị trường xuất khẩu tỷ USD của thủy sản Việt Nam. Năm 2021, dù dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và xuất khẩu, nhất là vào giai đoạn quý III khiến cộng đồng doanh nghiệp thuỷ sản lo ngại về mục tiêu xuất khẩu 8,8 tỷ USD. Nhưng kết thúc năm 2021, kết quả xuất khẩu thủy sản đã vượt cả mong đợi với trên 8,9 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2020.

Trong đó, xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU đạt trên 1 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2020 và chiếm 12% tỷ trọng xuất khẩu của ngành thủy sản. Những thị trường xuất khẩu lớn nhất trong khối thị trường này là Hà Lan, Đức, Italia, Bỉ và Pháp. Đây là kết quả tương đối tích cực, nhất là đặt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng nghiêm trọng trước đại dịch Covid-19, cước phí vận tải tăng lên những mức cao kỷ lục trong khi xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU vẫn chưa được gỡ thẻ vàng IUU. 

Dư địa tăng trưởng xuất khẩu thủy sản sang EU được đánh giá rất lớn, nhất là với cú hích EVFTA đã có hiệu lực từ tháng 8/2020. Nhu cầu nhập khẩu thủy sản của EU là rất lớn, trên 50 tỷ USD/năm. Chính vì vậy, thủy sản là một trong những mặt hàng được quan tâm nhất trong đàm phán EVFTA để giúp thủy sản Việt Nam tận dụng cam kết thuế nhập khẩu ưu đãi để nâng cao năng lực cạnh tranh, thâm nhập mạnh vào thị trường này.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), EU là một trong 5 thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Về phía EU, Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản đứng thứ hai trong khu vực châu Á, chỉ xếp sau Trung Quốc.

Về cam kết trong EVFTA đối với ngành hàng thủy sản, EU xóa bỏ ngay khoảng 50% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực với các sản phẩm thủy sản của Việt Nam, trong đó phần lớn các sản phẩm có mức thuế cao từ 6 - 22% được xóa bỏ về 0% như hàu, điệp, mực, bạch tuộc, nghêu, sò, bào ngư chế biến, tôm sú đông lạnh…

Đối với những sản phẩm thủy sản có lộ trình giảm thuế từ 3 đến 7 năm bao gồm: 50% số dòng thuế còn lại, thuế suất cơ sở từ 5,5 - 26%, sẽ được cắt giảm về 0% theo lộ trình 3 - 7 năm, như sản phẩm tôm, cá tra, cá ngừ… Riêng mặt hàng cá ngừ đóng hộp và Surimi (cá viên) áp dụng hạn ngạch thuế quan lần lượt là 11.500 tấn/năm và 500 tấn/năm.

Báo Đầu tư online
Đăng ngày 14/04/2022
Thế Hoàng
Kinh tế

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 11:08 03/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:49 29/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Hướng dẫn nuôi cá nóc cảnh: Vẻ đẹp độc đáo dưới nước

Cá nóc cảnh là một trong những loài cá độc đáo và thú vị được người chơi cá cảnh yêu thích. Với vẻ ngoài đáng yêu, hình dáng tròn trịa, và khả năng phồng to khi gặp nguy hiểm, cá nóc không chỉ thu hút người chơi bởi sự khác biệt mà còn là một thử thách hấp dẫn trong việc chăm sóc.

Cá nóc cảnh
• 12:36 07/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 12:36 07/12/2024

Xu hướng nuôi cá Koi trong hồ mini

Cá Koi từ lâu đã được xem là biểu tượng của sự may mắn, thịnh vượng và giàu sang trong văn hóa Á Đông. Với màu sắc sặc sỡ và vẻ đẹp duyên dáng, cá Koi ngày càng trở thành sự lựa chọn yêu thích của nhiều người chơi cá cảnh.

Cá koi
• 12:36 07/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 12:36 07/12/2024

Sự liên kết giữa các giác quan chính của tôm

Mỗi giác quan đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp tôm tìm thức ăn, tránh kẻ thù và duy trì các hoạt động sinh tồn khác. Sự liên kết giữa các giác quan này tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh, giúp tôm phát triển và thích nghi trong môi trường khắc nghiệt.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:36 07/12/2024
Some text some message..